adsads
bi quyet quan ly de nhan vien tam phuc khau phuc 3
Lượt Xem 7 K

Thể hiện tình yêu và sự động viên vô điều kiện

Cách quản lý nhân viên hiệu quả chính là bày tỏ cho các nhân viên thấy rằng bạn rất trân trọng những cảm xúc và thật sự lắng nghe họ mỗi khi họ phát biểu. Bởi có quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn sẽ dễ dàng phân tâm mỗi khi trò chuyện với cấp dưới của mình và các nhân viên thì lại vô cùng “nhạy cảm” nhận ra ngay điều này. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có những cuộc đối thoại tập trung với cấp dưới, thay vì chỉ hồi đáp bằng những câu thờ ơ.

Không chỉ vậy, cách bạn khuyến khích các nhân viên của mình cũng quan trọng không kém. Bằng cách nhấn mạnh vào những nỗ lực của cấp dưới, ví dụ như: “Tôi đánh giá rất cao cách anh/chị sử dụng phương pháp này” hay “Tôi biết anh/chị đã thực hiện nhiều lần…”, bạn sẽ bày tỏ sự ủng hộ hoặc động viên nhân viên tiếp tục phấn đấu.

Và cuối cùng, bạn đã biết cách quản lý nhân viên tốt nhất để khuyến khích nhân viên của mình là gì? Rất đơn giản, mỗi ngày chỉ cần dùng hành động hoặc lời nói thể hiện rằng bạn rất yêu quý họ là đủ.

 

Chứng tỏ rằng cấp dưới là sự ưu tiên hàng đầu của bạn

Chúng ta luôn phải đối mặt với những yêu cầu to lớn cần phải đáp ứng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt được đâu là vấn đề trọng tâm nên được ưu tiên giải quyết, chẳng hạn như việc dành thời gian cho các cấp dưới của mình từ những việc quan trọng, như thảo luận về deadline của các dự án. Để quản lý nhân viên hiệu quả, bạn phải liên tục và đều đặn lựa chọn các thứ tự ưu tiên của mình.

 

Cách thức quản lý nhân viên để họ “tâm phục khẩu phục”

Đặt nhân viên của bạn lên vị trí đầu tiên không có nghĩa bạn sẽ là một anh hùng! Bạn không nhất thiết phải hy sinh quá nhiều thời gian của mình cho người khác. Nhưng đôi lúc, bạn phải biết cách lựa chọn. Một biên tập viên của một tạp chí điện tử đã lựa chọn từ bỏ công việc của mình để gia nhập vào một vị trí thấp hơn ở Yahoo! chỉ để được làm việc chung với nhóm của cô ấy. Hãy chứng tỏ cho cấp dưới thấy rằng, họ luôn là ưu tiên hàng đầu bạn lựa chọn.

 

Tăng cường sức mạnh trong nhóm

Cách tốt nhất để rèn luyện kĩ năng cấp dưới và phân biệt phải trái là thiết lập những nguyên tắc và giới hạn rõ ràng, yêu cầu họ thực hiện đều đặn nghiêm túc. Đừng ngại việc đôi khi bạn thúc ép hay la ó nhân viên của mình, nhưng nếu bạn đang cảm thấy mình đang quản lý nhân viên quá đà, hãy cho nhân viên thời gian hoặc sắp xếp thời gian trò chuyện với họ. Đừng bao giờ đưa ra một hình phạt cụ thể cho đến khi bạn thật sự bình tĩnh.

Khi cấp dưới phá vỡ luật lệ bạn đặt ra, đừng ngay lập tức đưa ra lời trách móc có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của nhân viên. Hãy đưa ra một lời cảnh báo nghiêm túc và ngắn gọn với những vi phạm nhỏ, tạm đình chỉ công tác với những hành vi ảnh hưởng đến lợi ích tập thể hoặc lỗi nặng. Tuy nhiên, những hình phạt này phải thật sự hợp lí và thích đáng.

Bạn có thể sắp xếp một khu vực kỷ luật trong văn phòng làm việc, nơi những nhân viên vi phạm nguyên tắc công ty hoặc phạm lỗi sẽ bị yêu cầu di chuyển đến vị trí đó cho đến hết thời hạn phạt hoặc đến khi họ đã thay đổi hành vi của mình. Hãy đảm bảo rằng trong khu vực này sẽ hoàn toàn không có wi-fi hoặc sóng điện thoại.

 

Cách thức quản lý nhân viên để họ “tâm phục khẩu phục” 2

 

Việc kỷ luật không chỉ giới hạn ở những hình phạt, mà đó còn là những tấm gương tích cực được đưa ra để thiết lập nguyên tắc hướng các nhân viên noi theo. Chẳng hạn những hành động nhỏ được nhắc nhở thường xuyên như nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” mỗi khi đưa ra yêu cầu với người khác sẽ giúp nhân viên thấu hiểu được giá trị của sự hợp tác và giúp đỡ.

 

Rèn luyện tinh thần trách nhiệm

Một trong những món quà tuyệt vời nhất bạn có thể dành cho nhân viên của mình đó là hướng cấp dưới chịu trách nhiệm cho mọi việc họ đang làm. Việc yêu cầu nhân viên tự đưa ra các lựa chọn cho bản thân là bước đầu tiên phát triển tính tự lập cho nhân viên. Chẳng hạn như, cấp dưới của bạn có thể tự lựa chọn thực đơn hoặc trang phục đi làm, khuyến khích nhân viên có kinh nghiệm chủ động xung phong giúp đỡ bạn trong những việc lặt vặt như soạn thảo email, chuẩn bị nội dung thuyết trình. Quản lý nhân viên tức là hướng họ đến những suy nghĩ tích cực. Việc giao lại các nhiệm vụ này không chỉ giúp nhân viên của bạn đóng góp nhiều hơn, mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ.

Khi họ đối mặt với những thất bại hoặc bước lùi trong công việc, đừng vội chỉ trích mà hãy giúp họ nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết phù hợp. Chẳng hạn như một nhân viên phát hiện cộng sự “đánh cắp” ý tưởng của mình và bạn thừa biết điều này, hãy nói với nhân viên ấy rằng bạn đang khảo sát cả hai và xem xét liệu cộng sự kia có tự giác vinh danh người hợp tác hay không. Hoặc nếu nhân viên tâm sự rằng họ chẳng có bạn bè thân thiết nơi công sở, bạn hãy chỉ cách giúp họ mời cộng sự một buổi coffee, hoặc cùng soạn ra một lời nhắn tổ chức một buổi tiệc nhỏ sau giờ làm để thắt chặt tình cảm nhân viên.

 

Cách thức quản lý nhân viên để họ “tâm phục khẩu phục”

 

Tạo thói quen hợp tác nhóm

Những quy tắc văn hóa trong công ty có thể tạo ra sự tin cậy trong nhân viên. Các nhân viên phải đảm bảo rằng họ cần tuân thủ thực hiện các buổi sinh hoạt chung, như việc họp nhận nhiệm vụ buổi chiều sẽ được giao sau giờ trưa, việc vệ sinh cá nhân sẽ được thực hiện sau giờ kiểm tra chất lượng vào buổi chiều. Những nhân viên lâu năm hoặc có đóng góp tích cực sẽ được tham dự những sự kiện, khóa học rèn luyện kĩ năng hoặc ăn tối cùng các quản lí trong công ty để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Thực hiện những cách quản lý nhân sự này trong công ty sẽ làm tăng sự tự tin và hình thành tính hợp tác ở các nhân viên.

Văn hóa công ty cũng góp phần tạo nên một chiếc “neo” lưu giữ trải nghiệm và kết nối thế hệ này với thế hệ khác ở văn phòng. Chẳng hạn trong buổi tiệc sinh nhật một nhân vật trong công ty, hãy tổ chức một buổi hội tụ đa thế hệ nhân viên để tăng tính đoàn kết.

Cách thức quản lý nhân viên để họ “tâm phục khẩu phục”

 

Dành thời gian để nạp năng lượng

Đây là bí quyết quan trọng để bạn khiến nhân viên thoải mái và cũng giúp chính mình thư giãn. Bởi khi bạn cảm thấy vui vẻ, năng lượng tích cực từ bạn sẽ lan tỏa để các nhân viên cũng nhận thấy điều tương tự. Việc thiếu người, cô lập mình với cấp dưới, quá áp đặt bản thân vào công việc sẽ khiến chính bạn trở nên mệt mỏi, hoạt động kém hiệu quả và bị xem là quản lý nhân viên quá khắc khe. Vì vậy, hãy cho bản thân mình thời gian nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày để nạp năng lượng, lấy lại sự hòa đồng và thân thiện của bạn. Ví dụ như một buổi sáng nghỉ ngơi hoặc kỳ nghỉ dài ngày, hay việc chấp nhận để người khác hỗ trợ bạn thay vì ôm đồm công việc một mình. Và trên hết, hãy luôn tự tin vào kỹ năng quản lý nhân viên của mình. Đừng để những lời nhận xét trái chiều của những người ít kinh nghiệm hơn ảnh hưởng đến suy nghĩ và kế hoạch bạn đã đề ra.

 

— HR Insider —
Tìm kiếm ngay các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers