adsads
6 loi ngo ngan ma nha tuyen dung khong nen mac phai 1
Lượt Xem 6 K

 

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 6 lỗi lầm phổ biến mà các nhà tuyển dụng dễ gặp phải. Đồng thời, các phương pháp giải quyết cũng sẽ được nêu để bạn tham khảo để có một quy trình tuyển dụng tinh gọn và chính xác nhất.

1. Job Description quá sơ sài

Job Description là văn bản rất quan trọng để ứng viên hình dung sơ bộ về công việc tương lai của họ. Vì vậy, nếu bạn gửi cho ứng viên một bản Job Description không hoàn thiện, họ sẽ có cái nhìn thiếu đầy đủ về công việc, doanh nghiệp có nguy cơ cao mất những ứng viên tiềm năng vì lý do này.

Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một bản Job Description chi tiết về các chức năng chính của công việc, các nhiệm vụ cần thực hiện và các kỹ năng và trình độ cần có để trở thành nhân viên chính thức.

Bản Job Description hoàn chỉnh phải bao gồm các thông tin: vị trí cần tuyển, mức lương dự kiến, chức năng công việc, các nghiệp vụ cần thực hiện, yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng, mô tả ứng cử viên lý tưởng, thời gian làm việc và bất kỳ nhiệm vụ nào khác được giao – đảm bảo bạn có thể thêm nhiệm vụ mới cho vị trí khi cần. Điều này sẽ giúp cho quá trình tuyển dụng của bạn được thực hiện tốt nhất có thể.

2. Chọn lọc CV hời hợt

Khi tuyển dụng bạn bắt buộc phải có 1 hình mẫu lý tưởng về ứng viên tiềm năng. Từ hình mẫu lý tưởng này, bạn có thể bắt đầu việc chọn lọc các CV được gửi tới. Và việc lọc các CV bước đầu có thể vô cùng tốn thời gian nhưng bạn cần vô cùng kiên nhẫn.

Để tiết kiệm thời gian, bạn cần vạch ra những tiêu chí mà bạn cho rằng ứng viên tiềm năng “bắt buộc” phải có. Sau đó, hãy đặt giới hạn thời gian cho từng CV và cố gắng xem xét các CV một lần trong giới hạn đó. Hãy đặt trọng số cho các tiêu chí và ghi lại số điểm mà mỗi CV đạt được. Từ đó, bạn có thể có quyết định liên lạc với các ứng viên đạt chuẩn.

3. Thiếu chuyên nghiệp khi phỏng vấn

Sự thiếu chuyên nghiệp trong khi phỏng vấn sẽ mang lại cho ứng viên một nhận thức rất tiêu cực về công ty và đánh giá thấp quá trình tuyển dụng của bạn. Mặc dù làm ứng viên cảm thấy thoải mái trong một cuộc phỏng vấn là quan trọng nhưng bạn cũng không nên làm cho nó thoải mái đến mức biến phỏng vấn trở thành cuộc trò chuyện thân mật.

Có một vị trí phù hợp cho cuộc phỏng vấn là tiêu chí cần thiết đầu tiên. Đảm bảo rằng bạn không gặp và phỏng vấn ứng viên của mình ở những nơi ồn ào như căn tin hoặc các quán cà phê xô bồ.

Bạn cần chú ý đến những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng như: đến đúng giờ, trang phục phù hợp và không nên để điện thoại reo khi phỏng vấn. Hãy cho ứng viên cảm giác họ phải tranh thủ từng phút để gây tượng với bạn bằng cách tỏ ra thật chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, dù tốt hay xấu, một ứng cử viên nên luôn luôn rời khỏi cuộc phỏng vấn với một ấn tượng tích cực về doanh nghiệp. Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào bạn có thể gặp lại cá nhân đó trong cuộc sống sau này.

4. Không để bộ phận chuyên môn tham gia vào quá trình tuyển dụng

Nếu bạn tuyển dụng nhân sự cho phòng ban khác, hãy thông báo với họ và để họ được cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến công việc và ứng viên.

Trong rất nhiều trường hợp, các nhân viên làm việc trong bộ phận đang được tuyển dụng giới thiệu được ngay các ứng viên tiềm năng. Điều này có thể rút ngắn thời gian tuyển dụng đồng thời tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

5. Không hoạch định thời gian cho 1 đợt tuyển dụng

Nếu các ứng cử viên tiềm năng nhìn thấy cùng một quảng cáo công việc xuất hiện trên bảng tin liên tiếp nhiều tháng, họ sẽ có ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp của công ty.

Vì vậy, hãy có 1 giới hạn thời gian phù hợp cho 1 đợt tuyển dụng. Các quảng cáo việc làm, thời hạn nhận CV cũng nên chỉ được diễn ra trong khoảng thời gian định trước.

6. Thiếu những hỗ trợ cần thiết cho nhân viên mới

Sau khi tập trung vào các giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng và dành hàng tháng để tuyển được đúng người, các công ty thường bỏ quên khâu giúp nhân viên mới làm quen và nắm bắt các công việc

Quá trình tuyển dụng không kết thúc ngay sau khi nhân viên đồng ý vào làm việc. Công ty nên có những hỗ trợ cần thiết để người mới có thể thích nghi và làm quen với công việc. Nếu cần thiết, hãy cho họ được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về công ty, phong các làm việc,…

Việc giúp người mới thích nghi với môi trường làm việc là vô cùng cần thiết bởi đơn giản, nếu họ cảm thấy bản thân không thể thuộc về môi trường làm việc mới thì rất có thể bạn sẽ phải bắt đầu lại toàn bộ quá trình tuyển dụng để tìm được người khác phù hợp hơn.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers