• .
adsads
Untitled design 187
Lượt Xem 3 K

Tôi là kiểu người rất thích làm việc với những danh sách. Danh sách, hay những gạch đầu dòng – chính là yếu tố giúp bạn làm tốt những công việc hàng ngày, đồng thời là phương tiện để bạn có thể làm việc năng suất hơn. Cá nhân tôi luôn tạo một danh sách những việc phải làm mỗi ngày trên Todoist, và luôn giữ bên mình một danh sách những mục tiêu nghề nghiệp phải cố gắng đạt được nhằm đạt đến đỉnh cao sự nghiệp mà tôi mong muốn.

Có một nhóm những gạch đầu dòng tôi đã làm ra với tên gọi là “danh sách nghề nghiệp”. Đó là những thứ luôn đồng hành với tôi trong suốt những năm làm việc, và bằng cách này hay cách khác, chúng luôn có một mối liên quan mật thiết đến công việc mà tôi đang làm.

Tôi cất giữ những danh sách này trong phần mềm Evernote, đặt tên cho nó là “Nghề nghiệp”, nhằm giúp tôi tham khảo trong quá trình đánh giá hiệu suất nơi công ty, hay khi tôi muốn tiến cử bản thân để thăng chức trong công việc.

Thời gian trôi qua, tôi càng cảm thấy biết ơn hơn bao giờ hết khi sở hữu danh sách quý giá này. Nếu bạn cũng là một người thích làm việc với những gạch đầu dòng, có thể điều này sẽ vô cùng hữu ích với bạn đấy!

Dưới đây chính là năm gạch đầu dòng giúp bạn chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mình:

 

1. Thành tựu nghề nghiệp

Có lẽ đây chính là danh sách quan trọng nhất mà tôi nghĩ ai cũng nên có – và nó cũng là thứ dễ làm nhất! – đó là một danh sách những thành tựu mà bản thân đạt được trong quá trình làm việc.

Với mục này, tôi chia ra từng phần khác nhau – theo năm, hoặc theo quý – và đặt tiêu đề cho nó. Làm theo quý vì tôi muốn chia nhỏ nó ra, nhưng bạn có thể làm theo bất kì dạng nào mà bạn muốn. Ví dụ, nếu bạn đánh giá hiệu năng làm suất của mình hai lần một năm, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chia mục này ra thành các phần sáu tháng một lần.

Danh sách này không cần phải quá chi tiết. Cá nhân tôi chỉ liệt kê nó ra với những dấu tròn đầu dòng, kèm theo một vài từ mà tôi có thể dùng để tham khảo cho những làm đánh giá hiệu suất làm việc tiếp theo.

 

2. Ghi chú về những lần đánh giá hiệu suất làm việc

Đây là một ghi chú mới đối với tôi, nhưng cũng rất hữu ích trong thời gian gần đây. Tôi đã bắt đầu lưu giữ tất cả những ghi chú đánh giá hiệu suất làm việc của mình trong một tệp thư.

Tại Buffer, chúng tôi đi từ không hề có đánh giá hiệu suất nào, cho đến những lần được đánh giá thường xuyên. Thông thường, tôi sẽ nhận đánh giá hiệu suất làm việc của mình qua email, sau đó sẽ có một cuộc thảo luận 1-1 giữa tôi và quản lí. Thay vì để tất cả ghi chú trong email, tôi chuyển chúng qua phần mềm Evernote để những lần tiếp theo, tôi có thể nhanh chóng xem lại các đánh giá trước của mình và so sánh xem mình đã tiến bộ như thế nào rồi.

Chúng tôi cũng có những buổi đánh giá với tên gọi 360 độ, nơi mà tôi có thể đánh giá bản thân cũng như đưa ra nhận xét của mình cho ba đồng nghiệp thân cận nhất, và họ cũng có thể đánh giá ngược lại tôi. Tất cả đều được tiến hành ẩn danh thông qua CultureAmp. Chúng tôi chỉ có kiểu đánh giá 360 độ này một lần một năm, và tôi cũng lưu giữ những ghi chú này lại, vì tôi biết rằng nó sẽ có ích về sau.

 

3. Những người mà tôi ngưỡng mộ vì sự nghiệp của họ

Đây là 5 gạch đầu dòng giúp bạn chinh phục đỉnh cao sự nghiệp

Đây chính là mục mà tôi bắt đầu tạo ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có rất nhiều người có sự nghiệp và những trải nghiệm mà tôi cực kì ngưỡng mộ. Tôi bắt đầu tạo một danh sách những cái tên này, để có thể so sánh chặng đường của tôi so với họ. Tôi tự hỏi rằng, ở họ có gì mà đáng để mình khâm phục đến vậy. Và hình thành trong đầu một số cách mà tôi có thể kết hợp những yếu tố từ họ với sự nghiệp của chính bản thân mình.

Ví dụ, một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ (và cũng chính là người tôi có vinh hạnh phỏng vấn trên podcast của Buffer) – Ryan Holiday. Ông ấy viết blog và các bản tin trên website, nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân và phát triển nghề nghiệp. Vì thế, tôi cũng viết blog của riêng mình và viết các bản tin giống như ông ấy.

 

4. Những công ty mà tôi ngưỡng mộ

Cũng giống như những nhân vật mà tôi yêu thích, các công ty cũng được tôi đưa vào danh sách của mình.

Có rất nhiều lí do cho việc làm này của tôi. Nếu tôi muốn tìm một công việc mới, việc sở hữu một danh sách sẵn trong tầm tay này sẽ rất khả dụng. Tôi cũng đã từng gửi danh sách này cho một người bạn đang tìm kiếm một công ty tốt phù hợp với mình.

Thỉnh thoảng, tôi thậm chí còn tiến thêm một bước nữa, bằng cách sử dụng danh sách “những người mà mình ngưỡng mộ” bổ sung vào danh sách “những công ty mà mình yêu thích”. Ví dụ, tôi sẽ dò trong công ty mình yêu thích để tìm Giám đốc Truyền thông hay Quản lí Quan hệ Công chúng của họ, từ đó tôi có thể theo dõi họ trên Twitter chẳng hạn.

 

5. Những mô tả nghề nghiệp ở các công ty khác

Danh mục cuối cùng này nghe có vẻ khác thường, nhưng cũng khá thú vị để làm: Tôi có một danh sách những mô tả nghề nghiệp, hoặc là tương tự như vị trí của tôi, hoặc là cao hơn tôi từ một đến hai cấp bậc.

Mục đích tôi tạo ra danh sách này là vì Buffer là một công ty còn khá nhỏ (bao gồm 90 nhân viên), và tôi là người duy nhất đã từng có kinh nghiệm ở vị trí này. Nếu tôi muốn nắm bắt những điều kiện cần để có thể nâng cấp nghề nghiệp cũng như sự nghiệp của mình, thì một trong những nơi tốt nhất để làm việc này chính là đọc mô tả nghề nghiệp của các công ty khác.

Tôi không đọc kĩ các danh sách này một cách thường xuyên, và tôi cũng không thường xuyên để cập nhập nó. Nhưng chí ít, tôi rất hài lòng với những gì mình đã làm cho đến thời điểm bây giờ. Và nếu bạn có sở thích giống như tôi, hãy bắt đầu thành lập một bản danh sách cho riêng mình, xây dựng nó từng chút một, vì biết đâu sau này, đó sẽ là một “vị cứu tinh” cho mình đấy!

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều người cảm thấy mất đi động lực làm việc. Động...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm 1 tháng mà đi trễ đến gần 20 ngày thì...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

Lương thưởng thấp, đặc biệt là khi đề xuất tăng lương bất thành khiến nhiều...

Mẹo giúp người đi làm trị bệnh "chuyên đi trễ"

Ai trong đời đi làm mà chẳng từng một lần đi trễ. Nhưng đi làm...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers