adsads
shutterstock 1342945781
Lượt Xem 20 K

Hãy luôn bình tĩnh 

Tâm lý chung của chúng ta khi nghe được tin đồn xấu, thị phi về mình đó chính là cảm giác khó chịu, bực mình. Bạn sẽ không thể thoải mái làm việc được khi có cảm giác mọi người đang dồn mọi ánh mắt và soi mói mình. Tuy nhiên, bạn không nên để cảm xúc chi phối và hành động thô lỗ, thiếu bản lĩnh. Chỉ khi bình tĩnh, trí óc và tư duy mới minh mẫn để tìm ra hướng giải quyết ổn thoả và thông minh nhất.

Thái độ bình tĩnh, tích cực còn khẳng định với mọi người rằng bạn là một người kiên cường, mạnh mẽ, không dễ bị lung lay bởi dư luận và cũng không hề sợ dư luận. Từ đó, họ sẽ cảm thấy kính nể và xem trọng bạn hơn. 

Xác thực thông tin lời đồn

Công sở là nơi hội tụ nhiều mối quan hệ: giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa sếp với đồng nghiệp, giữa sếp với ban lãnh đạo,… Đây không chỉ là nơi mọi người hợp tác cùng phát triển, mà còn là môi trường để phát triển bản thân và ganh đua để có cơ hội thăng tiến. Khi sự ganh đua bị biến tướng và trở nên thiếu lành mạnh, những thị phi, dè bỉu và đấu đá lẫn nhau trong chốn công sở là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Họ sẵn sàng tìm đủ mọi thủ đoạn, âm mưu để dìm người khác xuống, nâng giá trị bản thân mình lên. Khi bản thân rơi vào tình huống éo le và là nạn nhân của những cuộc bàn tán, xì xào đầy thị phi, sau khi giữ bình tĩnh, bạn cần tìm hiểu và xác thực thông tin lời đồn. Liệu những lời đồn đó phản ánh đúng bao nhiêu phần trăm con người bạn, hay hoàn toàn là lời bịa đặt, thêm bớt. Bạn đừng ngần ngại sửa đổi bản thân tốt hơn, hoàn thiện hơn. Khi đó, sẽ không còn dư luận nào có thể làm khó bạn.

Phân tích nguyên nhân

Nguyên nhân của những cuộc bàn tán, dèm pha đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan có thể kể đến đó là bản tính nhiều chuyện, thích sân si và soi mói đời tư người khác. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp không được tốt đẹp, thân thiết. Hoặc có thể họ đang muốn dìm giá trị của bạn xuống để nâng bản thân mình lên cho những cơ hội thăng tiến phía trước. 

Xử lý vấn đề

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc mà chúng ta lựa chọn giải pháp phù hợp, dưới đây là 3 gợi ý mà bạn có thể áp dụng để xử lý vấn đề:

Im lặng là vàng

Càng hoảng hốt và cố phân minh càng làm mọi người nhìn thấy sự bối rối và sợ hãi của bạn trước dư luận. Người kiên định, thẳng thắn và trung thực sẽ không cần phải ra mặt để giải quyết dư luận, thay vào đó họ mặc kệ, im lặng và làm tốt phần việc của mình. Và thông qua quá trình làm việc, mọi người sẽ dần hiểu ra vấn đề và phân biệt được đâu mới là điều đúng đắn.

Rộng lượng bỏ qua

Bạn cần có hành động mềm mỏng và khéo léo để đồng nghiệp hiểu được bạn đã biết những lời bàn tán của họ, nhưng vẫn đối xử tốt và thân thiện như không có chuyện gì xảy ra. Họ có thể sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi và dừng việc khuấy động dư luận về bạn.

Cương quyết giải quyết

Trong trường hợp khi bạn đã rộng lượng bỏ qua và không để bụng, nhưng họ vẫn có thái độ quá đáng và tiếp tục bàn tán về bạn, hãy cương quyết giải quyết bằng cách đối thoại vạch trần trực tiếp với thái độ tích cực và thiện chí, hoặc báo lên cấp trên. Hãy yêu cầu cấp trên giải quyết ổn thoả và êm đẹp mọi chuyện mà không gây nên cuộc chiến tranh lạnh nào trong công ty.

Một nhân viên xuất sắc không chỉ giỏi về chuyên môn, kỹ năng làm việc mà còn là người biết điều hoà các mối quan hệ và có cách ứng xử phù hợp khi gặp phải các vấn đề ở chốn công sở. Vận dụng tốt và hài hoà các nguyên tắc được đề cập ở trên sẽ giúp bạn giải quyết triệt để những lời bàn tán từ đồng nghiệp, khiến mọi người, kể cả ban lãnh đạo, thêm yêu mến và kính nể.

 

>>> Xem thêm: 5 quy tắc ngầm khi giao tiếp chốn công sở không phải ai cũng biết

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers