adsads
Big 4 kiểm toán là gì
Lượt Xem 477

Chắc hẳn những ai quan tâm đến lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính đều đã nghe tới cụm từ Big 4. Vậy Big 4 kiểm toán là gì? Top 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có gì mà lại khiến nhiều người ao ước được gia nhập như vậy? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu những thông tin tổng quan nhất về khái niệm này trong bài viết dưới đây.

Big 4 kiểm toán là gì?

Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 (Big Four) là thuật ngữ dùng để mô tả Top 4 công ty hàng đầu trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nhắc đến Big 4 kiểm toán, người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu thế giới bao gồm: Deloitte, PwC, EY và KPMG. 

Đây là 4 công ty lớn nhất thế giới với quy mô, doanh thu cao nhất, cùng bề dày lịch sử hàng trăm năm. Các công ty này hình thành từ những ngày sơ khai của ngành kiểm toán, cùng đồng hành và phát triển cho đến hôm nay.

Giải mã Big 4 kiểm toán là gì?

Giải mã Big 4 kiểm toán chi tiết

Lịch sử hình thành của Big 4 kiểm toán 

Trước năm 1989 thị trường kiểm toán có đến 8 công ty hàng đầu thế giới được gọi là The Big 8. Sau khi trải qua thời gian dài hoạt động, các công ty tiến hành sáp nhập, giải thể và thu gọn dần thành Big 6, Big 5. Đến năm 2002, vụ bê bối kiểm toán lớn nhất thế giới xảy ra, từ đó Big 4 ra đời và tồn tại như hiện nay.

Rút kinh nghiệm từ các “biến cố” trong quá khứ, Big 4 đã thiết lập nhiều chi nhánh trên toàn cầu với mô hình quản lý và sở hữu độc lập.

Ví dụ cụ thể: văn phòng KPMG có trụ sở tại London sẽ chỉ cung cấp dịch vụ cho tổ chức ở Vương quốc Anh.

Cụ thể, bảy công ty kiểm toán hàng đầu thế giới trước năm 1989 bao gồm Arthur Andersen, Arthur Young, Deloitte Haskins & Sells, Ernst & Whitney, Peat Marwick Mitchell, Price Waterhouse, Touche Ross và Coopers & Lybrand.

Năm 1989, đã xảy ra hai vụ sáp nhập lớn, dẫn đến sự chuyển đổi từ Big 8 thành Big 6:

  • Ernst & Whinney sáp nhập với Arthur Young để trở thành Ernst & Young.
  • Deloitte Haskins & Sells sáp nhập với Touche Ross, tạo thành Deloitte Touche.
  • Đến năm 1998, Price Waterhouse và Coopers & Lybrand đã sáp nhập thành PricewaterhouseCooper (PwC) và Big 6 chỉ còn lại Big 5.

Năm 2002, thế giới tài chính chấn động vì vụ gian lận tài chính của tập đoàn Enron và Arthur Andersen, công ty thực hiện kiểm toán cho Enron. Sau khi vụ việc gian lận tài chính của Enron bị lộ, Arthur Andersen đã tự nguyện nộp lại giấy phép hành nghề kiểm toán, đồng thời bị buộc tội liên quan đến việc thực hiện kiểm toán cho tập đoàn Enron. Mặc dù sau đó, Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định gỡ bỏ cáo buộc, nhưng Arthur Andersen không thể hoạt động trở lại.

Công ty kiểm toán Deloitte

Deloitte Touche Tohmatsu Limited (thường được gọi là Deloitte) là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp toàn cầu được thành lập vào năm 1845 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Deloitte hiện là một trong những tập đoàn dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới về doanh thu và số lượng chuyên gia và là một trong “Big 4” kiểm toán, cùng với EY, KPMG và PricewaterhouseCoopers.

Công ty được sáng lập bởi William Welch Deloitte vào năm 1845 tại Luân Đôn và mở rộng sang thị trường Mỹ vào năm 1890. Năm 1972, Deloitte sáp nhập với Haskins & Sells, tạo thành Deloitte Haskins & Sells. Đến năm 1989, công ty tiếp tục sáp nhập với Touche Ross tại Hoa Kỳ, thành lập nên Deloitte & Touche.

Năm 2002, Deloitte sáp nhập các chi nhánh của Arthur Andersen tại Anh, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Vào tháng 1/2013, tiếp tục mua lại công ty tư vấn chiến lược Monitor Group.

Hiện nay, Deloitte cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn, tài chính, quản lý rủi ro, thuế và pháp lý với hơn 334.800 chuyên gia trên toàn cầu. Năm tài chính 2021, Deloitte đạt doanh thu 50,2 tỷ USD. Theo Forbes, tính đến năm 2020, Deloitte là công ty tư nhân lớn thứ ba tại Mỹ.

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam được thành lập vào năm 2007, có văn phòng tại 34 Láng Hạ, Hà Nội, với vốn điều lệ 13 tỷ đồng và 58 kiểm toán viên được cấp phép vào năm 2022.

Thông tin cụ thể về công ty:

  • Năm thành lập: 1845
  • Địa chỉ trụ sở chính: London
  • Thuộc quốc gia: Vương quốc Anh
  • Số lượng nhân viên: Khoảng 412.000 (theo Forbes)
Công ty kiểm toán Deloitte

Công ty kiểm toán Deloitte

Công ty kiểm toán PwC

PricewaterhouseCoopers (PwC) là mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp lớn thứ hai trên thế giới và nằm trong nhóm “Big Four” công ty kiểm toán, cùng với Deloitte, EY và KPMG.

Tính đến tháng 10/2021, PwC hiện diện tại 167 quốc gia, với 742 văn phòng và 284.000 nhân viên. Đến năm 2019, phân bố nhân sự của PwC gồm 26% tại Hoa Kỳ, 26% ở Châu Á, 32% ở Tây Âu và 5% tại Trung Đông và Châu Phi.

Coopers & Lybrand và Price Waterhouse đều là những công ty lâu đời từ thế kỷ 19. Thương hiệu PwC chính thức ra mắt vào tháng 09/2010 như một phần của quá trình tái định vị thương hiệu.

Theo báo cáo tài chính năm 2021, PwC đạt tổng doanh thu 45,1 tỷ USD với 295.000 nhân viên. PwC Việt Nam đã thành lập văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào năm 1994. Trên trang web chính thức, PwC Việt Nam giới thiệu đội ngũ hơn 1.000 nhân viên trong và ngoài nước với kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài ra, PwC Việt Nam có một công ty luật 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh và có chi nhánh tại Hà Nội.

Thông tin cụ thể về công ty:

  • Năm thành lập: 1849
  • Địa chỉ trụ sở chính: London
  • Thuộc quốc gia: Vương quốc Anh
  • Số lượng nhân viên: Có khoảng 223.500 (năm 2016)

Các bài thi tuyển của PwC không đề cập quá sâu đến kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm xuất sắc.

Công ty kiểm toán PwC

Công ty kiểm toán PwC

Công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y)

Năm 1989, E&Y chính thức sáp nhập từ 2 công ty Ernst & Whinney và Arthur Young & Co. EY. Đây là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và chiến lược.

E&Y hiện đang hoạt động dưới mô hình mạng lưới các công ty thành viên với mỗi công ty thành viên là một pháp nhân riêng biệt tại từng quốc gia. Hiện nay, E&Y có 270.000 nhân viên tại 700 văn phòng ở 150 quốc gia trên thế giới, cung cấp các dịch vụ bảo đảm (bao gồm kiểm toán tài chính), thuế và tư vấn.

EY ngày nay là kết quả từ nhiều lần sáp nhập các tổ chức tiền thân tại Anh và Mỹ, bắt đầu từ những năm 1890. Tổ chức đầu tiên, Harding & Pullein, thành lập tại Anh năm 1849, sau đổi thành Whinney Smith & Whinney vào năm 1894 khi Frederick Whinney gia nhập ban lãnh đạo.

Ở Mỹ, Ernst & Ernst ra đời tại Cleveland năm 1903, sáng lập bởi Alwin C. Ernst và em trai Theodore, trong khi Arthur Young thành lập Arthur Young & Co. tại Chicago vào năm 1906. Năm 1979, Ernst & Ernst và Whinney Smith & Whinney hợp thành Ernst & Whinney, sau đó sáp nhập với Arthur Young năm 1989 để trở thành Ernst & Young.

Tháng 10/1997, EY lên kế hoạch sáp nhập với KPMG để tạo thành tập đoàn dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới, nhưng kế hoạch bị hủy vì nhiều lý do như chi phí và ý kiến trái chiều của nhân viên. Tính đến 2021, EY đạt doanh thu 40 tỷ USD và có 312.250 nhân viên toàn cầu.

EY Việt Nam, thành lập năm 1992, là công ty kiểm toán và tư vấn đầu tiên 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, với văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM cùng đội ngũ 1.400 nhân viên.

Thông tin cụ thể về công ty:

  • Năm thành lập: 1989
  • Địa chỉ trụ sở chính: London
  • Thuộc quốc gia: Vương quốc Anh
  • Số lượng nhân viên: Có khoảng 365.000 (theo Forbes)
Công ty kiểm toán E&Y

Công ty kiểm toán E&Y

Công ty kiểm toán KPMG

KPMG, một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cùng với Deloitte, EY và PwC, có trụ sở tại Amstelveen, Hà Lan và hoạt động tại 144 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 236.000 nhân viên. Công ty cung cấp ba nhóm dịch vụ chính: kiểm toán, thuế và tư vấn quản lý/tài chính.

KPMG International hoạt động như một “hợp tác xã” kiểu Thụy Sĩ, điều phối mạng lưới các công ty thành viên độc lập trên toàn cầu, tất cả đều liên kết chặt chẽ với KPMG International để đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng nhất.

KPMG là kết quả của nhiều cuộc sáp nhập lớn trong lịch sử, hình thành nên một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.

  • Năm 1870, William Barclay Peat thành lập công ty kế toán William Barclay Peat & Co. tại Luân Đôn.
  • Năm 1877, công ty Thomson McLintock mở văn phòng đầu tiên ở Glasgow, Scotland.
  • Năm 1911, Peat & Co. sáp nhập với Marwick Mitchell & Co., trở thành Peat Marwick.
  • Năm 1917, Piet Klynveld mở công ty kế toán tại Amsterdam, sau này sáp nhập thành Klynveld Kraayenhof & Co.
  • Năm 1979, các công ty Klynveld Kraayenhof & Co. (Hà Lan), Thomson McLintock (Hoa Kỳ) và Deutsche Treuhandgesellschaft (Đức) hợp thành KMG (Klynveld Main Goerdeler).
  • Năm 1987, KMG và Peat Marwick sáp nhập, tạo nên KPMG.
  • Năm 1991, công ty đổi tên thành KPMG Peat Marwick McClintock, nhưng đến năm 1995, chính thức rút gọn tên thành KPMG.

Tên gọi KPMG được ghép từ tên của những người sáng lập và lãnh đạo có ảnh hưởng trong quá trình hình thành công ty:

  • K là Piet Klynveld, người sáng lập công ty Klynveld Kraayenhof & Co. tại Hà Lan.
  • P là William Barclay Peat, người sáng lập William Barclay Peat & Co. tại Vương Quốc Anh.
  • M là James Marwick, người sáng lập Marwick, Mitchell & Co. tại Hoa Kỳ.

G là Reinhard Goerdeler, cựu Chủ tịch của KPMG, người đã đóng góp lớn trong việc hợp nhất và thành lập KPMG như một công ty toàn cầu.

Thông tin cụ thể về công ty:

  • Năm thành lập: 1987
  • Địa chỉ trụ sở chính: Amstelveen
  • Thuộc quốc gia: Hà Lan
  • Số lượng nhân viên: Có khoảng 219.000 (theo Forbes)

Tương tự các tổ chức khác, KPMG luôn tập trung bổ sung những kiến thức và cung cấp dịch vụ chất lượng cho nhân viên. Hiện nay KPMG nâng cao độ khó của các bài tuyển dụng, đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng khác xuất sắc.

Công ty kiểm toán KPMG

Công ty kiểm toán KPMG

Lý do khiến Big 4 kiểm toán được nhiều bạn trẻ khao khát làm việc

Big 4 kiểm toán luôn là môi trường làm việc mơ ước của rất nhiều người trong ngành kế – kiểm toán. Lý do gì khiến Big 4 có sức hút với các ứng viên đến vậy? Dưới đây là một vài yếu tố góp phần tạo nên sự hấp dẫn của Big 4.

Môi trường chuyên nghiệp, lành mạnh

Lý do hàng đầu khiến nhiều ứng viên mong muốn gia nhập Big 4 là môi trường làm việc tại đây đều thoải mái và chuyên nghiệp. Các công ty đánh giá cao năng lực nhân viên dựa trên kỹ năng và trình độ của từng người một cách công bằng, minh bạch.

Bên cạnh đó, nhân viên trong Big 4 sẽ được rèn luyện tính cẩn thận, thái độ và tác phong chuyên nghiệp. Chính môi trường làm việc lành mạnh này đã giúp các công ty thu hút nhiều ứng viên tài năng và xuất sắc.

Rèn luyện tư duy hiểu gốc rễ mọi vấn đề

Công ty Big 4 luôn đặt ra quan điểm tư duy “Why” và “How” để nhân viên hiểu gốc rễ vấn đề và xem xét trên nhiều khía cạnh. Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu để giải quyết dứt điểm các vấn đề, làm tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Được học hỏi, phát triển liên tục

Đặc quyền khi gia nhập Big 4 là nhân viên sẽ được định hướng phát triển và hỗ trợ nhiệt tình. Bạn có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ của bản thân trong quá trình làm việc để cải thiện kỹ năng và nâng cao trình độ.

Bên cạnh đó, làm việc trong các công ty này bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều với khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Qua đó có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, mở rộng mối quan hệ trong môi trường làm việc.

Lý do khiến Big 4 kiểm toán được yêu thích

Lý do khiến Big 4 kiểm toán được yêu thích

Trở thành bệ phóng tốt cho sự nghiệp

Tham gia công ty đa quốc gia với các hoạt động trong nhiều lĩnh vực và mạng lưới khách hàng rộng khắp toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn trau dồi kỹ năng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Có thể nói Big 4 kiểm toán sẽ là bệ phóng tốt nhất để bạn có sự nghiệp rộng mở.

Sẵn sàng trả mức lương hấp dẫn

Big 4 sẵn sàng trả thù lao vô cùng hấp dẫn tương xứng với công sức nhân viên bỏ ra. Tùy vào từng công việc và vị trí mà nhân viên có thể nhận lương từ vài chục đến hàng tỷ đồng. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều người khao khát làm việc tại Big 4.

Big 4 sẵn sàng trả thù lao vô cùng hấp dẫn

Big 4 sẵn sàng trả thù lao vô cùng hấp dẫn

Luôn hướng tới chất lượng dịch vụ tuyệt vời

Chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động của Big 4. Đó là lý do họ luôn đặt ra tiêu chuẩn cao trong việc tuyển dụng và phát triển trình độ, kỹ năng của nhân viên.

Big 4 cũng hướng đến sự tuyệt vời và chất lượng nhất cho khách hàng bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất. Liên tục nghiên cứu và tìm ra giải pháp tối ưu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu về Big 4 ở Việt Nam và cơ hội ứng tuyển tiềm năng.

> Mời bạn đón đọc thêm các bài viết hay sau:

Cần đáp ứng điều kiện gì để gia nhập Big 4 kiểm toán?

Để có cơ hội trở thành nhân viên của Big 4, ứng viên cần đáp ứng những điều kiện sau.

Có bằng cấp chuyên môn phù hợp

Hầu hết Big 4 kiểm toán đều yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngành kế toán hoặc các ngành tương tự. Tuy nhiên một số vị trí thực tập sinh không yêu cầu bằng thạc sĩ, điều này cho phép các ứng viên chưa có kinh nghiệm có thể ứng tuyển.

Yêu cầu đầu vào của Big 4 cũng có thể thay đổi theo vị trí công việc là khu vực của công ty.

Kết quả học tập nổi bật, điểm số tốt

Kết quả học tập nổi bật, cụ thể là điểm GPA cao cũng là một trong những cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Big 4 thường yêu cầu ứng yên có GPA tối thiểu là 3.0 trên thang điểm 4.0 để đo lường năng lực ứng viên. Tuy nhiên các công ty cũng xem xét hồ sơ dựa trên nhiều yếu tố khác như kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm và thái độ.

Cần đáp ứng điều kiện gì để gia nhập Big 4 kiểm toán?

Kết quả học tập tốt sẽ đáp ứng điều kiện để gia nhập Big 4

Chứng chỉ chuyên ngành phù hợp với công việc

Các chứng chỉ chuyên ngành CMA, CPA, ACCA, CIA,… sẽ giúp ứng viên có lợi thế lớn trong quá trình ứng tuyển. Các công ty sẽ đánh giá cao những hồ sơ có chứng chỉ liên quan đến các lĩnh vực này. Bên cạnh đó nó cũng sẽ giúp ứng viên có thể nhận được thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung.

Kinh nghiệm làm việc

Một vài vị trí trong Big 4 kiểm toán sẽ yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm quản lý. Thông thường các công ty sẽ tuyển dụng chuyên gia có vài năm kinh nghiệm để ứng viên nhanh chóng tiếp cận, giải quyết vấn đề tốt hơn.

Big 4 kiểm toán có yêu cầu kinh nghiệm khi ứng tuyển

Big 4 kiểm toán có yêu cầu kinh nghiệm khi ứng tuyển

Kỹ năng khác cần trang bị

Ứng viên sẽ được đánh giá cao nếu sở hữu các kỹ năng mềm, cụ thể:

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ với ngành kế toán, kiểm toán mà trong tất cả các lĩnh vực. Big 4 đòi hỏi ứng viên phải có khả năng tương tác với khách hàng, khả năng thuyết phục, giải thích và trình bày công việc tốt.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Dự án trong công ty thường sẽ được chia nhỏ cho các nhóm, mỗi thành viên cần trao đổi và hợp tác chặt chẽ với nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc. Kỹ năng này sẽ bao gồm khả năng chia sẻ thông tin, tôn trọng ý kiến đồng nghiệp và giải quyết xung đột nếu có.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình kiểm toán sẽ thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề phức tạp. Do đó ứng viên cần có khả năng suy luận, giải quyết vấn đề xuất sắc để đưa ra giải pháp làm tăng sự tin tưởng của khách hàng và đối tác.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Tính chất công việc và lượng dự án của Big 4 vô cùng nhiều đòi hỏi ứng viên phải hoàn thành công việc trong thời gian đã định mà vẫn phải đảm bảo chất lượng.
  • Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu cho những ứng viên làm việc trong công ty đa quốc gia. Ứng viên cần có khả năng ngoại ngữ tốt để thực hiện công việc, đóng góp ý kiến và đưa ra giải pháp cho các vấn đề.
  • Tư duy phản biện: Công việc thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán đòi hỏi ứng viên phải có khả năng đánh giá thông tin khách quan và logic. Tư duy phản biện sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn khi giải quyết vấn đề phức tạp.
Cần trang bị thêm kỹ năng khi ứng tuyển

Cần trang bị thêm kỹ năng khi ứng tuyển

Nhìn chung cơ hội làm việc tại Big 4 kiểm toán chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển mạnh mẽ kỹ năng của bản thân. Nếu bạn mong muốn trở thành nhân viên của Big 4, hãy không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng kiểm toán.

Trên đây là những thông tin về Big 4 kiểm toán, mong rằng những gì HRI chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn hiểu hơn về Big 4. Nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm và định hướng nghề nghiệp, hãy theo dõi HRI mỗi ngày để được cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: tuyển dụng FPT, Gearvn tuyển dụng, KiotViet tuyển dụng, Concentrix tuyển dụng, Canon tuyển dụng, GSM tuyển dụng, Axon tuyển dụng và Appota tuyển dụng.

Tham khảo cách viết email xin thực tập dễ dàng gây ấn tượng và hướng dẫn thực hiện nhật ký thực tập, báo cáo thực tập.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers