adsads
các vị trí phòng marketing
Lượt Xem 231

Marketing hiện đang là một trong những ngành nghề thu hút ứng viên nhất hiện nay. Bởi ngoài cơ hội nghề nghiệp cao, đây còn là chuyên ngành giúp nhiều bạn trẻ thu về mức lương khủng. Vậy chuyên ngành này có những cơ hội việc làm nào? Các vị trí trong phòng marketing là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn qua bài viết sau đây nhé.

Phòng Marketing là gì?

Bộ phận Marketing, hay Phòng Marketing, đóng vai trò quan trọng như một liên kết kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường, cũng như giữa sản phẩm và khách hàng tiềm năng. Vì vậy, đây là một phần không thể thiếu của mỗi tổ chức kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng biến động như hiện nay.

Các vị trí trong phòng marketing của doanh nghiệp

Như chúng ta biết, marketing là từ ngắn gọn nhưng bao hàm nhiều công việc khác nhau. Để một hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả, cần nhiều công đoạn và nhân lực kết hợp cùng nhau thực hiện. Vậy phòng marketing có những vị trí nào? Trên thị trường việc làm hiện nay, Marketing được tuyển dụng cho nhiều vị trí khác nhau như: Nhân viên quảng cáo, Nhân viên PR, Chuyên viên SEO,… Trong đó, các vị trí trong phòng marketing bao gồm:

Giám đốc Marketing

Đầu tiên, một trong các vị trí trong phòng marketing quan trọng nhất phải kể đến giám đốc marketing. Đây là vị trí đầu tàu quyết định mọi hoạt động, hiệu quả quảng bá với giám đốc doanh nghiệp. Ở nhiều công ty, giám đốc marketing còn kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu. 

Ở vị trí này, bạn cần chịu trách nhiệm với các hoạt động sau:

  • Đưa ra định hướng marketing 
  • Đại diện doanh nghiệp phát ngôn
  • Đề xuất/ lên kế hoạch triển khai hoạt động marketing
  • Đào tạo nhân viên marketing cấp dưới
  • Chịu trách nhiệm mọi hoạt động/hiệu quả marketing với giám đốc.

Xem thêm: Giám đốc Marketing là gì? Mức thu nhập hiện nay

Nhân viên quảng cáo

Đây cũng là một trong các vị trí trong phòng marketing quan trọng. Vị trí này xuất hiện khi chiến dịch quảng cáo phải trả phí. Nhân viên quảng cáo phải nhạy bén với số liệu và nhạy bén để tìm ra phương thức quảng cáo đạt hiệu quả với chi phí hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Công việc của vị trí này là tìm kênh quảng bá sản phẩm, thương hiệu như: báo, đài, truyền thông. Lĩnh vực này tương đối rộng, tùy theo từng chiến lược khác nhau mà nhân viên quảng cáo sẽ lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp.

Công việc chính của nhân viên quảng cáo bao gồm:

  • Quản lý, xây dựng các kênh quảng bá
  • Phụ trách vấn đề liên quan đến truyền thông
  • Quản lý bài đăng, hình ảnh liên quan đến thương hiệu sản phẩm/công ty
  • Nghiên cứu xu hướng thị trường để mua quảng cáo phù hợp

Chuyên viên SEO

Chuyên viên SEO là cái tên tiép theo trong danh sách các vị trí trong phòng marketing của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều người sử dụng google làm công cụ tìm kiếm. Làm sao để đưa sản phẩm, doanh nghiệp bạn chiếm nhiều lượt tìm kiếm sẽ giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Một nhân viên SEO chỉ hài lòng khi mục tiêu quảng bá của họ đạt TOP đầu tìm kiếm trên google. Để làm được điều đó, nhiều công ty sẵn sàng chi tiền để được đẩy tin lên đầu trang tìm kiếm. Nếu không, chuyên viên SEO có thể nghiên cứu từ khóa Hot nhất để chèn vào bài viết/ website của mình để kích lượt truy cập tự nhiên. 

Ví dụ: Bạn muốn quảng cáo balo đến người tiêu dùng. Làm sao để khách hàng tìm kiếm cụm từ “balo”, website bán hàng của bạn hiện lên Top đầu là thành công. 

Để làm tốt vị trí này, bạn cần nhạy bén và có khả năng phân tích để tìm ra quy luật của từ khóa. Công việc của SEO bao gồm:

  • Tối ưu chỉ số trên website
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Xây dựng liên kết
  • Đánh giá và cải thiện website 
các vị trí trong phòng marketing

Các vị trí trong phòng marketing

Nhân viên Content Marketing

Cái tên tiếp theo trong danh sách các vị trí trong phòng marketing là gì? Đi kèm với tốc độ phát triển của Internet, content marketing là một trong những hoạt động không thể thiếu để tiếp cận khách hàng. Đây là vị trí sáng tạo nội dung bài đăng để quảng bá đưa thương hiệu doanh nghiệp hoặc sản phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.. Content marketing được áp dụng thông qua cách viết bài chuẩn SEO, chạy quảng cáo facebook/google,… để gia tăng lượt tìm kiếm. Một content marketing giỏi không những đem lại doanh thu, mà còn giúp tìm kiếm được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Vị trí này cần làm những công việc như:

  • Lên kế hoạch phát triển nội dung website.
  • Tìm kiếm chiến lược SEO trên các kênh khác nhau
  • Chịu trách nhiệm biên tập nội dung trước khi đưa lên website để quảng bá
  • Nghiên cứu đối tượng doanh nghiệp hướng tới để viết bài quảng cáo phù hợp.

Nhân viên PR (quan hệ công chúng)

Một trong các vị trí trong phòng marketing hấp dẫn phải kể đến nhân viên PR. Vậy PR là làm gì? Hay PR sản phẩm là gì? 

PR được hiểu là hoạt động giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu đến sản phẩm hay doanh nghiệp muốn quảng bá. Đây là phương pháp giúp tiếp cận người tiêu dùng thông qua giao tiếp hay các hoạt động tiếp xúc trực tiếp nhằm lôi kéo sự quan tâm từ khách hàng mục tiêu. Để làm được điều đó, nhân viên PR thường tổ chức sự kiện, triển lãm, hội nghị khách hàng,… để thu hút sự quan tâm từ công chúng. 

Nhân viên PR thường làm các công việc sau: 

  • Xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm/ công ty
  • Giải quyết rắc rối liên quan đến hình ảnh công ty
  • Tổ chức sự kiện quảng bá
  • Cập nhật thông tin lên website tổ chức
  • Tìm nguồn tài trợ
  • Nghiên cứu thị trường

Graphic designer

Graphic designer  là một trong các vị trí trong phòng marketing không thể thiếu. Để một chiến dịch quảng cáo thành công, bộ phận marketing cần phải có đội ngũ graphic designer chuyên nghiệp. Vậy graphic designer là gì?

Graphic designer còn được gọi là thiết kế đồ họa. Đây là nghệ thuật làm hài hòa hình ảnh và kiểu chữ để truyền tải thông điệp đến người xem. Chúng ta thường thấy những poster, hình ảnh ấn tượng trên đường phố, rạp chiếu phim hay tạp chí. Tất cả chúng đều nhằm mục đích đưa đến thông điệp hướng tới người tiêu dùng. Đây là ngành nghề thú vị dành riêng cho những bạn đam mê vi tính và thiết kế.

Công việc thường ngày của graphic designer thường là thiết kế ấn phẩm, bao bì, tạp chí dựa trên mục đích marketing. 

Giám đốc sáng tạo 

Một trong các vị trí trong phòng marketing không thể thiếu vị trí Giám đốc sáng tạo. Đây là một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch Marketing. Cụ thể, vị trí này có trách nhiệm:

  • Sáng tạo các ý tưởng Marketing và truyền tải chúng cho thương hiệu trong các chiến dịch marketing.
  • Xác định các kênh marketing phù hợp để phân phối các ý tưởng marketing, giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Đưa ra ý tưởng và thiết kế cần thiết để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
  • Phê duyệt và chỉnh sửa ý tưởng của phòng sáng tạo để đạt được những ý tưởng hoàn thiện và phù hợp nhất.
  • Giám sát, theo dõi và điều phối quá trình sáng tạo của phòng sáng tạo, đưa ra quyết định và giải pháp cải thiện để đáp ứng mục tiêu của chiến lược marketing.

Trưởng phòng Marketing

Đây là một trong các vị trí trong phòng marketing đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Cụ thể, vị trí này có trách nhiệm:

  • Điều hành và triển khai chiến lược từ Giám đốc để xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
  • Thiết lập kế hoạch quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ dựa trên kế hoạch tổng thể.
  • Quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch marketing, báo cáo định kỳ cho Tổng Giám đốc và giám sát hoạt động của các nguồn lực để đảm bảo hiệu suất thực hiện kế hoạch.
  • Tham gia đào tạo nhân lực để nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
  • Dự toán tài chính và nguồn lực cho các kế hoạch marketing.
  • Đề xuất giải pháp và xử lý các vấn đề kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu và doanh nghiệp.

Quản lý thương hiệu 

Quản lý thương hiệu cũng là một trong các vị trí trong phòng marketing nổi bật. Vị trí quản lý thương hiệu có nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả của thương hiệu. Cụ thể, vị trí này có trách nhiệm:

  • Theo dõi thường xuyên xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng và nghiên cứu chiến dịch của đối thủ.
  • Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu.
  • Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường.
  • Đảm bảo tính nhất quán giữa giá trị thương hiệu với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty.
  • Đưa ra ý tưởng hoặc yêu cầu nhân viên đưa ra ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông.
  • Giám sát hoạt động marketing và quảng cáo để đảm bảo tính nhất quán với chiến lược sản phẩm.
  • Dự kiến các rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi và báo cáo hiệu quả các chiến dịch marketing.

Thực tập sinh Marketing 

Phòng marketing gồm những vị trí nào? Vị trí thực tập sinh marketing có nhiệm vụ hỗ trợ và thực hiện các hoạt động marketing của công ty. Cụ thể:

  • Nghiên cứu và phân tích các chiến dịch marketing của đối thủ để đưa ra các giải pháp cải tiến cho chiến lược của công ty.
  • Phân tích và đánh giá xu hướng thị trường để đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cho công ty.
  • Hỗ trợ các nhóm truyền thông và bộ phận marketing của công ty để đạt được hiệu quả tối đa trong các chiến dịch marketing.
  • Hỗ trợ công tác marketing qua mạng xã hội, quản lý website, gửi email khách hàng, và các hoạt động truyền thông khác.
  • Hỗ trợ phân phối các tài liệu marketing để đảm bảo sự hấp dẫn và hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Cập nhật danh sách khách hàng để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Hỗ trợ lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng cáo, và các chiến dịch marketing khác để đạt được mục tiêu của công ty.

Video Editor 

Video Editor là một người hoặc phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng để chỉnh sửa và biên tập các tệp video. Công việc của Video Editor bao gồm:

  • Cắt ghép các phân đoạn video, 
  • Chỉnh sửa màu sắc, 
  • Thêm hiệu ứng âm thanh và hình ảnh, 
  • Tạo ra các chuyển cảnh mượt mà và tạo ra các sản phẩm video hoàn chỉnh.

Công việc của Video Editor yêu cầu kỹ năng sáng tạo, khả năng tư duy logic và chuyên môn về các công cụ và phần mềm chỉnh sửa video.

Lập trình viên 

Khác với các vị trí trong phòng marketing khác, vị trí Lập trình viên Web là tùy chọn nhưng rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp trên mặt trận website, landing page và phần mềm. Với vị trí này, doanh nghiệp có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề như thiết kế web theo yêu cầu, landing page chuyên nghiệp, lập trình phần mềm quản lý và chèn mã vào trang web.

Website là một phần không thể thiếu của hoạt động marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với vị trí Lập trình viên Web, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thuê đơn vị thiết kế web và tận dụng được lợi thế của sự chủ động. Lập trình viên giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều công việc khác nhau và chỉ cần 1-2 người để thực hiện những nhiệm vụ này trong phòng marketing.

Phòng marketing có những vị trí nào

Phòng marketing có những vị trí nào

Nhân viên tổ chức sự kiện 

Để tăng cường hoạt động truyền thông, việc tổ chức sự kiện thường xuyên, bao gồm cả sự kiện online và offline, là rất quan trọng. Với doanh nghiệp vừa và lớn, phòng marketing cần phải có nhân sự chuyên về tổ chức và triển khai sự kiện để đảm bảo sự thành công của các hoạt động này. Những sự kiện này sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm một cách rất hiệu quả.

Tổ chức các sự kiện là một trong những cách quan trọng để tạo sự chú ý đến sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Sự kiện có thể được tổ chức từ các buổi triển lãm, hội chợ, đến các buổi hội thảo, buổi gặp gỡ khách hàng và các hoạt động trực tuyến như webinar, livestream. Các sự kiện này cung cấp một cơ hội tuyệt vời để tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Vì vậy, việc có nhân sự chuyên về tổ chức sự kiện trong phòng marketing là rất cần thiết để đảm bảo thành công cho các hoạt động truyền thông và quảng bá của doanh nghiệp.

Giải pháp cho các doanh nghiệp không có phòng Marketing nội bộ

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có các vị trí trong phòng marketing, việc sử dụng “dịch vụ Marketing thuê ngoài” được coi là một giải pháp hiệu quả. Dịch vụ Marketing thuê ngoài mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tối ưu hóa nhân sự: Không cần phải đầu tư vào việc đào tạo nhân sự, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng một đội ngũ marketer chuyên nghiệp và có chuyên môn cao.
  • Tiết kiệm thời gian: Doanh nghiệp không phải dành quá nhiều nỗ lực cho các hoạt động tiếp thị, mà thay vào đó, mọi hoạt động này đều được phòng Marketing thuê ngoài đảm nhận.
  • Xây dựng hệ thống Marketing tổng thể: Dựa trên phân tích và đánh giá của doanh nghiệp hiện tại, dịch vụ Marketing thuê ngoài có thể giúp xây dựng chiến lược tiếp thị cụ thể và hiệu quả.
  • Luôn tiếp cận nhanh chóng với xu hướng Marketing mới: Nhờ vào sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu rộng về thị trường, phòng Marketing thuê ngoài giúp doanh nghiệp duy trì sự tiếp cận linh hoạt và nhanh chóng với các xu hướng mới trong lĩnh vực tiếp thị

Như đã phân tích trên, marketing đích thị là “miền đất hứa” dành cho nhiều bạn trẻ. Bạn có thể lựa chọn một trong các vị trí trong phòng marketing trên đây để xây dựng nghề nghiệp cho mình. Chỉ cần có quyết tâm và yêu thích với nghề, HR Insider tin bạn sẽ sớm thành công trên lĩnh vực này.

Xem thêm: 17 Ý tưởng digital marketing đột phá và sáng tạo dành cho doanh nghiệp 2023

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người lao động buộc phải chọn cách...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bài Viết Liên Quan

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers