adsads
Untitled design
Lượt Xem 48 K

Xây dựng các mối quan hệ tích cực nơi làm việc là một trong những bí quyết thành công trong sự nghiệp. Các mối quan hệ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hài lòng của bạn với công việc, khả năng phát triển và gia tăng sự ghi nhận các thành tích đạt được. Khi xây dựng được những mối quan hệ tích cực, bạn sẽ thoải mái hơn khi tương tác và ít bị người khác lấn át. Bạn cảm thấy một mối liên kết bền chặt với những người mà bạn dành phần lớn thời gian làm việc cùng.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, xây dựng mối quan hệ không phải tài năng thiên bẩm hoặc là chuyện dễ làm. Hầu hết mọi người phủ nhận khó khăn này vì đây chỉ là một khái niệm thường thức cơ bản. Họ cho rằng họ biết cách để thực hiện rồi. Đừng mắc bẫy nhé. Mọi người, kể cả những người có tính cách hoạt bát và dễ lôi cuốn người khác, đều có thể nâng cao kỹ năng quan trọng này. Mười mẹo được liệt kê dưới đây dành cho những ai muốn xây dựng các mối quan hệ công việc tích cực. Bạn chỉ cần áp dụng những lời khuyên này để tương tác với sếp, thành viên nhóm, các nhà quản lý dự án, quản lý cấp cao, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, và bạn sẽ thấy hiệu quả như thế nào.

 

1. Thể hiện bản thân nhiều hơn trong cuộc họp

Bí quyết thành công: Xây dựng các mối quan hệ tích cực trong công việc

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ là cho người đối diện biết bạn là ai. Hãy thể hiện bằng cách chia sẻ chuyên môn, kiến ​​thức và tính cách của bạn tại các cuộc họp. Người khác sẽ muốn tìm hiểu và lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ thấy bạn rất dễ gần, dẫn tới cơ hội để các mối quan hệ bắt đầu. Nếu bạn e ngại việc chia sẻ trong các cuộc họp, hãy suy nghĩ trước điều bạn muốn nói để chuẩn bị kỹ càng hơn.

 

2. Nói tốt về đồng nghiệp, đặc biệt là với sếp

Hãy tập thói quen nói chuyện tích cực với mọi người và đưa ra phản hồi tốt về đồng nghiệp. Thông tin được truyền tai nhiều lần (dù là tích cực hay tiêu cực) đều đến tai người nghe. Người khác sẽ rất vui khi biết bạn dành những lời khen về họ và họ sẽ biết rằng bạn đứng về phía họ. Điều đó sẽ xây dựng nên niềm tin. Hãy cẩn trọng với những môi trường làm việc nhiều thị phi và đừng đổ thêm dầu vào lửa.

 

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách hỗ trợ công việc của người khác

Tinh thần làm việc nhóm mang lại lợi thế cạnh tranh lớn. Thử nghĩ xem làm thế nào để tham gia cùng đồng nghiệp. Điều này giúp hình thành một mối quan hệ thân thiết hơn vì bạn làm việc trực tiếp và giúp họ đạt được mục tiêu. Họ sẽ đánh giá cao tinh thần hỗ trợ của bạn và muốn hiểu rõ bạn hơn, việc này rất cần thiết để tạo quan hệ công việc được kết nối tốt hơn. Và việc xây dựng các mối quan hệ “khỏe mạnh” là một bí quyết thành công đáng cân nhắc

 

4. Ngỏ lời mời mọi người tham gia vào dự án hay hoạt động của bạn

Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ và mời họ vào dự án của bạn. Họ tham gia càng nhiều thì càng hiểu rõ nhau hơn. Bạn sẽ thích làm việc với mọi người khi cùng nhau hoàn thành nhiều công việc.

 

5. Viết lời cảm ơn

Bí quyết thành công: Xây dựng các mối quan hệ tích cực trong công việc

Hãy viết tặng lời ghi nhận thể hiện sự cảm kích đến những người làm việc mẫu mực, đóng góp tích cực và hoàn thành công việc hơn cả mong đợi. Những lời cảm ơn này có thể viết tay, gửi thư điện tử hoặc bằng thư thoại cho cấp trên, cấp dưới hoặc đồng nghiệp. Đồng nghiệp luôn thích được đánh giá cao và cảm thấy gần gũi với bạn hơn vì được bạn chú ý và biết ơn những đóng góp của họ.

 

6. Gợi chuyện bằng cách đặt câu hỏi

Lần đầu gặp ai đó có thể bạn sẽ hơi ngượng ngùng. Chúng ta thường không biết phải nói gì và nói thế nào. Đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để bạn lắng nghe và giúp người khác chia sẻ. Họ sẽ cảm thấy gần gũi hơn khi chia sẻ về bản thân và bạn thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói. Sau đó, hãy chia sẻ về bản thân mình để mối quan hệ trở thành sự tương tác hai chiều, giúp thiết lập một mối liên kết.

 

7. Thường xuyên giao tiếp và tương tác lẫn nhau

Một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ là tiếp tục tương tác với người bạn đã biết. Khi hai bên biết nhau nhiều hơn, về đời tư và công việc thì bạn thiết lập được một mối quan hệ thân thiết hơn, có khả năng tác động đến sự hài lòng của bạn.

 

8. Tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc với mọi người

Trong giai đoạn kết giao bạn bè, bạn có thể sẽ tìm thấy những sở thích tương đồng, dẫn đến những hoạt động ngoài giờ làm. Điều này giúp xây dựng được mối quan hệ tích cực vì bạn đang bắt đầu quá trình hướng tới tình bạn. Đi ăn trưa cùng nhau trong ngày làm việc hoặc làm gì đó vào các buổi tối hay cuối tuần cũng là một ý hay. Nếu bạn đã có gia đình, bạn có thể ghé thăm các cặp vợ chồng khác để tạo kết nối nhiều hơn trong công việc.

 

9. Chia sẻ thông tin

Thông tin bạn chia sẻ có thể liên quan trực tiếp đến công việc của người khác hoặc có thể là về chủ đề bạn biết rằng họ sẽ quan tâm. Bạn nghĩ cho họ và giúp họ có đúng thông tin hay nội dung.

 

10. Giới thiệu bản thân tại các sự kiện chung của công ty

Các sự kiện chung như bữa trưa/bữa tối với đồng nghiệp, nghỉ dưỡng, hội nghị và lễ tiệc là những nơi tốt để tương tác trong không gian thân mật. Nếu có thể tiếp cận và tự giới thiệu với người làm việc cùng hoặc với người bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn sẽ thấy họ có khuynh hướng giảm bớt sự dè chừng. Sẽ dễ dàng hơn để tìm hiểu về họ và chia sẻ với họ bạn là ai.

Bắt đầu từ hôm nay, bạn hãy xây dựng các mối quan hệ tích cực như một bí quyết thành công đáng thử nghiệm, mang đến nhiều nguồn lực giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn trong công việc, và cả những người xung quanh bạn cũng vậy.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các hệ thống lọc tự động như Applicant Tracking System (ATS),...

Cách trả lời thư mời ứng tuyển/phỏng vấn hay nhất tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Bạn vừa nhận được một thư mời phỏng vấn hoặc ứng tuyển từ nhà tuyển dụng – đó là tín hiệu tốt rằng hồ sơ...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi điểm" hiệu quả với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết tìm kiếm nhân tài để hoàn tất kế hoạch trước...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi...

Bài Viết Liên Quan

AI CV review: Biến CV chuẩn JD với trợ thủ AI từ VietnamWorks

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự xuất hiện của các...

Cách trả lời thư mời ứng tuyển/phỏng vấn hay nhất tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Bạn vừa nhận được một thư mời phỏng vấn hoặc ứng tuyển từ nhà tuyển...

Bí quyết để có một Referral mạnh mẽ: Cách thu hút sự giúp đỡ từ người trong nghề

Referral – sự giới thiệu từ người trong nghề – luôn là một cách "ghi...

Chuẩn bị cho phỏng vấn cuối năm: Người có kinh nghiệm cần lưu ý điều gì?

Cuối năm là thời điểm tuyển dụng sôi động khi các doanh nghiệp ráo riết...

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers