• .
adsads
Untitled design 11 4
Lượt Xem 10 K

Trước khi gửi cho sếp lá thư nghỉ việc và tìm kiếm một công việc mới, hãy xem xét tất cả các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Hãy thực tế một chút, xác định xem các vấn đề mà bạn gặp phải là nhỏ nhặt, bình thường hay có thể sửa chữa được, hoặc tệ hơn là một loạt các vấn đề tồi tệ không thể cứu vãn. Dưới đây là 5 dấu hiệu chỉ ra đã đến lúc bạn phải “dứt áo ra đi” tìm công việc mới:

 

1. Nhận ra những điều không ổn ngay từ thời điểm bạn bắt đầu

Những ngày đầu tiên đảm nhận công việc mới có vẻ đầy lo lắng hoặc khiến bạn cảm thấy căng thẳng, nhưng những cảm giác này thường mờ dần khi bạn đã bắt đầu quen thuộc hơn. Tuy nhiên, đôi khi, kinh nghiệm làm việc có thể dự báo cho bạn một vài khía cạnh tiêu cực sớm về công việc mới trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn. Chúng có thể bao gồm việc sếp tồi, văn hóa làm việc mang tính thù địch, chính trị hoặc một loạt các vấn đề khó chịu khác.

Nếu bạn có thể xử lý các khía cạnh tiêu cực tại nơi làm việc mới và không muốn phải bắt đầu tìm kiếm việc làm một lần nữa, đây có thể là một sự đánh đổi mà bạn phải chấp nhận. Nếu có một vài khía cạnh ở công việc mà bạn chỉ có thể bỏ qua, bởi nơi làm việc của bạn không thể hoặc không mong muốn cải thiện chúng, đó chính là thời điểm tốt để quan sát và xem thử còn điều gì bạn chưa biết về công ty mới này.

 

2. Sự hứng thú của bạn trong công việc đã không còn như xưa nữa

Đôi khi sự hứng thú về công việc có thể phai nhạt dần. Mặc dù bạn có thể yêu thích một công việc khi bạn bắt đầu, bạn có thể dần nhận ra rằng bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán hoặc không có động lực làm việc. Điều này rất đỗi bình thường, đặc biệt là khi bạn sở hữu nhiều kỹ năng hơn và trở nên vượt tiêu chuẩn cho vị trí này.

Một trường hợp điển hình là nhân viên tại Facebook. Khi các nhà nghiên cứu phân tích lý do tại sao nhân viên của Facebook nghỉ việc, họ bắt đầu nghiên cứu với giả thuyết rằng nhân viên đang rời bỏ sếp của họ, chứ không phải công việc. Kết quả thực sự tiết lộ rằng các nhân viên đã rời đi vì họ cảm thấy năng lực và kĩ năng của họ đã tiến bộ hơn. Trên thực tế, nhiều người trong số nhân viên đã nói rằng họ thích làm việc với sếp của mình.

Nếu bạn đang trong trường hợp này, hãy thử cân nhắc xem xét yêu cầu về việc thăng chức, chuyển sang một vị trí khác trong nội bộ công ty hoặc tìm kiếm xem một nhiệm vụ mang tính thách thức hơn trong lĩnh vực bạn đang làm. Nếu bạn rời khỏi công ty cho một vị trí hấp dẫn hơn, hãy chắc chắn rằng bạn đã đưa ra thông báo thích hợp với công ty và kết thúc với những điều khoản hợp lí.

 

3. Phong độ làm việc của bạn xuống dốc, bạn thường xuyên bị đánh giá thấp

Nếu công việc hiện tại làm bạn căng thẳng vì bạn cảm thấy như bạn luôn bị bỏ lại phía sau, hoặc nếu bạn luôn có tên trong danh sách các nhân viên cần cải thiện hiệu suất làm việc của công ty, thì điều này có thể tiết lộ rằng bạn đang không đủ điều kiện cho vị trí này. Hãy thử lùi lại một bước và xác định lý do tại sao bạn làm việc kém hiệu quả. Nếu đó đơn giản là vì công việc không phù hợp với kỹ năng của bạn, hãy nắm bắt cơ hội để mở rộng các kỹ năng của bạn trước khi đảm nhận vị trí này.

 

5 dấu hiệu chỉ ra đã đến lúc bạn cần một công việc mới

 

4. Mối quan hệ của bạn với sếp dần trở nên căng thẳng, hết đường tháo gỡ

Nếu lãnh đạo của bạn có vẻ như không hòa đồng với bất kỳ ai, có những kỳ vọng không thực tế về bạn, thường xuyên thiếu quyết đoán hoặc không nhận ra những ranh giới nhất định, bạn nên xem xét về việc lựa chọn một công việc khác. Trước khi đưa ra quyết định, hãy thử sắp xếp một cuộc trò chuyện với sếp để trình bày những vấn đề bạn mong đợi ở công việc hoặc đưa ra một số nhận xét mang tính xây dựng về cách đôi bên có thể tiếp cận nhau tốt hơn và trong việc sếp quản lý đội ngũ của mình.

 

5. Bạn lỡ sa chân vào tình huống khó xử về mặt đạo đức

Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào công ty của bạn xử lý những tranh cãi, vụ bê bối công khai hoặc sai lầm mà công ty đã gây ra? Đôi khi một vài sự kiện không mang tính tích cực xảy ra có thể thay đổi đáng kể cách bạn nhìn nhận về công việc, quản lý và định hướng của một công ty mà bạn từng ao ước được làm việc cho. Nếu cách công ty xử lý vấn đề hoặc điều hành bộ máy không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của bạn và đây là yếu tố tác động đến bạn một cách mạnh mẽ, hãy thử học cách điều chỉnh tình huống khó xử này.

Với 5 tình huống cụ thể được liệt kê trên, bạn phần nào có thể tự đánh giá được mức độ chán việc của bạn nghiêm trọng đến mức nàođể có thể tính toán được đường đi nước bước trong tương lai, hoặc có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn bè, đồng nghiệp.

— HR Insider / Theo HBR Ascend —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình.
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS
adsads
Bài Viết Liên Quan

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi...

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers