• .
adsads
Untitled design 99
Lượt Xem 3 K

Email xin việc như một “sợi dây” gắn kết bạn với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ không thể thu hút họ nếu chỉ viết một email không đủ thành ý – hay nộp một cv mà không kèm theo lời nhắn gửi chân thành. Vì thế 8 điều cần ghi nhớ khi viết email xin việc trong bài sẽ giúp bạn đốn tim nhà tuyển dụng.

Minh chứng cho một email xin việc có chất lượng là bạn được mời đến phỏng vấn và bắt đầu trên con đường giành lấy công việc đó. Dưới đây là những bước giúp bạn có cái nhìn rõ hơn trong cách viết email xin việc chuẩn. 

 

Hãy mở đầu email xin việc thật ấn tượng và cô đọng

Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bước đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo thư xin việc của bạn được gửi tới đúng địa chỉ email. Thế nên, trước khi gửi đi bạn nên kiểm tra lại thật kỹ nhé. 

Và thông thường nếu gửi đúng địa chỉ, những công ty thường phản hồi lại ứng viên bằng email tự động. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã gửi thư đi đúng địa chỉ. 

Với một vị trí tuyển dụng thường sẽ có rất nhiều người tham gia ứng tuyển giống như bạn, vì vậy, nếu không có tên trên tin đăng tuyển, đừng ngần ngại gọi điện đến công ty để nhận thông tin về người sẽ nhận email xin việc của bạn.

Cụm từ “Gửi tới ai quan tâm” thật nhàm chán, đây là một cách lười biếng để mở đầu bất kỳ bức thư nào.

Hãy chắc chắn rằng khi viết email xin việc, bạn thể hiện được một vài điều liên quan tới công ty để chỉ ra rằng bạn đã nghiên cứu trước đó và bạn không chỉ đơn thuần là nộp đơn vào những công việc bạn thấy trên quảng cáo.

 

Đừng viết chung một email xin việc cho mọi công việc bạn ứng tuyển

Viết email xin việc mở đầu bằng câu: “Xin chào, tôi tên là ….. tôi… tuổi, tôi thấy tin tuyển dụng của quý công ty tại nguồn…và tôi viết thư ứng tuyển vào vị trí này…”. Đó là cách viết lập khuôn, đừng bao giờ bắt đầu theo cách đó nữa. Thay vào đó, hãy thu hút sự chú ý ngay lập tức bằng cách mở đầu thư xin việc với câu chuyện của riêng bạn.

Đối với mỗi công việc bạn ứng tuyển, hãy viết một thư xin việc mới và độc đáo. Không tạo ra một bức thư với hình thức chẳng giống ai. Vì mỗi quảng cáo khác nhau, mỗi tin đăng tuyển là khác nhau, bạn cũng nên có những phản ứng khác nhau.

Hãy nhớ rằng, bạn muốn sử dụng những từ ngữ và cụm từ nhất định trong tin đăng tuyển vào lá thư xin việc. Vâng, bạn có thể sử dụng một vài câu giống nhau trong thư xin việc, đừng chỉ dùng “ doanh nghiệp của bạn” hay “công ty của bạn”. 

Bạn có thể thêm vào một hay hai câu về những kỹ năng của bạn có thể giúp cho nhiệm vụ của tổ chức, hãy chắc chắn miêu tả chính xác. Nó cho thấy bạn đã dành thời gian để nghiên cứu về công ty và đi đúng hướng.

 

Đánh bóng “thương hiệu” của bản thân

Vì khi bạn viết email việc là tập trung vào cách bạn có thể giúp công ty tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến việc bạn có thể giúp cho tình hình kinh doanh hiện tại của công ty hay không, nếu bạn có thể chứng minh năng lực của mình cho họ thấy thì bạn đã tạo được sự liên kết với nhà tuyển dụng.

 

Kết hợp chặt chẽ các từ khóa

Với mỗi tin đăng tuyển là khác nhau, đừng quên sử dụng những từ ngữ và cụm từ nhất định trong tin đăng tuyển vào lá thư xin việc. Cố gắng dùng các từ khóa từ tin đăng tuyển gốc giúp lá thư của bạn chuyên nghiệp hơn.

 

Tạo nội dung chính đúng hướng

Nếu bạn đang băn khoăn sau khi có một mở đầu ấn tượng, làm thế nào để có một nội dung ấn tượng và đúng hướng, đừng lo, hãy thực hiện các bước sau:

Đầu tiên: Nghĩ về vị trí mà bạn muốn nộp đơn

Tiếp theo: Viết ra những kỹ năng mà công việc đòi hỏi (Chú tâm vào những phẩm chất quan trọng nhất cần cho vị trí đó)

Cuối cùng: Nhớ lại một thời điểm hoặc một tình huống trong cuộc sống đã từng cho thấy bạn là mẫu người mà nhà tuyển dụng đang mong muốn.

Hãy theo những bước này và bạn sẽ có thể viết được email xin việc tốt nhất từ trước tới giờ.

 

Email xin việc dễ đọc, dễ hiểu

Không phải bạn dùng nhiều thuật ngữ, thành ngữ mà tốt, đừng khiến việc đọc thư xin việc như giải mã hay dịch ngoại ngữ. Cách đơn giản để nâng cao chất lượng của thư xin việc của bạn là hãy sử dụng từ ngữ dễ đọc, dễ hiểu, rõ ràng. Thay đổi theo những cách sau đây để tăng tính dễ đọc:

  • Chỉnh phông chữ
  • Tổng hợp các vị trí công việc thay vì liệt kê từng công việc cụ thể
  • Tránh trùng lặp thông tin
  • Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ (in hoa, in nghiêng, in đậm…) để phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
  • Cố gắng hạn chế những thông tin đọc giống như mô tả về công việc

 

Viết kết thúc thư xin việc tạo sự chú ý 

Sau phần giới thiệu mạnh mẽ, một vài đoạn văn chi tiết về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích cho công ty, hãy kết thúc bằng một đoạn tổng kết ấn tượng và kêu gọi một hành động – để họ liên hệ với bạn đi phỏng vấn xin việc. Đừng quên đính kèm cv nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.

Đừng có nhạt nhẽo, qua loa chỉ yêu cầu một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Phải nhớ luôn luôn cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư của bạn.

Đừng vội gửi thư xin việc khi chưa kiểm tra kỹ thông tin

Những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào có thêm kỹ năng viết email xin việc cho bản thân. Nếu bạn thật sự đam mê một công việc nào đó thì hãy nắm bắt tất cả cơ hội có được từ những việc nhỏ nhất bằng cách dành ít thời gian rèn luyện những kỹ năng hữu ích hỗ trợ đắc lực cho con đường tìm kiếm công việc cho mình.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers