• .
adsads
Untitled design 138
Lượt Xem 2 K

Bạn vừa ra trường, cần tìm công việc ổn định với mức lương như mong muốn nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề cần chuẩn bị những gì trước phỏng vấn? Làm thế nào trả lời tốt những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn? Những câu hỏi phỏng vấn nào thường gặp? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.

 

Câu hỏi phỏng vấn: hãy nói về bản thân bạn? 

  • Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. 
  • Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

 

Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì? 

  • Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. 
  • Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. 
  • Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…

 

Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? đây là 1 trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất. 

  • Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. 
  • Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

 

Điểm yếu của bạn là gì? 

  • Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. 
  • Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. 
  • Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt … Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… 
  • Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

 

Điểm mạnh của bạn là gì? 

  • Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. 
  • Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

 

Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không? 

  • Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. 
  • Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

 

Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn? 

  • Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. 
  • Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác. 

 

 Bạn có nghĩ bạn là người thành công? 

  • Tất nhiên là CÓ. 
  • Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.

 

Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua? 

  • Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. 
  • Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

 

Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn? 

  • Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. 
  • Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.

 

Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu? 

  • Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. 
  • Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

 

Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so vi yêu cầu của chúng tôi? 

  • Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. 
  • Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. 
  • Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

 

Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn? 

  • Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. 
  • Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.

 

Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm? 

  • Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm
  • Ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…

chúc bạn may mắn trong buổi phỏng vấn

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn rất quan trọng đối với người ứng tuyển, khi bắt đầu tìm việc bạn hãy tìm hiểu thật kỹ tất cả các thông tin về công ty, câu hỏi phỏng vấn để chuẩn bị thật tốt ngay từ bây giờ nhé. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai thương hiệu tuyển dụng nhân sự VietnamWorks và Navigos Search)...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Bài Viết Liên Quan

Thông cáo: Cảnh giác các đối tượng mạo danh Navigos Group lừa đảo tuyển dụng

Gần đây, Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam (đơn vị sở hữu hai...

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers