: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp & cách trả lời hay nhất bằng tiếng Anh và tiếng Việt
Bạn hãy làm nổi bật kinh nghiệm bằng việc đưa ra những am hiểu của mình về nhu cầu khách hàng trong việc chọn lựa một tour du lịch phù hợp dành cho cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm lớn, tổ chức, doanh nghiệp.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi đã có kinh nghiệm tư vấn tour cho doanh nghiệp, bằng việc thu thập những thông tin quan trọng về yêu cầu của họ về địa điểm, hành trình và các điểm đến, tôi đã lên kết hoạch cho họ về các hoạt động và sắp xếp tổ chức thêm chương trình sinh hoạt nhóm phù hợp với những chuyến đi cho các công ty."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I have worked on a company trip project, by taking note and highlights from customers briefs about location, schedules and destinations, I've planned the activities and organized additional team building which is suitable for company tours."
Câu trả lời cần thể hiện được kinh nghiệm tư vấn khách hàng qua điện thoại, chứng minh cách bạn thuyết phục khách hàng và bán được dịch vụ, và việc giữ tinh thần lạc quan tích cực với công việc liên hệ khách hàng tiềm năng qua điện thoại
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi đã liên hệ với 10 khách hàng tiềm năng mỗi ngày qua điện thoại, tôi làm theo những kịch bản bán hàng có sẵn để giới thiệu các lựa chọn du lịch cho những người đã để lại thông tin bằng các kênh trực tuyến nhưng họ cần tư vấn thêm thông tin dịch vụ. Tôi đã đạt tỉ lệ chốt đơn là 85% cho việc làm này ở công ty cũ."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I contacted 10 potential leads per day by phone, followed the sales scripts to recommend options and give travel advices to whom send questions via website and need more information about the services. I maintained an 85% closing rate with my previous employers."
Câu trả lời cần thể hiện được cách bạn xử lý vấn đề khi gặp phải khách hàng khó tính và tính linh hoạt trong việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chuyến bay của khách hàng đã bị huỷ, khách hàng đã gọi điện cho tôi rất tức giận nhưng tôi đã bình tĩnh giải thích với khách hàng rằng chúng tôi không thể chịu trách nhiệm nếu chuyến bay bị huỷ, tuy nhiên tôi đã tìm cách xử lý tình huống bằng việc sắp xếp một phương tiện di chuyển khác thay thế trong trường hợp họ muốn di chuyển đến địa điểm mong muốn như kế hoạch."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
" Due to terrible weather, the flight had to be canceled, the customer had called me very furiously, but I was calm and tried to explain that it wasn't my responsibility if the flight was canceled. However, I solved the problem by arranging for him another vehicle in case he would like to arrive at the desired location as planned."
VD1: Điều chỉnh thông tin bên mua hàng, chia ra 2 trường hợp:
+ Hóa đơn đúng MST: lập biên bản điều chỉnh ghi rõ nội dung sai trước và sau điều chỉnh.
+ Hóa đơn sai MST: lập biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung sai trước và sau điều chỉnh.
VD2: Điều chỉnh giá trị hóa đơn, chia ra 2 trường hợp:
+ Hàng hóa , dịch vụ đã giao nhưng chưa sử dụng: thu hồi hóa đơn đã lập trong cùng tháng (hai bên chưa tiến hành kê khai hóa đơn) hoặc điều chỉnh giảm 100% giá trị hóa đơn khi phát sinh khác tháng.
+ Hàng hóa, dịch vụ đã giao và đã sử dụng: hai bên lập biên bản xác nhận trả hàng / trả dịch vụ. Bên mua xuất hóa đơn trả hàng / trả dịch vụ. Trường hợp phát sinh trả hàng do lỗi bên bán (dựa vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng), bên bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa, dịch vụ trước đó kèm văn bản xác nhận sự việc.
VD3: Kê khai thiếu, sai số lượng về tình hình sử dụng hóa đơn, người nộp thuế nộp tờ khai điều chỉnh ngay khi phát hiện. Hoặc bên bán thay đổi các thông tin trên hóa đơn đã thông báo phát hành trước đó (thay đổi tên công ty / địa chỉ / số tài khoản công ty ...) -> người nộp thuế nộp tờ khai điều chỉnh thông tin đúng cho cơ quan thuế và thông báo đến khách hàng về các nội dung đã thay đổi.
Đối với câu hỏi này, ứng viên cần đưa ra tình huống cụ thể và cách xử lý.
VD1: Tiếp nhận phàn nàn từ khách hàng:
+ Ghi nhận thông tin và đối chiếu với quy trình đề ra cũng như các quy định hiện hành của cơ quan ban ngành có liên quan.
+ Đính chính các thông tin trước đó nếu cung cấp thông tin sai cho khách hàng, ưu tiên hỗ trợ xử lý cho khách hàng và gửi lời xin lỗi tới khách hàng. Trường hợp khách hàng không chấp nhận thì đề cập vấn đề và nhờ cấp trên hỗ trợ giải thích với khách hàng.
+ Ghi chú lại nội dung đã cập nhật thay đổi và chia sẻ với đồng nghiệp.
VD2: Tiếp nhận phàn nàn từ phòng ban khác:
+ Trao đổi trực tiếp với người phàn nàn để tìm ra nguyên nhân, đặt câu hỏi về mong muốn và yêu cầu của đối phương cho trường hợp tương tự xảy ra sau này.
+ Phân tích hướng xử lý của bản thân trước đó dựa trên các quy trình làm việc đã thông báo với các phòng ban.
+ Đưa ra hướng xử lý để cải thiện quy trình làm việc cho các tình huống tương tự về sau.
Các câu hỏi phỏng vấn tìm việc làm thường gặp khác
Tip: Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút. Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trước khi giới thiệu về bản thân mình, em/tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/chị khi đã tạo cơ hội cho em/tôi để được trao đổi về vị trí ứng tuyển của quý công ty. Em chào anh/ chị, tên em là Mai, họ tên đầy đủ của em là Trịnh Thị Tuyết Mai. Em là sinh viên mới ra trường của Trường đại học X, trong thời gian làm sinh viên em đã từng tham gia một số công việc bán thời gian nhưng không thật sự ấn tượng, vì các công việc em làm khá đơn giản, tuy vậy thông qua chúng em học được tính kiên nhẫn và tỉ mỉ. Thông qua các hoạt động này, em có kinh nghiệm hơn trong việc nắm bắt tâm lý người khác, có thêm những kỹ năng như quan sát, có khả năng chịu áp lực cao. Và em tin những điều này sẽ có ích đối với vị trí này. Qua tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc bên mình cũng như những kinh nghiệm và sở trường em đang có, em thực sự mong muốn được có cơ hội được làm việc cùng anh chị tại công ty Y với vị trí nhân viên tư vấn khách hàng."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"Before I introduce myself, I would like to thank you very much for giving me / me the opportunity to talk about the position of your company. / sister, my name is Mai, my full name is Trinh Thi Tuyet Mai. I am a fresh graduate of University X, when I was a student, I used to have some part-time jobs but none is not really significant, because the work I did was quite simple. Nonetheless I learned to be patient and meticulous. Through these jobs, I have more experience in interpersonal skills, observation, and high pressure tolerance. I believe these will be useful for this position through understanding carefully about the job position and working environment For me, I really want to have the opportunity to work with you at company Y as a client consultant. "