adsads
Shutterstock 2223368861 1
Lượt Xem 663

Nội Dung Bài Viết

I. Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là tất cả những điều liên quan đến bản thân mà bạn muốn thể hiện ra với mọi người xung quanh. Nó có thể là ngoại hình, phong cách ăn mặc, tính cách, nghề nghiệp, thái độ sống, các giá trị đóng góp cho xã hội. Hiểu đơn giản, thương hiệu cá nhân là hình ảnh của bạn trong suy nghĩ của người khác và những đặc điểm khiến bạn trở nên khác biệt.

II. Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả cho Salesman

1. Hiểu rõ bản thân 

Dù bạn đang làm đang bất cứ ngành nào, bước đầu tiền để xây dựng thương hiệu cá nhân phản ánh đúng bản sắc cá nhân và nghề nghiệp của bạn bạn cần biết mình là ai và mình muốn gì. Hãy tự định hướng cho chính mình bằng cách tạo một danh sách các câu hỏi.

  • Mình đang muốn gì lúc này?
  • Mình đang làm tốt những việc nào?
  • Mình đang muốn trở thành người như thế nào?
  • Mình đại diện cho những giá trị gì?
  • Mình muốn nghe người khác nói về mình như thế nào?
  • Mục tiêu trong 1-2 năm đến là gì?

Khi bạn nhận thức rõ hơn về các khía cạnh khác nhau trong tính cách của mình, bạn có thể quyết định cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân. Bạn có thể  hỏi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp xem họ sẽ mô tả về bạn như thế nào để có thêm nhiều góc nhìn về bản thân. Hãy nhớ rằng thương hiệu cá nhân của bạn, giống như nhiều thương hiệu công ty, sẽ thay đổi khi sự nghiệp của bạn phát triển hay thay đổi. 

2. Thương hiệu cá xuất phát từ ngoại hình

Ngay từ ánh nhìn đầu tiên, điều mà người khác có thể nhớ về chính bạn đó là ngoại hình. Vậy nên hãy quản lý tốt hình ảnh cá nhân mình từ trang phục, hình thể, phong thái để trở nên tự tin và tạo ấn tượng tốt.

Bạn nên có luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc để cải thiện dáng vẻ và hình thể của bản thân.

Ngoài ra đối với việc quản lý trang phục, đừng chỉ dùng một bộ duy nhất trong mọi “mặt trận”. Trang phục có thể giúp bạn toát lên phạm vi nghề nghiệp, toát lên khí chất, bản sắc riêng của bạn. Do đó, bạn nên có ít nhất 3 kiểu trang phục để mặc khi đi làm, gặp gỡ khách hàng đối tác hay hoạt động ngoài trời.

3. Xây dựng nội dung chân thật, đáng tin cậy và nhất quán

Đừng ngần ngại khi chia sẻ cho mọi người về những trải nghiệm hay những điều bạn học được mỗi ngày. Một chiến thuật xây dựng thương hiệu cá nhân tuyệt vời là giới thiệu bạn là ai thông qua kể chuyện. Nếu bạn có một câu chuyện thú vị hoặc đầy cảm hứng để kể, điều này sẽ giúp cộng hưởng với công việc của bạn. Câu chuyện của bạn có thể bao gồm cách bạn làm việc với khách hàng hay đối mặt với sự không chắc chắn và các tình huống bất lợi.

Một thương hiệu cá nhân mạnh phải nhất quán đời thực và trên mạng. Việc phản ánh thương hiệu cá nhân của bạn và những gì bạn đại diện thông qua các câu chuyện được chia sẻ trên nền tảng trực tuyến là cách tốt nhất để bạn tiếp cận đến nhiều người. Nhưng cần đảm bảo tính chân thật, thuyết phục và có thể đem lại giá trị cho cộng đồng.

4. Hãy là chính mình và phát triển phong cách của bạn

Để người khác chú ý và nhớ đến bạn, hãy tìm và phát triển phong cách cá nhân của bạn. Sử dụng giọng nói của chính bạn khi tạo nội dung; chia sẻ góc nhìn, quan điểm thực của bạn; viết về các chủ đề mà bạn yêu thích và đam mê. Chia sẻ những giá trị mà bạn theo đuổi.

Đừng nhầm lẫn việc phát triển thương hiệu cá nhân và định vị hình ảnh của mình là  phải thay đổi hoàn toàn con người của mình. Một thương hiệu cá nhân mạnh là khi bạn giữ được phong cách riêng của bản thân và luôn là chính mình. Hãy trung thực, tự tin và chân thành. Lộ trình xây dựng thương hiệu cá nhân đòi hỏi bạn phải đi một chặng đường dài với đồng nghiệp, bạn bè, người quản lý của bạn hay bất kỳ người nào khác mà bạn gặp trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân của mình.

Hãy cho mọi người biết điểm nổi bật của bạn so với phần còn lại. Ngoài ra, đừng bao giờ cố gắng trở thành một ai đó không phải là bạn. Trung thực với mọi người và với chính mình sẽ khiến người khác thấy bạn là một người đáng tin cậy.

5. Học hỏi từ những người có thương hiệu cá nhân mạnh

Hãy tận dụng các networking để phát triển thương hiệu cá nhân hiệu quả. Hãy tìm xem trong networking của mình có ai đủ nổi bật để phân tích cách họ đang làm tốt thương hiệu cá nhân để học hỏi. Hoặc bạn có thể chủ động kết nối và tương tác với các nhà quản lý, những người có ảnh hưởng trong ngành Sales để tìm hiểu phương pháp họ đang làm. Rất có thể bạn sẽ sẽ bị ảnh hưởng bởi phong cách của họ và có ý định bắt chước. Nhưng đừng làm vậy! Hãy chọn một thị trường “ngách” để tạo nên sự khác biệt. Ý tưởng ở đây là tách bạn ra khỏi những người khác và hãy trở nên nổi bật nhất có thể.

6. Hãy trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của bạn

Trở thành một chuyên gia trong ngành là một trong những mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả. Khi bạn đã chọn làm trong ngành Sales, hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ và am hiểu về nó. Bạn có thể theo dõi tin tức, cập nhật các xu hướng, làm quen với những người thành công và nhận ra đối thủ cạnh tranh của bạn. Trở thành một chuyên gia có nghĩa là bạn không ngừng phát triển các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. 

Hơn nữa là luôn học hỏi và mở rộng kiến thức chuyên môn của mình. Đọc tài liệu, nói chuyện với mọi người, tham dự các sự kiện, theo dõi các chủ đề trên phương tiện truyền thông xã hội và áp dụng kiến thức của bạn vào thực tế.

7. Dùng mạng xã hội làm Marketing cho thương hiệu

Phương tiện truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để bạn tạo nên nhận thức cho mọi người và quảng bá thương hiệu cá nhân một cách mạnh mẽ. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn sắp xếp hình ảnh và hồ sơ của mình bằng cách tạo nội dung để người khác xem và tương tác

Hãy dọn dẹp hồ sơ của bạn

Ẩn các thông tin gây nhiễu cho thương hiệu cá nhân bạn, giữ lại những thông tin chất lượng hiệu quả. Đứng trên lập trường của người khác để tạo nội dung và chia sẻ những hình ảnh phù hợp, điều này sẽ củng cố thương hiệu của bạn.

Quyết định sử dụng nền tảng nào

Có rất nhiều nền tảng mạng xã hội để lựa chọn. Bạn có thể đã có ít nhất một tài khoản đang hoạt động trên một nền tảng mạng xã hội trước đó. Những hãy xem xét nền tảng nào sẽ phù hợp với thương hiệu cá nhân của bạn và tiếp cận đến tệp khách hàng mà bạn muốn. Một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube, LinkedIn,TikTok.

Ngoài ra, sử dụng tài khoản thật của cá nhân để chia sẻ câu chuyện của chính bạn và thể hiện con người thật của bạn sẽ tăng thêm sự tin tưởng của mọi người 

8. Đừng chỉ phát triển thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Đừng để thương hiệu của bạn chỉ là một nhân cách hoàn hảo trên mạng xã hội. Thương hiệu cá nhân còn được đánh giá qua cách bạn cư xử ở nhà, với đồng nghiệp trong văn phòng, khách hàng và thậm chí trên đường đi làm hàng ngày của mình. Nếu tính chất công việc phải làm việc nhiều người khác hãy thể hiện là một người lịch sự, hành xử đúng mực, có chính kiến. Ngoài ra, bạn có thể lan tỏa thương hiệu của mình bằng cách tích cực tham gia các hoạt động nhóm, dự án và chương trình của công ty hay tổ chức.

Câu chuyện bạn chia sẻ, kết hợp với những tương tác hàng ngày, cuối cùng sẽ định hình thương hiệu cá nhân của bạn.

9. Lắng nghe phản hồi và tương tác với khán giả

Đừng chỉ lo kể chuyện. Hãy dùng câu chuyện của bạn khuyến khích sự phản hồi và tạo điều kiện giao tiếp với  bạn bè và người theo dõi của bạn. Xây dựng và phát triển cộng đồng khán giả của bạn bằng cách theo dõi mọi người và tương tác với họ. Lắng nghe mọi người và trả lời họ. 

Ví dụ: Bạn có thể theo dõi lại mọi người trên mạng xã hội, bình luận về trạng thái của họ và đăng lại những trạng thái mà bạn thấy đặc biệt đáng chú ý. Trả lời câu hỏi của mọi người trong lĩnh vực của bạn. Hỏi ý kiến của khán giả về các vấn đề khác nhau, để họ giới thiệu cho bạn những chủ đề mà họ quan tâm.

Quá trình xác định thương hiệu cá nhân đòi hỏi sự kiên trì và có kế hoạch để đảm bảo bạn nổi bật giữa đám đông. Hy vọng các bước trên đây có thể giúp ích cho bạn trong hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Cuối cùng, thương hiệu cá nhân không phải là một cuộc chạy nước rút, đó là một hành trình không bao giờ kết thúc của sự suy ngẫm, khám phá và cân chỉnh.

Xem thêm: Thương hiệu cá nhân quan trọng như nào trong ngành Sales

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các...

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp một số thông tin thú vị về telemarketing – một...

sale marketing

Sales Marketing là gì? Bí quyết để trở thành Sales Marketing giỏi?

Sales Marketing là một trong những ngành nghề hot và có cơ hội việc làm cao trong thời đại công nghệ số. Nhưng nhiều người...

Promote sale là gì?

Promote sale là gì? Phương pháp tạo nên Promote sale hiệu quả

Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để thúc đẩy doanh số thì cần có những “cú hích” nhằm kích thích thị trường...

Shutterstock 2203904237 1

Sales Executive là gì? Mô tả công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nghề Sale thì có nhiều vị trí với tính chất ngành...

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối...

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp...

sale marketing

Sales Marketing là gì? Bí quyết để trở thành Sales Marketing giỏi?

Sales Marketing là một trong những ngành nghề hot và có cơ hội việc làm...

Promote sale là gì?

Promote sale là gì? Phương pháp tạo nên Promote sale hiệu quả

Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để thúc đẩy doanh số thì...

Shutterstock 2203904237 1

Sales Executive là gì? Mô tả công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nghề...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers