VietnamWorks - Nền tảng tuyển dụng, việc làm, tra cứu lương & tư vấn nghề nghiệp hàng đầu Việt NamVietnamWorks - Nền tảng tuyển dụng, việc làm, tra cứu lương & tư vấn nghề nghiệp hàng đầu Việt Nam
VietnamWorks inTECH - việc làm IT trên VietnamWorks.comVietnamWorks inTECH - việc làm IT trên VietnamWorks.com
Tất cả danh mục
Nhà tuyển dụng

NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VIỆC LÀM THƯỜNG GẶP

senior product owner: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp & cách trả lời hay nhất bằng tiếng Anh và tiếng Việt

Người phỏng vấn thường sẽ xem cv của bạn trước, tuy nhiên họ vẫn hỏi lại câu này và thường có 3 mục đích chính :
- Người phỏng vấn xác định được lĩnh vực của công ty cũ/ hiện tại của bạn đang làm để họ tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo cho đúng và phù hợp, vì có một số công ty người phỏng vấn không được tiết lộ lĩnh vực hẹp của công ty họ chuẩn bị làm.
- Kiểm tra được ứng viên có khả năng hiểu và diễn đạt được tổng quan mô hình kinh doanh của công ty một cách trôi chảy và dễ hiểu cho người lạ. Product Manager là một vị trí rất quan trọng nếu bạn không hiểu và diễn đạt trôi chảy mô hình công ty cũ/ hiện tại thì bạn là người chưa có khả năng trình bày tốt. 
- Dựa trên mô hình kinh doanh sản phẩm tổng quát của công ty, bạn nên trình bày doanh thu của công ty đến từ sản phẩm nào một cách tổng quát. Sau đó bạn trình bày bạn phụ trách chính mảng sản phẩm nào. Ví dụ : Đối với mô hình sàn/ chợ thương mại điện tử (online marketplace) nói chung, thì thường sản phẩm luôn tách ra thành 4 mảng chính : mảng sản phẩm phụ vụ cho người mua (buyer) , mảng sản phẩm phục vụ cho người bán (merchant), mảng sản phẩm phục vụ cho kho vận/ lưu chuyển hàng hóa (logistics), mảng phục vụ cho nội bộ công ty (CRM) , BI

Câu hỏi này tuy ngắn nhưnng bạn cần trình bày lưu loát, rõ ràng 3 điểm chính sau :
- Người phỏng vấn là người ngoài công ty của bạn nên họ không có khái niệm về độ lớn bộ phận phát triển sản phẩm của công ty cũ của bạn. Nên các con số bạn nên trình bày nên là con số chính xác và sau đó quy về % . Thông qua đó bạn trình bày được cấu trúc của bộ phận bạn quản lý và cấp trên (report line) của bạn báo cáo là ai ,và tầm quan trọng của bạn trong bộ phận đó, 
Ví dụ : Công ty hiện tại của mình hiện tại có tổng 100 người, riêng bộ phận product và developement có 20 người chiếm 20% nhân sự toàn công ty. Riêng bộ phận sản phẩm mình đang quản lý có 2 design và 9 developer. Mình báo cáo trực tiếp cho Product Director (Giám Đốc Sản Phẩm) hoặc báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc (CEO) . 
- Bạn nên nói thêm quy trình vận hành của team của bạn theo waterfall or Aglie/Scrum. 
- Nếu trong team bạn có quản lý product designer cho web, web app, native app thì bạn nên trình bày sự quan trọng về các nghiên cứu về trải nghiệm người dùng bạn cùng team đã cải thiện. Bạn nên đưa ra một ví dụ bạn cải thiện tốt hơn. từ đó người phỏng vấn sẽ có được cái nhìn là bạn là người đi sâu từ tổng quan vận hành tới chi tiết

Người phỏng vấn muốn nhìn thấy được sự đam mê về tính năng bạn đã từng làm và quan trọng hơn là bạn trình bày rõ ràng được các điểm sau 
- Tổng quan tính năng đó là gì phục vụ cho ai, tại sao bạn làm tính năng đó, bối cảnh thực hiện các khó khăn về kỹ thuật và nhân sự kèm theo nếu có . Mức độ phức tạp về logic của tính năng
- Sau khi thực hiện xong và đưa ra tính năng bạn đo đếm và tracking như thế nào
- Kết quả mang lại cho kinh doanh (biz result). Tăng bao nhiêu % doanh thu nếu có, tăng sự hài lòng của khách hàng %, và cảm xúc của toàn team của bạn khi mang lại kết quả cho các phòng ban khác.
- Bạn là người quản lý tổng thể sản phẩm thì bạn cần nên trình bày được sau khi tính năng đó hoàn thành thì cảm xúc của team như thế nào, bạn ghi nhận các đóng góp của các thành viên như thế nào, để duy trì được đà phát triển của team 
- Những điểm nào cần rút kinh nghiệm trong tính năng này, nếu bạn có thể quay lại thì bạn sẽ làm gì khác để mang tới sự thay đổi trong kết quả cao hơn 
Vì đây là câu hỏi về tính năng bạn tâm đắc nhất nên ít nhất bạn cần trình bày được 5 điểm trên

Để trả lời câu hỏi này một cách phù hợp nhất bạn nên nghiên cứu sản phẩm của công ty mà bạn sẽ phỏng vấn. Tùy độ lớn và mục đích sử dụng của sản phẩm mà chúng ta chọn công cụ theo dõi phân tích. Tuy nhiên bạn cần thể hiện được những ý sau :
- Am hiểu sâu và chi tiết các công cụ tracking căn bản như Google Analytic, Firebase, Crazy Egg
- Đưa ra được một ví dụ điển hình về việc dựa trên các số liệu tracking được (heatmap) để bạn đề nghị các cải thiện về sản phẩm hoặc làm A/B testing. Điều này thể hiện được bạn có thể đọc hiểu và áp dụng thành công các phân tích 
- Phân tích được các điểm ưu và nhược của các công cụ tracking khác nhau đang có mặt trên thị trường hiện tại. Ví dụ : đối với số dịch vụ tracking có trả phí thì sẽ mang được cho bạn nhiều báo cáo trực quan và sâu hơn các công cụ tracking phổ biến và căn bản. 
- Bạn có thể hỏi ngược lại người phỏng vấn công ty đang dùng công cụ nào cho việc này, và biến câu hỏi của bạn thành một đề tài thảo luận giữa hai bên và thông qua đó bạn thể hiện được góc nhìn của bạn về sản phẩm của công ty bạn đang phỏng vấn.

Mục tiêu câu hỏi nhằm đánh giá khả năng phối hợp của bạn với các phòng ban khác để thực hiện rollout sản phẩm tới người dùng. Thông qua câu trả lời nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng thương lượng, làm việc đội nhóm, quản lý deadline của bạn trong toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm từ A-Z. Tùy theo mô hình sản phẩm và chức năng sẽ có một cách rollout sản phẩm chính vì vậy bạn nên đưa ra một ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng có thể hình dung được khả năng team work của bạn.

Ví dụ : Đối với một sản phẩm là mobile app, thì product manager sẽ phối hợp với marketing để thực hiện làm các chiến dịch truyền thông nhằm tăng tỉ lệ cài đặt. Và với vai trò là người quản lý sản phẩm bạn phải có những bước làm việc với marketing trước, trong và sau chiến dịch để chuẩn bị , quan sát và phân tích số liệu.

Mục đích câu hỏi này thường nhắm tới : 
- Tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm, thương lượng với các phòng ban (thông thường là team phát triển kinh doanh) về độ lớn và deadline của tính năng.
- Đánh giá được khả năng quản lý và kiểm soát được kỳ vọng của các bên liên quan về tính năng hoặc sản phẩm bạn chuẩn bị đưa ra (managing stakeholder's expectation)
- Kiểm tra khả năng tư duy và phân tích ở mỗi giai bước trong quy trình triển khai một sản phẩm. Bạn nên đưa ra hai ví dụ điển hình như một quy trình làm cắt giai đoạn để phát triển tính năng nhanh (quick win) đáp ứng nhu cầu kinh doanh, một quy trình khác làm đúng chuẩn của công ty của bạn đang làm. Sau đó phân tích lợi và hại của mỗi cách làm, và cách để giảm thiểu rủi ro.
** Lưu ý : Đối với công ty outsourcing thì sẽ có quy trình làm sản phẩm khác với công ty làm product để kinh doanh tại thị trường bản địa (local).

Thông thường chất lượng sản phẩm online sẽ được đánh giá qua hai yếu tố : một là tỉ lệ lỗi xảy ra của tính năng chưa test được, hai là trải nghiệm người dùng tệ trên sản phẩm do thiết kế hoặc các bước quá rườm ra. Vì vậy chúng ta nên tách 2 vấn đề này và phân tích sâu vào mỗi vấn đề, đưa ra các ví dụ điển hình dựa trên kinh nghiệm của bạn đã trải qua và các thức kiểm soát nó như thế nào.

Câu hỏi này tuy ngắn nhưng phức tạp vì nó rất rộng. Câu hỏi tùy theo cách trả lời thì người phỏng vấn sẽ phân tích được mức độ am hiểu và độ chín của bạn trong sản phẩm. Bạn nên trả lời trả lời câu này theo ba góc nhìn như sau :
- Góc nhìn kỹ thuật nếu bạn ngại tiết lộ thông tin thì bạn có thể quy các con số về traffic, lượt tải, tỉ lệ active thường xuyên về % để nói chuyện với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nhìn chung với từng ngưỡng traffic lớn khác nhau thì góc độ kỹ thuật sẽ phức tạp theo. Ví dụ dưới 200,000 lượt truy cập/ tháng sẽ khác với product có 2,000,000 lượt truy cập và nó sẽ hoàn toàn khác với 10,000,000 truy cập hàng tháng. Đưa ra câu chuyện thực mà bạn đã trải nghiệm với từng giai đoạn traffic thông qua nhiều công ty bạn đã làm các vấn đề phát sinh và các giải pháp kèm theo.
- Góc nhìn về kinh tế, một sản phẩm online thường sẽ giải quyết một vấn đề nào đó của mô hình offline để mô hình kinh doanh hoặc vận hành diễn ra suông sẽ với chi phí thấp và hiệu quả cao nhất. Nếu sản phẩm bạn đã từ làm có traffic lớn thì hãy tập trung nói về giá trị mang lại cho người dùng, hoặc giá trị kinh tế mang lại cho các bên liên quan. 
Ví dụ : Đối với sản phẩm là một online marketplace thì phải nói tới Gross merchandise volume (GMV), số này thể hiện mức độ lớn về giá trị hàng hóa trên markeplace của bạn đang phụ trách, và con số không kém quan trọng là số lượng đơn hàng giao thành công mỗi tháng. 
- Góc nhìn về đối thủ cạnh tranh và bối cảnh chung của thị trường. Nếu bạn có thể phân tích traffic sản phẩm của bạn xếp thứ hạng thứ mấy trong danh sách, hoặc với sản phẩm của bạn trong lĩnh vực đó thì mức độ sử dụng như thế nào gọi là lớn và như thế nào gọi là nhỏ nên quy ra % theo market share, để người phỏng vấn hình dung được mức độ tương quan.

Câu hỏi thường là một tình huống bạn cần nêu ra, tuy nhiên để trả lời trọn vẹn thì bạn cần nêu lên 2 hình huống khó khăn và giải pháp của bạn đối với 
- Team member, team kỹ thuật từ đó thể hiện bạn là người quản lý tốt luôn lắng nghe, có giải pháp kịp thời để đạt được KPI và deadline.
- Các phòng ban khác đặc biệt là phòng kinh doanh, qua câu chuyện cho thấy bạn là người có kỹ năng thương lượng, quản lý kỳ vọng và giải quyết vấn đề tốt. Ví dụ : Phòng kinh doanh cần bạn làm một tính năng tuy nhiên bạn phân tích thấy tính năng đó không thực sự cần thiết và bạn phải nói không với tính năng đó, vậy thì bạn phân tích và thuyết phục như thế nào để các bên liên quan. Đây là tình huống gặp phải rất thường xuyên trong mọi công ty.

Tùy mỗi ngành, mỗi sản phẩm, tính năng của sản phẩm và giai đoạn phát triển của công ty để có cách sắp xếp phù hợp. Vì vậy bạn nên trả lời bằng cách đưa ra ví dụ theo bối cảnh của công ty bạn đã trải qua. 

Ví dụ : công ty đang chú trọng vào doanh thu và nguồn lực nhóm phát triển sản phẩm có hạn, thì bạn nên ưu tiên những task phát triển sản phẩm để có doanh thu, và những task nhỏ đưa lên làm trước luôn là những task có mức độ ảnh hưởng doanh thu cao và thời gian thực hiện ngắn nhất. 

** Chú ý : Điểm mấu chốt nhất trong câu hỏi này là, danh sách task theo thứ tự ưu tiên này được bạn trình bày và thống nhất giữa các phòng ban. Bạn nên nhấn mạnh điểm này vì nó thể hiện được khả năng diễn đạt và thương lượng của bạn.


Các câu hỏi phỏng vấn tìm việc làm thường gặp khác

Hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện với ứng viên. Mục đích câu hỏi này là để đánh giá phong thái và cách trình bày của ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là một ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.

Tip: Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút. Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trước khi giới thiệu về bản thân mình, em/tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/chị khi đã tạo cơ hội cho em/tôi để được trao đổi về vị trí ứng tuyển của quý công ty. Em chào anh/ chị, tên em là Mai, họ tên đầy đủ của em là Trịnh Thị Tuyết Mai. Em là sinh viên mới ra trường của Trường đại học X, trong thời gian làm sinh viên em đã từng tham gia một số công việc bán thời gian nhưng không thật sự ấn tượng, vì các công việc em làm khá đơn giản, tuy vậy thông qua chúng em học được tính kiên nhẫn và tỉ mỉ. Thông qua các hoạt động này, em có kinh nghiệm hơn trong việc nắm bắt tâm lý người khác, có thêm những kỹ năng như quan sát, có khả năng chịu áp lực cao. Và em tin những điều này sẽ có ích đối với vị trí này. Qua tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc bên mình cũng như những kinh nghiệm và sở trường em đang có, em thực sự mong muốn được có cơ hội được làm việc cùng anh chị tại công ty Y với vị trí nhân viên tư vấn khách hàng."

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"Before I introduce myself, I would like to thank you very much for giving me / me the opportunity to talk about the position of your company. / sister, my name is Mai, my full name is Trinh Thi Tuyet Mai. I am a fresh graduate of University X, when I was a student, I used to have some part-time jobs but none is not really significant, because the work I did was quite simple. Nonetheless I learned to be patient and meticulous. Through these jobs, I have more experience in interpersonal skills, observation, and high pressure tolerance. I believe these will be useful for this position through understanding carefully about the job position and working environment For me, I really want to have the opportunity to work with you at company Y as a client consultant. "
Mục đích của câu hỏi này để đánh giá về năng lực và những kinh nghiệm làm việc của bạn có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.

Tip: Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn.
Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng
Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học hỏi, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trước kia, tôi đã làm trợ lý hành chính cho một giám đốc tại Nhà xuất bản Sách và tôi đã hỗ trợ sắp xếp lịch trình cho cho ông ấy cũng như cho toàn văn phòng. Công việc của tôi là chăm sóc tất cả các chi tiết hành chính để ông ấy có thể tập trung vào các dự án của mình. Tôi đã làm tất cả mọi thứ từ việc đặt vé chuyến bay để chuẩn bị và in ấn các bản tường trình để nộp làm báo cáo chi phí.”

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"In the past, I worked as an administrative assistant for a director at the Book Publishing House. I assisted with scheduling for him as well as for the entire office. My job was to take care of all administrative details so that he could focus on his projects. I did everything from booking a flight, preparing and printing reports and submitting an expense report. "
Mục đích câu hỏi này là để nhà tuyển dụng biết được mức độ thành thạo trong công việc của ứng viên và năng suất làm việc của họ như thế nào.

Tip: Bạn cần liệt kê những thành tựu trong cả quãng thời gian đi học: bạn đạt được những giải thưởng gì, bạn tham gia cuộc thi gì,... lý do là để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt. Khi nói về các thành tích trong công việc, hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi từng được bầu chọn làm nhân viên của tháng chỉ trong vòng hai tháng đầu làm việc – điều rất ít người đạt được tại công ty X. Thành tựu này đến từ việc áp dụng chuẩn service trong chương trình học vào một nơi có hoạt động chuyên nghiệp như công ty X. Điều này tuy không đem lại lợi thế tài chính nhưng có giá trị tinh thần rất lớn với tôi"

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I was nominated as the employee of the month in just the first two months of my job - something very few people achieve at company X. This achievement comes from applying service standards in the curriculum to a place where there are professional activities like Company X. This does not bring financial advantages, but it is of great spiritual value to me "
Khi hỏi câu này, NTD muốn biết bạn có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp cho tất cả vấn đề bạn gặp phải hay không.

Tip: Ngay cả khi vấn đề của bạn là không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, bạn cũng cần cho NTD thấy cách bạn đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong lịch làm việc của mình để giải quyết nó. Việc này chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm và có thể tự mình tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.
Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trong quá trình làm công việc chăm sóc khách hàng, tôi từng gặp trường hợp khách hàng phàn nàn về sản phẩm của công ty một cách rất khó chịu và thậm chí họ lớn tiếng với tôi. Điều đầu tiên tôi làm chính là xin lỗi khách hàng vì đã có những điều chưa hài lòng khi sử dụng sản phẩm của công ty. Sau đó tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên do vì khách hàng khó chịu đồng thời hỏi ý kiến của cấp trên về những chính sách ưu đãi cho khách hàng này"

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"In the process of customer care, I have encountered a customer who complained about the company's products in a very annoying way and they even raised their voice at me. The first thing I did was apologize for their dissatisfaction when using the company's products. After that, I tried to find out the reason why the customers were upset and consulted with superiors about preferential policies for customers."
Với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã từng gặp tình huống nào khó khăn nhất, và bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào, rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho tương lai.

Tip: khi trả lời phỏng vấn câu hỏi này bạn cần khẳng định rõ mình xử lý tình huống đó như thế nào, bạn rút được những kinh nghiệm gì từ tình huống đó, bạn là một người kiên trì luôn cố gắng giải quyết vấn đề đến cùng. Một khi bạn làm được điều này thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá rất cao về bạn.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi đã từng đánh giá sai về một sản phẩm cao cấp cho một khách hàng mới. Khách hàng thấy đó là một thỏa thuận tốt và chúng tôi ngay lập tức bắt đầu tiến hành việc mua bánvà tôi nhận ra mình đã báo giá sai khi dán mã sản phẩm vào hệ thống. Tôi không biết liệu khách hàng vẫn đồng ý mua hàng hay không sau khi biết chi phí thực của mặt hàng. Vì vậy, thay vì báo luôn giá thực tế và có nguy cơ bị khách hủy đơn hàng, tôi yêu cầu khách hàng chờ đợi trong khi tôi nói chuyện với người giám sát của tôi. Tôi thừa nhận là mình đã mắc sai lầm và yêu cầu sự giúp đỡ, thú thực rằng tôi không chắc là nên để cho đơn hàng bị hủy hay nên bán hàng với giá thấp như thế. Người giám sát của tôi đã giúp tôi giải thích sai lầm với khách hàng và cho phép tôi sử dụng mức giảm giá dành cho cấp quản lý của ông ấy. Tôi vẫn có được đơn hàng thành công và học được một bài học quý giá trong việc kiểm tra lại giá cả, cũng như tin tưởng vào người giám sát của mình. "

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I used to misjudge a premium product to a new customer. The client found it to be a good deal and we immediately started making a purchase and I realized I made a false quote when paste the product code into the system I don't know if the customer still agrees to buy after knowing the actual cost of the item, so instead of quoting the actual price and risk of customer canceling the order I ask the client to wait while I speak to my supervisor I admit I made a mistake and ask for help, confessing I'm not sure I should let the order be canceled or should I sell at such a low price. My supervisor helped me explain the mistake to a client and allowed me to use his management discount and learned a valuable lesson in checking prices and trusting your supervisor. "
Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về năng lực của ứng viên và đánh giá họ có những tố chất phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.

Tip: Hãy đưa những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách liên quan đến công việc bạn đang nộp đơn vào.
Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi sẽ mô tả bản thân mình là một người luôn chăm chỉ và lạc quan, biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và giữ bình tĩnh trong những tình huống mà người khác không thể. Tôi muốn đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, truyền đạt niềm đam mê và niềm tin vào sản phẩm để đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy họ đang đưa ra lựa chọn tốt nhất"

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I would describe myself as a hardworking and optimistic person who knows how to control my emotions and stay calm in situations where others cannot. I want to bring out the best in value for customers, imparting passion and trust in the product to make sure that the customer feels they are making the best choice "
Mục đích của câu hỏi này để đánh giá về chính kiến của ứng viên và cách mà bạn xử lý tình huống như thế nào?
Một số công ty đánh giá cao các nhân viên góp ý, xây dựng, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân về định hướng phát triển của công ty.

Tip: Trong trường hợp người quản lý yêu cầu điều gì đó mà bạn không đồng ý, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.
Nếu yêu cầu của người quản lý không phù hợp với chính sách và pháp lý của công ty, bạn có thể từ chối.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
“Nếu tôi và sếp của tôi bất đồng ý kiến, trước tiên tôi sẽ suy nghĩ lại thật kỹ xem bản thân mình có điều gì chưa đúng hay không, tôi đang bị sai hoặc nhầm chỗ nào. Nếu như tôi thấy ý tưởng, ý kiến của mình không hề sai, thì tôi sẽ tiếp tục xem xét đến ưu điểm và nhược điểm trong ý tưởng của sếp. Nếu sếp chưa đúng, tôi sẽ trình bày cho sếp một cách rõ ràng về kế hoạch, ý tưởng của mình, từ đó nhận những lời góp ý của sếp, kết hợp với những ưu điểm trong kế hoạch của sếp để tổng hợp lại thành một kế hoạch, một ý tưởng tuyệt vời nhất có thể.”

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
“If me disagree with my boss, I will first rethink carefully whether something is wrong or not. If I see that my ideas and opinions are not wrong, I will continue to consider the advantages and disadvantages of my boss's ideas. If the boss is not right, I will present to the boss clearly my plan and ideas, from which to receive the boss's suggestions, along with the advantages of the boss's plan to generate a new plan - the best idea possible. ”
Điều mà nhà tuyển dụng mong chờ khi hỏi câu này chính là khả năng tự nhìn nhận, đánh giá bản thân của ứng viên cũng như khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận thêm về cách ứng viên xử lý những tình huống bất ngờ, thậm chí là không thoải mái lắm.

Tip: Việc trả lời câu hỏi về yếu điểm của bản thân yêu cầu chúng ta phải vô cùng sáng suốt và biết cân nhắc lời nói. Vì thế, thay vì trả lời những câu hỏi như: “Tôi không có điểm yếu nào”, bạn hãy lựa chọn 1 – 2 vấn đề mà bản thân thật sự chưa tốt để chia sẻ. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói về điểm yếu của bản thân mà hãy chia sẻ thêm về cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai. Bạn nên chia câu trả lời ra làm 2 phần: 1 phần là sự thú nhận, 1 phần là cách khắc phục điểm yếu. Khi áp dụng cách này bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được:
Những điểm yếu đó ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Hướng giải quyết của bạn ra sao nhằm bộc lộ được tính cách và phẩm chất cần thiết cho công việc.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi nhận thấy yếu điểm của bản thân mình là kỹ năng thuyết trình trước đám đông, và tôi biết kỹ năng này rất cần thiết cho công việc của tôi. Do vậy, tôi đã tham gia 1 khóa đào tạo về kỹ năng mềm, đến nay tôi đã có thể hoàn toàn tự tin khi phát biểu bất kỳ điều gì trước mọi người”

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
“I find my weak point in public speaking, and I know this skill is essential to my work. Therefore, I have participated in a training course on soft skills, so far I can fully confidently say anything in front of people ”
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách bạn giao tiếp và đối xử với đồng nghiệp hoặc người quản lý ở công ty cũ như thế nào? Bạn và đồng nghiệp/ có gặp vấn đề gì trong quá trình làm việc hay không? Cách bạn việc đội nhóm có phù hợp với môi trường công ty mới không?

Tip: Hãy đưa ra những nhận xét tích cực về công ty hay sếp cũ, bạn cũng học hỏi được những bài học trong quá trình làm việc tại đây, rằng bạn đã được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều trong thời gian đầu và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Đồng nghiệp/ người quản lý cũ của tôi đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất nhiều trong thời gian tôi làm việc tại công ty X. Trong lúc làm việc đôi khi không tránh khỏi sự bất đồng quan điểm, nhưng chúng tôi luôn tìm cách để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng nhất. Hiện tại tôi và đồng nghiệp vẫn luôn giữ liên lạc tốt."

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"My former colleague / manager helped and guided me a lot during my time at company X. Although disagreements were inevitable at work, we always sought how to solve the problem in the most satisfactory way. Now, my colleagues and I still keep in good contact. "
Bạn có thể thân với bạn bè nhưng bạn vẫn không chia sẻ cùng một ý. Trong trường hợp này, người phỏng vấn đang kiểm tra liệu bạn có thể chấp nhận điều này, và tôn trọng quan điểm của họ. Ngoài ra, người phỏng vấn cũng mong muốn biết về cách bạn đối xử với mọi người xung quanh kể cả trong cuộc sống và công việc.

Tip: Hãy thành thật đưa ra những nét tính cách hoặc những ưu điểm của bạn có trong mắt bạn bè. Khi nhận câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ biết được rằng điểm tốt nhất đó liệu có phù hợp với văn hóa công ty hay không?

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Bạn bè của tôi thường nhận xét tôi là một người lạc quan, luôn biết lắng nghe và có tinh thần trách nhiệm cao. Thông thường tôi và họ không quá thường xuyên gặp nhau vì tính chất công việc khác nhau, nhưng khi họ có vấn đề khó khăn cần giải quyết thì tôi sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết vấn đề cùng họ."

Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"My friends often comment that I am an optimistic person, always listen and have a high sense of responsibility. Usually we do not meet too often because of different nature of work, but when they have difficulty, I am always ready to listen and solve their problems."