Không có sự lựa chọn khác
Chính bản thân tôi cũng không tin rằng “đây là lần thứ 3 tôi trượt phỏng vấn”. Công ty trước tôi không phỏng vấn mà xin từ thực tập lên làm nhân viên vì được đánh giá tốt tại công ty. Vì thế mà tôi khá tự tin vào bản thân. Cho đến khi trượt nhiều lần tại 3 công ty thì sự tự tin ấy dường như không còn nữa. Những năm tháng vừa qua cho đến bây giờ như một cái tát lạnh vào thẳng mặt tôi, khiến tôi bừng tỉnh về bản thân mình. “Mình thực sự yếu kém đến mức đấy ư”.
Tôi có niềm sở thích nhỏ nhỏ là trở thành một SEOer, mặc dù ở công ty cũ công việc chính của tôi là làm marketing và design nhưng sau khi tìm hiểu về SEO thì tôi muốn mình có kỹ năng muốn trở thành một SEOer thực thụ, nói thẳng ra thì đó là cảm giác muốn trải nghiệm nhiều hơn là thử này thử nọ. Vì thế tôi quyết định thử chân vào một công ty về ngành này.
Nhìn sơ qua thì profile của tôi khá hợp với ngành, đầy đủ thông tin, kỹ năng nhờ tôi học được và tìm hiểu trên mạng, còn thực tế thì tôi chỉ được các anh chị trong công ty chỉ qua, và chưa nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy mà tôi muốn thử sức mình sang một trang mới nhỡ đâu lại trở thành một chuyên gia SEOer.
Lấn cấn mãi cuối cùng tôi chọn ra cho mình những công ty đủ tiêu chí của bản thân. Mặc dù không thuộc top công ty đầu nhưng có chính sách tốt cho nhân viên, ngày nghỉ và có mức lương ổn định. Nghe đến đây nhiều người nghĩ làm sao mà tôi chưa có kinh nghiệm có thể vào được. Nhưng thực tế thì đúng là như vậy. Mặc dù CV được lọt qua vòng 1, nhưng đến lượt phỏng vấn tôi hoàn toàn không nghĩ đến những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi. Vì họ cần một người thực chiến, chính vì vậy việc hỏi sâu về kiến thức chuyên ngành là điều hợp lý.
Bắt đầu cuộc sống mới
Trong những 3 lần phỏng vấn rớt tôi đã học về kiến thức nhiều hơn để tiếp tục phỏng vấn lần nữa tại công ty mới nhưng không đủ chỉ tiêu như ban đầu tôi đề ra. Tôi cố gắng trả lời toàn bộ câu hỏi mà trước đó tôi trả lời ấp úng, qua đấy mới thấy kiến thức tôi tìm hiểu chỉ là cơ bản, tổng quan. Tôi đụng đến ngành cần sử dụng nhiều nền tảng, công cụ phần mềm mới.
Sau lần thứ 3 rớt phỏng vấn cuối cùng tôi cũng tìm được công việc cho mình. Công ty mới với môi trường mới, vị trí của tôi chính là nhân viên SEO, công việc mà tôi thích từ trước đây. Để đạt được điều này mọi người thường nghĩ đến điều gì đó dễ dàng, nhưng bạn sẽ gặp những tình huống trớ trêu hơn với tưởng tượng.
“Sự kiên nhẫn sẽ đắng chát, nhưng quả của nó sẽ ngọt” là câu nói của ông Jean Jacques Rousseau khiến tôi có động lực hơn mỗi ngày. Bạn không thành công ngày hôm nay nhưng không có nghĩa ngày mai, ngày kia cũng vậy và quan trọng hơn là lòng kiên nhẫn của chúng ta đối với điều chúng ta đang làm.
Sau khi gia nhập công ty, mọi thứ đều khá ổn định mặc dù còn vài tiêu chí không đạt nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức gành trách nhiệm tốt trong công việc của mình. Đây cũng là lúc tôi muốn dùng hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty và cũng tìm ra điều mà bản thân muốn.
Sau những lần phỏng vấn rớt, tôi mới thấy rằng đi xin việc cũng cần rất nhiều kỹ năng bên cạnh. Từ kỹ năng viết CV đến giao tiếp với người tuyển dụng. Tôi nghĩ mình khá đầy đủ những kinh nghiệm cho công việc tương lai. Bạn sẽ vấp ngã thật đau đớn và rồi tự đứng lên bằng đôi chân của mình sẽ là bước đệm không thể thiếu trong cuộc đời bạn. Nếu không trải qua những đau thương có lẽ sẽ khó thành công hơn bạn nghĩ.
Đi phỏng vấn quan trọng nhất là bạn có giá trị gì cho nhà tuyển dụng. Thực tế bạn không cần biết về số lượng người tham gia phỏng vấn mà chỉ cần quan tâm đến chính bạn và công ty bạn sắp tuyển dụng. Câu hỏi “em đã tìm hiểu về công ty chưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần để khẳng định mức độ nhiệt huyết của bạn với công việc này. Vì vậy hãy tìm hiểu công ty một cách kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn.
>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.