adsads
1903.15.1
Lượt Xem 3 K

Hầu hết chúng ta muốn xem mình là người lãnh đạo tại một số thời điểm trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, có một quan niệm sai lầm phổ biến khi nói về nhà lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo, rồi coi 2 khái niệm trên là đồng nghĩa. Nếu bạn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn được phong cho chức danh đó tại công ty, nhưng ý nghĩa của việc “lãnh đạo” là hoàn toàn khác.

Khi chúng ta nghĩ cần điều gì để trở thành một nhà lãnh đạo, chúng ta thường nghĩ đến những đặc điểm liên quan đến kinh nghiệm, trí thông minh và sự quyết đoán. Quá trình suy nghĩ này cho thấy rằng bất cứ ai sở hữu những đặc điểm trên sẽ tự động trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trở thành một nhà lãnh đạo chủ động không chỉ cần sự sẵn sàng đứng trước một nhóm người và đại diện cho họ. Trên thực tế, trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản từ bên trong trước khi bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra ở bên ngoài.

 

Biết chấp nhận chỉ trích

Bạn có biết bao nhiêu người trên thế giới ngày nay thực sự sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích không? Tần suất chúng ta hỏi người khác về suy nghĩ của họ và sau đó phê bình họ là như thế nào? Đó là do chúng ta chưa bao giờ thực sự quan tâm đến việc lắng nghe suy nghĩ của người khác. Chúng ta phải hiểu tầm quan trọng về suy nghĩ của người khác và dẹp bỏ những định kiến sang một bên để chúng ta có thể chấp nhận phản hồi theo suy nghĩ của họ.

Ta không có khả năng biết tất cả câu trả lời của mọi câu hỏi rồi nhận ra rằng bạn có thể học hỏi từ người khác. Đây là một điều quan trọng trong việc quyết định bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo hay không?

 

Thực hành kiểm soát cảm xúc

Chúng ta sẽ hiểu hơn một người khi họ đang bị soi mói và căng thẳng. Khi cảm xúc tiêu cực ngày càng lớn thì bản chất con người càng lộ ra. Bạn cần chờ tối thiểu 5 giây trước khi hành động theo cảm xúc bốc đồng. Nói cách khác, cho phép bản thân 5 giây để phân tích tình huống và biết được mình thực sự đang cảm thấy như thế nào, chúng ta có thể ngăn bản thân đưa ra những quyết định phi lý.

Trong một cuộc phỏng vấn về ‘Lý thuyết tác động’ với Jocko Willink, ông lấy việc gõ bàn phím một cách “hung hăng” để minh hoạ cho điều này. Ông giải thích rằng nếu bạn thấy mình đang gõ bàn phím ầm ầm trong cơn thịnh nộ, cho dù là đang soạn thư để gửi cho bất cứ ai, thì đừng gửi nữa!

Khi bạn phản ứng, bạn để người khác kiểm soát bạn. Khi bạn phản hồi, bạn tự kiểm soát mình.

Willink khuyên độc giả của mình nên tập kiểm soát cảm xúc bởi bản ngã chính là thứ cản trở sự hiểu biết của mình. Một khi chúng ta còn cho phép cái tôi của mình thay thế phần đồng cảm trong tâm trí, chúng ta sẽ không bao giờ trở thành những nhà lãnh đạo theo cách ta mong muốn.

 

Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ

Một trong những rào cản lớn nhất mà chúng ta gặp phải là cho phép bản thân hoàn toàn chấp nhận mọi thứ không liên quan đến mình. Bạn sẽ không bao giờ là người thông minh nhất, mạnh nhất hay dũng cảm nhất và điều đó chẳng sao cả. Nhu cầu về các mối quan hệ trong cuộc sống là một bước quan trọng trong định hướng tài lãnh đạo. Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng mình không thể phát huy khả năng lãnh đạo mà không có mối quan hệ trong cuộc sống.

Mỗi mối quan hệ mang đến điều độc đáo nhưng đều có giá trị. Mặc dù có thể giống nhau về tính cách và quan điểm với một số người nhưng trải nghiệm cuộc sống là duy nhất và đây có thể là một tài sản cho sự phát triển trong tương lai. Những người trong cuộc sống có thể làm sáng tỏ những điều bạn đang bị mắc kẹt, có thể mở ra cho bạn một cánh cửa mới. Mỗi mối quan hệ là một cơ hội để tìm hiểu, không chỉ về người khác, mà còn về bản thân bạn.

“Ngay khi bạn có mâu thuẫn với ai đó, có một yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa làm tổn hại mối quan hệ của bạn và làm mối quan hệ trở nên càng gắn bó. Yếu tố đó là thái độ”. – William James

 

Biết lắng nghe trong mọi tình huống

Khi làm lãnh đạo, các ý kiến không quan trọng bằng khả năng lắng nghe. Khi quan điểm của họ khác với quan điểm của chúng ta thì sao? Điều này khiến chúng ta phản ứng theo cảm xúc, có tính tàn phá hơn là xây dựng.

Những tiếng nói phản đối ý kiến người khác diễn ra trong đầu chúng ta có thể có tác động bất lợi đến tiến trình của các mục tiêu lãnh đạo. Vì vậy, biết khi nào nên chia sẻ ý kiến của bạn và khi nào là thời gian để bỏ nó qua một bên trong tình huống này.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhưng đó không phải là thứ có thể đạt được mà không cần phải thực hành và suy ngẫm. Đó không phải là việc có bao nhiêu người dưới quyền bạn, mà là có bao nhiêu người giúp bạn phát triển. Sự ổn định về cảm xúc là điều mà mỗi con người đều mong muốn trau dồi và có thể đạt được nhưng nó đòi hỏi một cam kết trau dồi liên tục.

Bạn có những gì mà nó yêu cầu không?

 

— HR Insider/ Theo Cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers