adsads
1200x900 1 1
Lượt Xem 740

1. Nhấn mạnh đãi ngộ hấp dẫn và tính chất công việc phù hợp

Một sự thật hiển nhiên là chế độ đãi ngộ và lương thường là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định nhận việc của ứng viên dù trong bất kì ngành nghề nào, không chỉ riêng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng khác được xếp ngang hàng với tiền lương đó chính là tính chất ổn định trong công việc.

Ngoài ra, tính linh hoạt, môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp là tất cả những đặc thù bạn cần làm nổi bật trong hồ sơ xây dựng thương hiệu của công ty bạn, đặc biệt khi cố gắng săn lùng những nhân tài trẻ mới tham gia thị trường lao động.

2. Nâng cao trải nghiệm ứng viên của bạn

Bởi vì ứng viên công nghệ thông tin ngày nay, đặc biệt là GenZ, sở hữu rất nhiều kỹ năng chuyên môn sâu rộng, nên bạn cần chú ý rằng họ sẽ dễ dàng trở nên thiếu kiên nhẫn đối với các quy trình tuyển dụng rườm rà và kém hiệu quả. Cùng với sự tập trung cao độ của họ vào tính minh bạch và giao tiếp tại nơi làm việc, kỳ vọng về buổi phỏng vấn và quy trình tuyển dụng của họ rất cao. Vì thế, các ứng viên sẽ cho rằng bạn đã đầu tư một cách chỉn chu, nghiêm túc và ứng dụng công nghệ để mang lại trải nghiệm tốt cho ứng viên.

3. Xem xét kỹ yêu cầu công việc

Những nhân sự công nghệ thông tin trẻ dù họ sở hữu nhiều kỹ năng có giá trị cho doanh nghiệp, nhưng thường là những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp của mình. 

Vì lý do đó, những nhà tuyển dụng không hoạt động trong lĩnh vực này muốn điều chỉnh chiến lược tuyển dụng để ưu tiên những người lao động trẻ hơn cần phải suy nghĩ kỹ càng về các yêu cầu được liệt kê trong bản mô tả công việc hướng đến những tài năng trẻ này. Bảng mô tả công việc tất nhiên sẽ cần phải cụ thể và chi tiết, đặc biệt là phải thực sự liên quan đến vị trí mà ứng viên đảm nhận.

4. Xây dựng hệ thống tài năng công nghệ của bạn sớm hơn

Việc tuyển dụng nhân tài công nghệ một cách hiệu quả vào làm việc cho các doanh nghiệp non-tech nên được bắt đầu trước khi bạn thông báo tuyển dụng một cách công khai. Nhà tuyển dụng cần xây dựng và thúc đẩy nguồn nhân tài trẻ này bằng cách:

  • Tạo ra các chương trình thực tập để kết nối với nhân tài ngay cả trước khi họ tốt nghiệp và cung cấp cho họ kinh nghiệm thực tế trong ngành của bạn
  • Hợp tác với các trường học, đặc biệt là những trường có chương trình phù hợp, để tham gia các hội chợ nghề nghiệp và tổ chức các sự kiện nơi sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn về các mục tiêu công nghệ cụ thể của công ty bạn.
  • Tối ưu hóa hồ sơ công ty của bạn để nâng cao thương hiệu và thu hút những tài năng công nghệ trẻ

đồng nghiệp gen Z

Những cách này sẽ giúp những doanh nghiệp non-tech tạo dựng mối quan hệ bền chặt với những ứng viên công nghệ trẻ tuổi trước khi họ gia nhập thị trường việc làm. Từ đó, gia tăng hiệu quả tuyển dụng và chiêu mộ được những ứng viên tiềm năng gia nhập vào đội ngũ của mình.

Có thể nói, quá trình tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài công nghệ thông tin đòi hỏi các doanh nghiệp non-tech phải có chiến lược, kế hoạch trong dài hạn và phải được quan tâm đầu tư đúng mức. Đặc biệt là khi ngoài kia, những gã khổng lồ trong ngành đang săn lùng và tuyển dụng ồ ạt những nhân tài trẻ này. 

VietnamWorks hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn bí quyết để chiêu mộ nhân tài “high-tech” hiệu quả ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không hoạt động trong lĩnh vực này. Chúc bạn thành công trong hành trình nâng cao năng lực tuyển dụng của mình!

Xem thêm: Thu hút Nhân viên giỏi: 4 điều HR cần “cân nhắc” trước khi nói trong buổi phỏng vấn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers