adsads
4 dieu sep toi se khong bao gio biet 3
Lượt Xem 7 K

Theo một nghiên cứu của Gallup năm 2014, chỉ có 10% dân số sở hữu kỹ năng cần thiết để quản lý người khác. Theo tác giả của cuộc nghiên cứu: “Mặc dù nhiều người có nhiều kỹ năng cần thiết, rất ít người có sự kết hợp độc đáo của các kỹ năng này để giúp nâng cao hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp.”

Vậy đâu là những việc nên làm để trở thành một nhà quản lý tuyệt vời?

 

  1. Làm việc và kết nối trực tiếp với nhân viên của bạn

Làm việc trực tiếp với nhân viên sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn, và giúp bạn tìm hiểu về những điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm. Nhân viên của bạn cũng sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn nếu bạn làm việc cùng họ. Một nhân viên có sẽ khả năng tiếp nhận phản hồi nhiều hơn nếu họ biết người quản lý của họ có một sự hiểu biết đúng về các quy trình làm việc hằng ngày hoặc làm việc vào một dự án cụ thể.

Sacha Ferrandi, thành viên sáng lập của Source Capital Funding cho biết: “Bằng cách chọn lấy một ví dụ và chứng minh rằng bản thân là một chuyên gia về những gì bạn yêu cầu nhân viên làm, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên đồng thời cải thiện được năng suất làm việc của họ.” Vì vậy, hãy trở thành tấm gương cho nhân viên của mình!

 

  1. Trả lương đúng hạn

Nhà lãnh đạo tốt là người luôn nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc trả các khoản lương đúng hẹn và các khoản thưởng kịp thời. Nhân viên luôn muốn những đóng góp của họ được công nhận và đánh giá đúng đắn. Khi họ nhận được các khoản thu nhập (lương, thưởng) bởi những đóng góp của mình, họ sẽ có thêm động lực để tiếp tục làm việc chăm chỉ. Nếu người lãnh đạo không quan tâm đến sự thể hiện của nhân viên, họ sẽ nghĩ rằng việc mình làm là không quan trọng và sẽ bắt đầu lơi là.

David Long, Giám đốc điều hành của MyEmployees nói: “Nếu bạn muốn nhân viên của bạn trung thành với bạn, hãy trung thành với họ trước tiên bằng cách nhận ra những thành quả của họ.” Mọi người đều muốn được công nhận cho những đóng góp của bản thân.

 

  1. Trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt

Người lãnh đạo tuyệt vời là người rõ ràng. Hãy có một mục tiêu cụ thể và cố gắng truyền đạt thông tin đó đến nhân viên để mọi người cùng hướng đến một đích đến chung. Khi bạn có một đích đến rõ ràng, hãy thường xuyên cùng nhân viên của mình thảo luận con đường tốt nhất để đạt được đích đến đó. Nhân viên có thể tìm thấy những cách tốt nhất để đáp ứng mong đợi và đóng góp những cải tiến cho các quy trình.

Điều quan trọng là phải có các cuộc trò chuyện cá nhân với các thành viên trong nhóm để lập chiến lược, đưa ra những lời phê bình hoặc khen ngợi. Thường xuyên kiểm tra với các thành viên trong nhóm để đảm bảo họ hài lòng và cảm thấy công việc có đủ tính thách thức trong vị trí đang đảm nhận.

Deborah Sweeney, Giám đốc điều hành của MyCorporation nói: “Các nhà quản lý giỏi dành thời gian để thường xuyên gặp mặt trực tiếp với các thành viên trong nhóm của họ để thảo luận cởi mở về khối lượng công việc và tương lai của họ trong công ty. Những người quản lý này cùng lắng nghe những gì nhân viên của họ phải nói và khuyến khích phản hồi”.

 

  1. Đào tạo nhân viên

Giống như các huấn luyện viên giỏi, các nhà lãnh đạo nên giữ nhân viên luôn đầy hứng khởi và đam mê công việc họ làm. Nhân viên muốn có cảm giác hạnh phúc với công việc của họ và tiếp tục phát triển để có bước tiến xa hơn. Vì vậy, hãy nhận thức được mục tiêu của nhân viên và giúp họ sắp xếp những vị trí phù hợp Hãy để nhân viên biết bạn quan tâm đến tương lai và nghề nghiệp của họ và cung cấp cho họ những kiến thức và đào tạo họ cần để thành công tại nơi làm việc.

Lionel Marsanne, Giám đốc điều hành của CimAlp cho biết: “Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ xây dựng một chương trình đào tạo bài bản để nhân viên giúp nhân viên tự chủ trong giải quyết công việc theo cách của họ”. Bạn có thể trở thành cố vấn cho họ khi họ yêu cầu giúp đỡ, nhưng hãy chắc chắn bạn sẽ chỉ đóng vai trò tư vấn chứ không tự ra tay làm mọi việc và để cho nhân viên của mình có “khoảng trống” để phát triễn.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers