adsads
MicrosoftTeams image 5
Lượt Xem 389

Vậy làm thế nào để bạn “học chắt lọc” được thông tin và kiến thức cần thu nạp một cách hiệu quả, cùng VietnamWorks tìm hiểu nhé!

1. Chấp nhận rằng kiến thức cũng có this và that

Kiến thức cũng có this có that, tuy nhiên sẽ có 2 dạng tiêu biểu nhất là:

Kiến thức chính thống là những tri thức xuất hiện trên các tài liệu, phim ảnh, văn bản, âm thanh… Những kiến thức này được giải thích theo hệ thống, dễ chuyển giao, thường có phổ biến ở hệ thống giáo dục và đào tạo. Đây là nguồn kiến thức đáng tin vì đã được đúc kết, kiểm chứng và sử dụng rộng rãi bởi mọi người.

Kiến thức không chính thống là những kiến thức được truyền miệng từ người này sang người khác, đặc biệt là trên nền tảng Internet. Có thể nói đây là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ. Nó giúp cho chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ. Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách search trên ông lớn Google sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan. Tuy nhiên, có những kiến thức vẫn còn chưa được kiểm chứng nên bạn cần cẩn thận trước khi sử dụng nhé.

Đối với các bạn Fresher, các kiến thức học được từ giảng đường chính là kho tài sản quý báu đã được giảng dạy trước khi ra đời. Song, kiến thức là vô tận mà thời gian ngồi trên ghế nhà trường ngắn ngủi không thể trang bị cho bạn tất tần tật những gì bạn cần trên đường nghề. Vì thế, lúc này bạn cần bổ sung kiến thức từ các anh chị đi trước, kinh nghiệm tích lũy và từ những nguồn khác, đặc biệt là Internet. Nhưng hãy thật tỉnh táo khi dùng nhé! 

2. Tối ưu thời gian – Học đến đâu lưu đến đó

Để cô đọng được kiến thức bạn cần phải liên kết với những kiến thức trước đó. Nếu bạn không liên kết chúng với nhau bạn sẽ đánh mất rất nhiều kiến thức có giá trị. Quá trình này là một thói quen sáng tạo mà bạn nên có. Ví dụ, nếu bạn đang đọc một cuốn sách về marketing, hãy xem thông tin mới có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết về nó trong thực tiễn hoặc trong công việc mà bạn đã gặp phải. Có 2 dạng kiến thức:

  • Kiến thức hiện là những tri thức được dùng phổ biến ở hệ thống giáo dục và đào tạo, sách báo…
  • Kiến thức ẩn là những tri thức lấy được từ các trải nghiệm thực tế ở mỗi người, khó mã hóa và chuyển giao. Đó là những kiến thức như kinh nghiệm, giá trị, bí quyết, niềm tin và kỹ năng… nằm trong bản thân của từng người riêng và khác nhau mà không thể chuyển giao hay mã hóa lên văn bản. Chúng ta chỉ có cách tự mình tập luyện lấy.

Tùy lĩnh vực, ngành nghề để mà các bạn fresher nên tập trung vào loại kiến thức nào. Ví dụ:

Trong các lĩnh vực như marketing, sáng tạo, thiết kế, thị trường … thì việc trải nghiệm càng nhiều, kinh nghiệm va chạm càng phong phú thì càng tốt cho các bạn. Kiến thức trường học giúp bạn phương pháp tư duy, tiếp cận vấn đề tốt; song song dành thời gian đi làm thêm/ thực tập… để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng phong phú

Trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kế toán… thì việc học và nắm chắc các kiến thức nền tảng và phát triển, đào sâu các kiến thức này rất quan trọng. Tập trung học thật tốt, thật giỏi, tự học hỏi & nghiên cứu để khi ra trường có nền tảng vững chắc khi làm việc. Có cơ hội thì đi thực tập, làm thêm cũng rất tốt nhưng nên cân bằng. Các lĩnh vực này nó ko chỉ là phương pháp, tri thức cần đào sâu.

3. Biến kiến thức thành “tài sản” của bản thân

Bạn có thể liên kết kiến thức để củng cố những gì bạn biết từ thông tin trở thành kiến thức có thể sử dụng được. Những gì bạn đã học được không còn là thông tin độc lập. Sau khi được xử lý, nó trở thành kiến thức mà bạn có thể sử dụng tại một thời điểm cụ thể và có thể giúp bạn xử lý một tình huống nào đó trong tương lai.

Đặc biệt là các bạn Fresher, để kiến thức từ giảng đường không còn là những lý thuyết sáo rỗng, hãy biến những lý thuyết này thành kinh nghiệm bằng cách áp dụng nó ra cuộc sống hằng ngày. Điều này không khó như nhiều bạn vẫn nghĩ. Đơn giản là nếu học marketing, bạn có thể thấy được các chiến lược trade marketing tại ngay siêu thị mà bạn đi hàng ngày, xem cách họ trưng bày sản phẩm, cách bố trí các quầy và các chương trình quảng cáo. Từ đó, bạn có thể rút kinh nghiệm và đút kết ra kiến thức cho bản thân.

4. Chấp nhận rằng kiến thức sẽ đúng sai tùy thời điểm

Kiến thức là những gì được xác định dựa trên những tài liệu chính thống. Tuy nhiên, trong thời đại Internet phát triển như hiện tại, không ít những “kiến thức mới” được lan truyền rộng rãi một cách không chính thống. Do đó, các bạn fresher chưa có nhiều kinh nghiệm, đôi lúc còn chưa đủ bản lĩnh để phân biệt đúng sai. Do đó, bạn hãy thật tỉnh táo khi tiếp thu những kiến thức này nhé. 

5. Chiêm nghiệm để làm giàu kinh nghiệm chính mình

Kinh nghiệm là những trải nghiệm và cách làm của từng cá nhân trong từng tình huống cụ thể và có kết quả cụ thể. Kinh nghiệm chỉ có hiệu quả hay không hiệu quả. Vì thế, khi các fresher tham khảo kinh nghiệm của người khác cần tìm hiểu thật kỹ các yếu tố ảnh hưởng và thông tin liên quan để có cái nhìn bao quát nhất.

Ví dụ một người chia sẻ kinh nghiệm ra trường khởi nghiệp luôn và thành công thay vì đi làm. Nhưng bạn có thể chưa biết trước đó họ đã có 3 năm kinh nghiệm đi làm trong khi là sinh viên, và nền tảng gia đình đều làm kinh doanh nên đã được tiếp xúc với các kiến thức kinh doanh từ nhỏ. Chưa kể họ có những nguồn lực hỗ trợ tốt về mối quan hệ, tài chính, kiến thức chuyên môn cần thiết để ý tưởng thành hiện thực.

6. Tích luỹ hiệu quả nhờ khả năng biết tư duy

Tư duy là cách suy nghĩ của một người giúp họ đưa ra quyết định hoặc xây dựng định hướng trong cuộc sống. Tư duy thì chỉ có tư duy phù hợp hay không phù hợp. Bạn có thể tham khảo tư duy của nhiều người khác nhau và tự ứng dụng cho chính mình xem tư duy nào phù hợp với bản thân nhất. 

Ví dụ như là chúng ta nên tập trung vào bên trong, nhìn vào phía trong con người mình thay vì luôn phản ứng và bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh bên ngoài. Hoặc những tư duy mang tính đột phá (breakthrough, disruptive) như Start with why của Simon Sinek. Tư duy sẽ không trở thành của bạn nếu bạn chưa trải nghiệm và áp dụng nó cho chính mình.

Để tổng kết lại thì chúng ta nên đi học kiến thức chính thống, bài bản từ những nguồn được công nhận; học hỏi kinh nghiệm có chọn lọc và tỉnh thức. Và cuối cùng là tham khảo tư duy của người khác, phản tư để biến nó thành của mình. Đặc biệt là các bạn Gen Z vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và “va chạm”, hãy thật tỉnh táo khi chắt lọc kiến thức bạn nhé!

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt, bạn vẫn sẽ bị Sếp đánh giá thấp. Đặc biệt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp và có...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do xuất phát từ nhà trường, doanh nghiệp hay từ chính...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn, Newbie muốn “sống sót” khi bước ra thị trường lao...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học loại giỏi như mình lại thất nghiệp gần nửa năm...

Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn,...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers