• .
adsads
bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không
Lượt Xem 16 K

Tại sao nhà tuyển dụng thường hỏi: “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”       

Phỏng vấn là cơ hội để ứng viên và nhà tuyển dụng có thể trao đổi trực tiếp thông tin, mong muốn của nhau. Sau buổi trao đổi, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt câu hỏi mở như “ Bạn có câu hỏi gì không?” ngầm thông báo buổi phỏng vấn kết thúc và muốn thăm dò cách ứng xử của ứng viên. Lúc này, nếu bạn trả lời là “không” chắc chắn buổi phỏng vấn sẽ kết thúc và rất khó có cơ hội làm việc tại công ty. Bởi đây là câu trả lời khiến bạn hoàn toàn rơi vào thế bị động và cũng đủ cho nhà tuyển dụng  thấy bạn chưa thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Ngược lại, nếu bạn đặt những câu hỏi quá đơn giản, không mang tính xây dựng vô tình phô bày khuyết điểm thiếu sắc xảo của bản thân. 

Bởi thế, khi nhà tuyển dụng “nhường sân” bạn hãy khôn khéo đặt những câu hỏi mang tính khai thác và cho thấy nhiệt huyết đối với công việc. Đây vừa là thách thức, cũng là cơ hội dành riêng cho bạn.

tại sao nhà tuyển dụng hỏi bạn có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng không

Tại sao nhà tuyển dụng thường hỏi : “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”       

Cách trả lời câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”

Đừng vội lo lắng khi được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Bởi đây rất có thể là cơ hội để bạn có thể tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Bằng cách đặt những câu hỏi thật sự sâu sắc và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có buổi phỏng vấn ấn tượng và đầy tích cực. 

Sau đây là cách trả lời câu hỏi này giúp bạn trả lời câu hỏi này ghi điểm với nhà tuyển dụng: 

Chuẩn bị danh sách các câu hỏi hay và phù hợp

Cách tốt nhất để đối mặt với câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” trong một cuộc phỏng vấn là chuẩn bị một danh sách các câu hỏi sâu sắc và phù hợp. Các câu hỏi này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty và vai trò, mà còn tạo cơ hội để bạn để lại ấn tượng mạnh mẽ.

Hãy cân nhắc tới việc chuẩn bị khoảng 10 câu hỏi trước cuộc phỏng vấn và lưu chúng trong sổ tay để mang theo. Trong quá trình phỏng vấn, hãy chọn những câu mà nhà tuyển dụng chưa đề cập đến để thể hiện sự quan tâm và lắng nghe kỹ lưỡng.

Ưu tiên câu hỏi mở, trò chuyện một cách tự nhiên

Khi đặt câu hỏi, hãy ưu tiên những câu hỏi mở, tạo cơ hội cho cuộc trò chuyện phát triển một cách tự nhiên. Tránh những câu hỏi có thể có câu trả lời đơn giản “có” hoặc “không”. Nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm về mục tiêu và giá trị của công ty để có những câu hỏi có ý nghĩa sâu sắc.

Điều chỉnh câu hỏi phù hợp với người phỏng vấn

Hãy điều chỉnh các câu hỏi của bạn tùy thuộc vào người phỏng vấn. Với bộ phận nhân sự, tập trung vào quy trình tuyển dụng và tổ chức công ty. Với người quản lý bộ phận, hãy đặt những câu hỏi cụ thể về vai trò và quy trình làm việc.

Nghiên cứu về công ty trước khi phỏng vấn

Nghiên cứu kỹ về công ty trước phỏng vấn để có cái nhìn sâu sắc và đặt ra những câu hỏi thông minh về lịch sử và phát triển của công ty. Tránh các chủ đề nhạy cảm và không nên đặt câu hỏi về cuộc sống cá nhân của người phỏng vấn hay các chủ đề không liên quan đến công việc.

Tập luyện trước để tăng sự tự tin

Cuối cùng, tập luyện trước để tăng cường tự tin và thoải mái trong cuộc trò chuyện. Thực hành trả lời câu hỏi từ ở nhà, tập nói trước gương, và nhận phản hồi từ bạn bè để đảm bảo bạn sẽ tỏ ra chuyên nghiệp và tự tin trong ngày phỏng vấn.

cach trả lời câu hỏi từ n nhà tuyển dụng

Những điều nên hỏi nhà tuyển dụng

Những câu hỏi cần đặt khi cuộc phỏng vấn đến gần hồi kết “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” có thể bao gồm:

  • Bạn muốn tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của mình trong vị trí ứng tuyển.
  • Bạn có thể hỏi về cơ hội thăng tiến và lộ trình sự nghiệp của vị trí này trong tương lai gần.
  • Bạn quan tâm đến cơ hội phát triển chuyên môn và nghiệp vụ trong công ty.
  •  Bạn có thể đặt câu hỏi về đội nhóm, đồng nghiệp, và cách họ hỗ trợ công việc của bạn.
  • Bạn muốn hiểu rõ về văn hóa công ty và cách nó ảnh hưởng đến môi trường làm việc.
  • Nếu là người quản lý trực tiếp, bạn có thể hỏi về kinh nghiệm cá nhân của họ và cách họ nhìn nhận về công việc.
  • Cuối cùng, bạn có thể hỏi về quy trình phỏng vấn tiếp theo và kế hoạch thực hiện sau buổi phỏng vấn.

Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí mà còn thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng tham gia tích cực trong công ty.

Xem thêm: Bí quyết phỏng vấn: Nếu sếp yêu cầu bạn làm điều mà bạn không đồng ý, phải làm sao?


Những câu hỏi bạn nên đặt cho nhà tuyển dụng

Như đã đề cập, việc đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng rất quan trọng. Nó góp phần lật ngược tình thế, giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không được đặt những câu hỏi đóng chỉ nhận lại câu trả lời là “có” hoặc “không”. Hãy cùng tham khảo “TOP những câu hỏi đắc giá” dành cho nhà tuyển dụng dưới đây nhé.

bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không

Những câu hỏi bạn nên đặt cho nhà tuyển dụng

Những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc 

Đặt câu hỏi liên quan đến công việc là vô cùng cần thiết. Bởi bạn phải biết bản thân cần làm những gì khi nhận việc để có những phác thảo sơ nét về vị trí làm sắp tới. Việc đặt câu hỏi liên quan đến công việc cũng cho thấy bạn quan tâm và nhiệt huyết với công việc này.

  • Ngoài những mô tả trong JD ( Job description) tôi có phải làm thêm những việc nào nữa không ? Nếu có thì đó là công việc gì, chiếm bao nhiêu phần trăm trong khối lượng công việc của tôi ?
  • Công ty có yêu cầu gì về kết quả làm việc của ứng viên trong vòng 6 tháng hay 12 tháng sau khi nhận việc ?
  • Ai sẽ là người đánh giá kết quả công việc của tôi ? Thời gian đánh giá diễn ra bao lâu một lần?

Những câu hỏi liên quan đến công ty

Chẳng có công ty nào mong muốn nhân viên mình không quan tâm đến công ty cả. Chính vì thế, bạn cần phải đặt những câu hỏi về công ty cho thấy bạn có tầm nhìn xa và muốn gắn bó lâu dài tại môi trường làm việc mới này.

  • Phúc lợi mà tôi nhận được khi làm việc ở công ty là gì ?
  • Quy mô nhân sự của phòng ban hiện tại như thế nào ?
  • Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 năm tới ?

Những câu hỏi dành cho người phỏng vấn bạn

Chúng ta thường có xu hướng rất thích nói về bản thân. Vì thế, hãy dành từ 1 đến 2 câu hỏi cho người phỏng vấn bạn. Việc này sẽ giúp cho người phỏng vấn cởi mở hơn, thông qua đó giúp bạn có những đánh giá sơ nét về môi trường làm việc mới này. Nếu đây là một môi trường làm việc tốt, chắc chắn người trả lời sẽ cho bạn thấy được những ưu điểm tại đây. Ngược lại, bạn có thể xem xét có nên tiếp tục cho vòng phỏng vấn tiếp theo không để tránh làm mất thời gian đôi bên.

  • Anh/ chị làm việc ở đây được bao lâu rồi ạ ?
  • Anh/chị có thích môi trường làm việc ở đây không ?
  • Anh/chị thấy môi trường làm việc ở đây như thế nào ?

Những câu hỏi trước khi kết thúc phỏng vấn

Trước khi ra về, đừng quên dành cho nhà tuyển dụng những câu hỏi liên quan về kết quả phỏng vấn. Điều này cho thấy bạn quan tâm và mong muốn cơ hội làm việc tại công ty. Chính thái độ nhiệt huyết và hào hứng muốn có cơ hội làm việc tại đây sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.

  • Khi nào tôi biết được kết quả phỏng vấn ?
  • Tôi phải giữ liên lạc với ai để được thông báo kết quả phỏng vấn ?

Những điều không nên hỏi nhà tuyển dụng

Bên cạnh những điều cần hỏi nhà tuyển dụng khi được đặt câu hỏi “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” thì bạn cần lưu ý những điều không nên hỏi nhà tuyển dụng khi đối mặt với câu hỏi nay sau

  • Tránh những câu hỏi xoay quanh giờ nghỉ giải lao, bữa trưa, thời gian nghỉ phép, hoặc số giờ làm việc mỗi ngày. Những câu hỏi này có thể tạo cảm giác bạn chỉ quan tâm đến việc hưởng thụ hơn là công việc.
  • Hạn chế hỏi về gia đình, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, hoặc đời sống tinh thần của người phỏng vấn. Việc này có thể tạo ấn tượng không tích cực và dễ tạo ra những thông tin không chính xác.
  • Tránh những câu hỏi mà bạn có thể tự trả lời bằng cách nghiên cứu trước về thông tin cơ bản của công ty. Điều này giúp thể hiện sự chuẩn bị và chuyên nghiệp.
  • Nếu đây là vòng phỏng vấn đầu tiên, hạn chế hỏi về lương và phúc lợi. Điều này có thể tạo ấn tượng không tích cực về sự quan tâm của bạn đối với công việc.
  • Tránh đặt những câu hỏi phức tạp hoặc liên quan đến nhiều vấn đề cần giải thích. Hãy tập trung vào một câu hỏi tại một thời điểm để tránh làm cho người phỏng vấn cảm thấy áp đặt.

đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Những điều không nên hỏi nhà tuyển dụng

Trên thực tế sẽ có nhiều tình huống xảy ra khi phỏng vấn, tùy thuộc vào hoàn cảnh bạn có thể lựa chọn câu hỏi cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên khôn khéo trong việc đưa ra câu hỏi hợp lý, khai thác được nhiều khía cạnh liên quan đến công việc, tránh lan man khiến câu hỏi trở nên sáo rỗng. Một câu hỏi hay sẽ nâng tầm bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy tận dụng cơ hội giúp bạn trở nên khác biệt hơn so với ứng viên khác nhé. Với những gì đã chia sẻ, hy vọng bạn đã biết cách “ứng phó” với câu hỏi “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không”. Cũng như buổi phỏng vấn của bạn sẽ diễn ra một cách thành công tốt đẹp hơn.

>> Xem thêm: Những sai lầm thường gặp khi tìm việc trên LinkedIn

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thực trạng nhân sự và tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ Nhân tạo giai đoạn 2024-2025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2024 – VietnamWorks inTECH - thương hiệu việc làm & tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT),...

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi...

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Bài Viết Liên Quan

Thực trạng nhân sự và tuyển dụng ngành Công nghệ Thông tin trong làn sóng Trí tuệ Nhân tạo giai đoạn 2024-2025

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2024 – VietnamWorks inTECH - thương hiệu việc...

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers