adsads
Untitled design 11
Lượt Xem 8 K

Mary Abbajay là tổng giám đốc và là đồng sáng lập của công ty Careerstone chuyên về tư vấn định hướng phát triển kĩ năng lãnh đạo cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Cô hiện đang giữ chức vụ chủ tịch của hiệp hội các nhà lãnh đạo Washington.

Trong một nghiên cứu gần đây của Gallup – công ty chuyên về tư vấn phân tích doanh nghiệp, cho thấy rằng cứ một trong hai người nghỉ việc là vì “không còn muốn gặp sếp thêm một ngày nào”

Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên rằng có một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhiều nhân việc lại làm việc lâu hơn dưới trướng của một người sếp “tồi”. Tại sao lại như vậy?

 

Nghỉ việc không phải là chuyện dễ

Có nhiều lý do vì sao nhiều người vẫn kiên trì ở lại với một người sếp mà họ chẳng hề ưa. Sau đây là một số điển hình:

  • Kiếm việc mới sẽ tốn rất nhiều sức lực
  • Ngoài sếp ra thì đồng nghiệp/nơi làm việc hiện tại quá ổn.
  • Nghỉ việc thì lấy tiền đâu mà sống?
  • Chắc gì nghỉ việc rồi sẽ kiếm được vị trí khác tốt hơn.
  • Tốn bao nhiêu công sức để leo đến vị trí này rồi chẳng lẽ lại bắt đầu lại từ đầu?
  • Công việc hiện tại lương khá cao so với mặt bằng chung.
  • Kĩ năng tôi đang có chỉ phù hợp với công việc này mà thôi.
  • Chắc sau này sếp sẽ tốt hơn thôi mà.

Nhiều lý do trên bắt nguồn từ những vấn đề cơ bản về tâm lý học con người. Người thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng sẽ dễ bị kiệt quệ về tinh thần, và sức lực, khiến họ không có đủ dũng cảm để tìm kiếm một lối đi mới. Rất khó để nghỉ việc nếu tương lai chúng ta không đảm bảo rằng sẽ có một công việc khác tốt hơn đang chờ đợi. Sự mệt mỏi về tinh thần còn giới hạn tầm nhìn chúng ta ở một tương lai tích cực hơn, dẫn đến sự vô vọng cứ thế tiếp diễn.

Nỗi lo mất mát là một vấn đề tâm lý khiến chúng ta khó từ bỏ những gì ta đang có. Chúng ta thường đấu tranh để giữ lấy những gì đã từng phải cực khổ để đạt được. Trong môi trường làm việc, những thứ đó là mức lương, địa vị, sự ổn định, chức vị cao, mối quan hệ,…

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng người ta thường chịu đựng người sếp tồi tệ của mình vì họ đang giữ một chức vụ to tát, họ cảm thấy công việc của họ rất có ý nghĩa. Nói cách khác, nếu một người cảm thấy hài lòng về công việc của họ đang làm, họ vẫn sẽ tiếp tục dù cho sếp của họ có đối xử tồi tệ đến đâu.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thường hi vọng một ngày đẹp trời nào đó người sếp mà ta luôn khinh ghét sẽ thay đổi 180 độ, hoặc công ty sẽ có những biện pháp chỉnh đốn cấp lãnh đạo, và mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Mặc dù việc ở lại sẽ cho chúng ta một cảm giác an toàn, nhưng đi với nó là rất nhiều rủi ro. Một nghiên cứu trên 3.122 lao động nam ở Thụy Điển cho thấy những người làm việc với một người sếp tồi có tới 60% khả năng dễ bị đau tim, đột quỵ, các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Nghiên cứu khác tại Mỹ chỉ ra rằng nhân viên làm dưới trướng những người sếp tồi sẽ dễ bị trầm cảm, lo âu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Một vài nghiên cứu còn cho thấy có thể mất đến 22 tháng để lấy lại tinh thần và thể chất sau những tổn hại trong khoảng thời gian làm dưới một người sếp tồi tệ. Mặc dù nghỉ việc sẽ làm bạn bất an ở nhiều mặt, nhưng thực tế rằng nếu bạn cứ tiếp tục công việc đó thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Chế ngự như thế nào?

Nếu nghỉ việc không phải là lựa chọn cho bạn trong lúc này, có một số cách thức có thể giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng xấu của người sếp đó lên bạn. Với mỗi loại “sếp” (ức hiếp, quá đốc thúc,…) sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, sau đây là một số cách chung để giúp bạn kiểm soát tình hình.

Quên việc đóng góp ý kiến đi, hãy yêu cầu trực tiếp

đối phó với sếp

Điều đầu tiên ai cũng sẽ khuyên bạn đó chính là hãy đóng góp ý kiến với người sếp của bạn, nhưng chuyện đó chỉ có ích nếu như sếp của bạn sẵn sàng lắng nghe mà thôi. Vì vậy hãy thử đề xuất những điều mà bạn muốn. Hãy nói thẳng, rõ ràng và chi tiết càng tốt về những nhu cầu và sự hỗ trợ bạn cần để làm việc, giải thích căn kẽ vì sao làm như vậy sẽ có ích chung cho đội ngũ nhân viên và doanh nghiệp nói chung. Chọn lựa thời gian phù hợp để nói những điều này, lựa khoảng thời gian trong ngày mà sếp của bạn bình tĩnh và đang vui vẻ nhất. Chuẩn bị kĩ càng để ứng phó với mọi phản ứng của sếp.

Tìm thêm sự giúp đỡ từ người khác

Một cánh tay giúp đỡ là thứ không bao giờ thừa khi bạn đang ở trong một tình cảnh khó khăn. Hãy gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, có những giây phút giải tỏa căng thẳng ngoài giờ làm. Ngoài ra bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý để nói chuyện và giải bày.

Ngủ nhiều hơn và tập thể thao

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn là một phần không thể thiếu để bản thân chuẩn bị khi đương đầu với mọi tình huống khó khăn. Nếu có thể hãy dành một khoảng thời gian nghỉ phép và tìm những hoạt động bạn yêu thích. Những hoạt động giúp thư giãn tinh thần như tập yoga hay thiền có thể sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Tự trò chuyện với bản thân và liên tục nhắc nhở bản thân rằng mình không phải là vấn đề. Hãy nhớ rằng, bạn không thể thay đổi cách cư xử của người sếp, nhưng bạn có thể làm chủ những phản hồi hay bị ảnh hưởng như thế nào.

Tìm kiếm cơ hội khác ở trong chính công ty bạn đang làm việc

Luôn hiện hữu một cách để bạn thoát khoải người sếp khó ưa của bạn mà chẳng cần phải nhảy việc sang công ty khác. Hãy tìm kiếm những vị trí khác mà bạn thích, gặp gỡ những đồng nghiệp và quản lý trong các phòng ban khác, hãy suy nghĩ về việc kĩ năng của bạn có thế áp dụng được vào vị trí nào, biết đâu bạn lại tìm được một vị trí mà bạn càng yêu thích hơn.

Thử nói chuyện với ban nhân sự

Hãy tìm hiểu kĩ càng phòng ban nhân sự của bạn có thật sự hữu ích trong việc đón nhận ý kiến phàn nàn của nhân viên hay không. Hãy bày tỏ những vấn đề bạn gặp phải với sếp và những gì bạn đã làm cải thiện nó. Họ có thể đã giúp những người khác với trường hợp tương tự mà bạn đang gặp phải và sẽ có những cách thức giải quyết mới mà bạn chưa nghĩ ra.

Biết khi nào thì nên từ bỏ

đối phó với sếp

Hãy chấp nhận nghỉ việc nếu bạn đã thử hết mọi cách. Có những dấu hiệu sẽ cho bạn biết rằng đã đến lúc tìm việc mới. Nếu bạn sợ hãi phải đi làm việc mỗi ngày, bạn cảm thấy khổ sở tinh thần và cả thể chất ở nơi làm việc, bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về sếp hơn là công việc, sự căng thẳng từ công việc ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn, đó chính là lúc bạn nên nghỉ việc. Hãy cho phép bản thân từ bỏ những thứ không thể cải thiện được, vượt qua những sự sợ hãi về tương lai bất định khi bạn nghỉ việc.

Khi bạn đã quyết định nghỉ việc, hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ việc một cách chuyên nghiệp nhất có thể. Dù ý tưởng trút giận lên người sếp của bạn có thể giúp bạn giải tỏa, việc nãy có thể ảnh hưởng đến bạn sau này. Sau đây là một số bí kíp nho nhỏ:

#1 Bắt đầu ngay hành trình mới

Không có phép màu hay bí kíp hay ho gì ở đây cả: Bạn cần phải bắt đầu tìm việc mới ngay.

#2 Hãy thông báo việc bạn nghỉ việc một cách chỉnh chu

Tiêu chuẩn của các doanh nghiệp ngày nay là báo trước 02 tuần. Hãy viết một bức thư nghỉ việc hoàn chỉnh và có một cuộc nói chuyện trực tiếp với cấp trên của bạn về việc này. Hãy nhớ rằng bức thư nghỉ việc sẽ được lưu trữ trong hồ sơ làm việc của bạn và có thể được sử dụng sau này. Hãy đảm bảo bức thư ấy thật chỉnh chu và chuyên nghiệp.

#3 Có một kế hoạch hoàn chỉnh

Hãy lên một danh sách những việc bạn cần làm trước nghỉ và làm theo nó. Nếu bạn đã hứa sẽ hoàn thành một dự án nào đó, hãy hoàn thành nó. Đừng nhận quá nhiều việc mà bạn không thể hoàn thành, nhưng cũng đừng để những việc dang dở của bạn cho người khác. Hãy để cho đồng sự và sếp của bạn biết về tiến độ của mọi dự án bạn thực hiện.

#4 Sẵn sàng để ra đi đột ngột

Có thể bạn sẽ có một người sếp nóng tính và thật sự quá tồi tệ, họ có thể đuổi bạn ngay khi bạn vừa đưa bức thư nghỉ việc. Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, những giấy tờ quan trọng sẵn sàng trước khi bạn nộp thư. Hãy hoàn trả lại đầy đủ những tài sản của công ty mà bạn đang giữ. Điều mà bạn không muốn người khác nghĩ về mình một chút nào: Đó chính là bị đổ tội ăn cắp.

#5 Không nên nói xấu

Hãy cố đừng nói xấu người sếp cũ trong buổi phỏng vấn tiếp theo của bạn, kể cả khi bạn đã được nhận. Nhà tuyển dụng không hề biết bạn và người sếp của bạn đâu – tất cả cả những gì họ thấy đó chính là bạn là một người thích phàn nàn.

Hãy nhớ rằng, nghỉ việc là việc hết sức bình thường. Sự nghiệp và cuộc sống của bạn có thể tốt hơn vì nó.

 

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers