adsads
6 1200x900 2
Lượt Xem 4 K

Trì hoãn lời mời

Đây là cách gián tiếp từ chối lời mời, bạn không nói thẳng ra là không nhận lời mời. Nhưng bạn có thể tâm sự với đối phương về cuộc sống rất bận rộn của mình. Điều này sẽ giúp đối phương ngầm hiểu rằng bạn chưa sẵn sàng để đi đâu đó vào hôm nay mà có thể là một dịp nào đó gần nhất.

Trường hợp bạn muốn nói có nhưng bản thân lại đang có việc bận cần phải giải quyết, hoặc đơn giản là bạn mệt và cần nghỉ ngơi. Khi đó, bạn có thể cho họ biết rằng bạn sẵn sàng tham gia với họ nếu có lần sau. Điều này vừa thể hiện thiện chí và củng cố mối quan hệ, vừa để chắc rằng bạn không bỏ lỡ những cơ hội từ họ trong tương lai.

Nói lời cảm ơn

Một lời mời đi chơi của bạn bè, người thân hoặc một người thích mình là điều đáng quý, bởi họ có quý mến bạn thì mới mời đi chơi. Vì thế, nếu trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời này, hãy nói một cách nhỏ nhẹ, cám ơn họ và hẹn lại lần sau.

Tôn trọng người mời

Hãy đưa ra câu trả lời mời hẹn một cách chân thành, lịch sự. Đừng cười cợt hay nói to gây chú ý cho những người xung quanh trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời đi chơi. Hãy nói ra lời từ chối mà chính bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu. Tránh làm tổn thương người đối diện bằng những cử chỉ và lời nói không hay.

Nếu bạn không có thời gian, không có ý định chấp nhận lời đề nghị hoặc đơn giản là không muốn làm điều đó, hãy đưa ra câu trả lời ngắn gọn, nhưng lịch sự và nhã nhặn. Nhưng tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu, thô lỗ, đừng nói không ngay khi người ta vừa cất lời. Bạn nên dùng những từ ngữ mềm mỏng để từ chối một cách lịch sự nhất.

Trì hoãn, nhưng đừng quá lâu

Như đã nói ở đầu bài viết, nếu không thể trả lời ngay lập tức, hãy hẹn một thời gian khác sớm nhất có thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để đối phương chờ đợi quá lâu. Thông thường bạn nên trả lời luôn trong vòng 24h. Bởi lẽ nếu rơi vào trường hợp xấu nhất, bạn có thể quên mất rằng mình đã được mời và vô tình trở thành người vô tâm, thất hứa trong mắt đồng nghiệp.

Bù đắp sự vắng mặt

Cách này có thể áp dụng nếu bạn phải từ chối một lời mời dự sinh nhật hoặc bữa tiệc quan trọng nào đó. Việc gửi quà đến cho người mời là một phép lịch sự đồng thời thể hiện rằng bạn trân trọng và muốn gìn giữ mối quan hệ này.

Đừng hứa hẹn các cuộc gặp sau, nếu không muốn

Hãy thẳng thắn từ chối buổi hẹn nếu như bạn không thích và không có ý định nhận lời ngay từ đầu. Đừng vòng vo bằng cách trả lời “Cho mình thời gian xem lại lịch hẹn nhé!”. Nếu bạn không thích, bạn không nên gieo hy vọng cho họ về một dịp gặp sau đó. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự hỏi bạn một lần nữa sau một tuần kể từ bây giờ và bạn vẫn không muốn đi? Bạn chỉ nên nói “lần sau” nếu bản thân thực sự quan tâm nhưng lại đang bận. Đừng nói “lần sau” chỉ để tỏ ra tử tế. Đây là cách bạn thể hiện sự chính trực.

Từ chối là một kỹ năng hết sức cần thiết trong cuộc sống và công việc. Trên đây là những các cách từ chối khéo mà bạn có thể áp dụng để từ chối lời mời mà vẫn giữ được hoà khí. Mong bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong công việc sau này.

Xem thêm: Muốn làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, cần trang bị những gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Bài Viết Liên Quan

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers