adsads
Shutterstock 2123293274 1
Lượt Xem 2 K

1. Nguyên nhân gây ra phát sinh mâu thuẫn với nhân viên

Quan điểm trái ngược nhau

Trong tập thể sẽ luôn có những cá nhân bất đồng quan điểm nhau, người càng có cá tính mạnh mẽ thì họ sẽ không dễ sẵn sàng thỏa hiệp. Đây là điều khá phổ biến ở bất kỳ môi trường công ty nào vì vậy bạn cần làm quen để có thể đưa ra những quyết định cho công việc tốt nhất.

Mục tiêu khác nhau

Khi một nhân viên đã quyết định theo đuổi mục tiêu của riêng mình mà không quan tâm đến việc đó có ảnh hưởng thế nào đến team thì điều này sẽ dẫn tới sự mâu thuẫn nội bộ giữa họ và đồng nghiệp. Chính vì nhân viên sẽ có những định hướng nhất định cho nên sự mâu thuẫn rất dễ dàng xảy ra đối với bạn.

Tính cách trái ngược nhau

Mỗi nhân viên sẽ có một tính các khác nhau, do vậy sự mâu thuẫn về tính cách nơi công sở là điều khó thể tránh khỏi. Với tính cách khác nhau thì dễ xảy ra những tình huống khó hiểu hoặc không tôn trọng đối phương dễ dẫn tới các mâu thuẫn. 

Giao tiếp không hiệu quả

Việc bạn giao tiếp không hiệu quả dẫn tới các hiểu lầm, mâu thuẫn giữa các thành viên trong team. Hay việc bạn truyền đạt thông tin sai hiệu quả có thể dẫn tới công việc thực hiện không chính xác và khi đó các thành viên sẽ đổ lỗi cho nhau. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong nhóm mà bạn cần lưu ý.

2. Những cách giải quyết khi phát sinh mâu thuẫn với nhân viên

Hãy lắng nghe

Những nhà quản lý và lãnh đạo cần phải biết lắng nghe những lý lẽ từ nhân viên của mình. Khi làm như vậy, người nhân viên sẽ cảm thấy họ được lắng nghe và tôn trọng trong tất cả các trường hợp khi có mâu thuẫn xảy ra, việc này có thể tạo ảnh hưởng tốt đến năng suất làm việc, tự chủ công việc của nhân viên. Chính vì lúc này, nhân viên tin rằng mình đã nhận được sự động viên, hỗ trợ xây dựng của cấp trên nữa.

Đưa ra hướng giải quyết

Sau khi đã lắng nghe những ý kiến , những chia sẻ của nhân viên thì dù là dưới hình thức tranh luận nào đi nữa, nhà lãnh đạo nên tìm cách phân tích nguyên nhân và cùng nhau giải quyết của mâu thuẫn này. Điều quan trọng là những giải quyết khiến cả hai bên đều hài lòng về kết quả và tránh được mâu thuẫn về lâu dài. 

Điều này cho phép nhân viên đưa ra những dự định mà họ có thể chấp thuận, sau khi hai bên đã thỏa hiệp cùng nhau. Một kế hoạch hành động do nhân viên đề ra có thể hiệu quả vì nó không giống như mệnh lệnh của cấp trên.

Hỗ trợ nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên

Đây là một kỹ năng quan trọng trong kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Bạn có thể yêu cầu nhân viên tự giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra. Bởi vì, họ đã là người trưởng thành và có thể hành động một cách chuyên nghiệp. Nếu bạn không chắc chắn rằng liệu họ có biết cách giải quyết hay không, hãy cho họ những lời khuyên mà họ có thể nói lên vấn đề của mình và đi đến thỏa hiệp. Đây là điều nên làm vì nó cho phép nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như sức lực cho việc hòa giải.

Có lẽ cách tốt nhất để đối phó với những mâu thuẫn ở công sở là không để những mâu thuẫn này xảy ra. Nếu có thì bạn hãy ngăn chặn việc này xảy ra bằng cách như bài viết đã nêu trên để giải quyết triệt để nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Học cách chi tiêu mùa Tết để chơi vẫn vui mà không “cháy túi”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers