adsads
chiến lược quản trị marketing thương hiệu
Lượt Xem 207

Quản trị marketing thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngược lại nếu không làm tốt được điều đó thì có thể khiến doanh nghiệp tụt dốc, không có được vị thế tốt trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. Vậy quy trình xây dựng và phát triển chiến lược quản trị marketing thương hiệu như thế nào là hợp lý? Cùng chúng tôi đi sâu làm rõ vấn đề này qua bài viết sau đây. 

Chiến lược quản trị marketing thương hiệu là gì? 

Quản trị được hiểu là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo vào kiểm soát các hoạt động bên trong và bên ngoài tổ chức nhằm có thể đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

Thương hiệu chính là phần hồn của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố vô hình như tính cách, đặc tính, hành vi khách hàng cảm nhận được, qua đó giúp họ có thể nhận biết được thương hiệu của bạn so với đối thủ trên thị trường. 

Vậy thì quản trị thương hiệu chính là việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp bằng cách thông qua các kỹ thuật marketing kết hợp với các hoạt động khác như thiết kế sáng tạo, định giá sản phẩm, nhân sự,… Tất cả đều vì mục tiêu duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi quá trình dài nỗ lực liên tục của doanh nghiệp. 

chiến lược quản trị marketing thương hiệu

Một chiến lược quản trị marketing thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng hiệu quả và đạt được nhiều lợi ích quan trọng. 

Những yếu tố chính tạo nên chiến lược thương hiệu

Một chiến lược quản trị marketing thương hiệu sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau. Dưới đây sẽ là một số yếu tố chính tạo nên chiến lượng thương hiệu.

Slogan và tên thương hiệu

Slogan và tên thương hiệu chính là đại diện cho doanh nghiệp, vì vậy cần có đầy đủ ý nghĩa nhất. Nên tạo tên thương hiệu và slogan khi nghiên cứu thị trường chuyên sâu hay bắt đầu khởi đầu mới cho công việc kinh doanh của công ty. Điều này cần được thực hiện nghiêm túc và cần tới đội ngũ chuyên viên để có thể sở hữu cho mình một thương hiệu chuyên nghiệp. 

Tính cách thương hiệu

Đây chính là những đặc điểm nổi trội mang tính cá nhân của một thương hiệu. Nó sẽ được nhận dạng và duy trì bởi các đối tượng khách hàng trung thành. Đây cũng được xem là cơ sở vững chắc để hình thành nên các mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và những khách hàng trải nghiệm. 

Định hướng thương hiệu

Đây chính là bản định hướng giúp tạo cảm hứng cho doanh nghiệp trong việc giới thiệu ban đầu và xác lập mục tiêu cho thương hiệu. Đây chính là công cụ quan trọng trong chiến lượng thương hiệu, giúp dẫn lối và điều hướng các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. 

Hệ thống nhận diện thương hiệu

Những hình ảnh, thông điệp ý nghĩa, sống động và đầy thu hút thể hiện được những điều mà chiến lược muốn truyền tải được xem là hệ thống nhận diện thương hiệu. Một hệ thống được đánh giá hiệu quả khi thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh và tính cách và định vị thương hiệu. 

Tại sao doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược quản trị thương hiệu? 

Các doanh nghiệp hiện nay đều được khuyến khích xây dựng và triển khai các chiến lược quản trị thương hiệu vì: 

Tăng tính kết nối với khách hàng

Xây dựng được chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo dựng được niềm tin, gắn kết những giá trị cảm xúc và truyền tải đến những cảm xúc đó đến với khách hàng. Khi doanh nghiệp đã nhận được cái nhìn thiện cảm của khách hàng thì sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức và chi phí để quảng cáo hay Kols. Mọi thứ sẽ được lan toả bởi hiệu ứng truyền miệng mạnh mẽ.

Duy trì chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường

Kế hoạch thương hiệu được đánh giá hiệu quả khi thông điệp doanh nghiệp truyền tải thực sự có giá trị rõ ràng cũng như khả năng hoạt động tốt. Điều này sẽ giúp khách hàng có thêm sự tin tưởng vào thương hiệu, từ đó có thể thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành với doanh nghiệp. 

Tăng độ nhận diện sản phẩm

Thương hiệu của một doanh nghiệp không chỉ đơn giản là logo, màu sắc đặc trưng đại diện cho doanh nghiệp mà còn là sự ấn tượng của khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, xây dựng một kế hoạch thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có thể định vị được tên tuổi của mình và tạo được điểm nhấn khác biệt của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Tạo sự khác biệt so với đối thủ 

Mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn chính là trở thành thương hiệu được yêu thích đối với khách hàng. Xây dựng chiến lược quản trị marketing thương hiệu sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được khác biệt hóa, đồng thời hướng khách hàng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì tìm đến doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác.

chiến lược quản trị marketing thương hiệu

Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược quản trị thương hiệu 

Để xây dựng được kế hoạch và chiến lược quản trị marketing thương hiệu thành công bạn cần có quy trình xây dựng theo các bước sau: 

Thiết lập mục tiêu cho chiến lược

Mục tiêu cho chiến lược quản trị marketing thương hiệu chính là tập trung vào quản trị hệ thống các dấu hiệu tạo ra khả năng nhận biết và phân biệt thương hiệu. Chiến lược thương hiệu hướng đến xây dựng bộ phận nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Có 2 mục tiêu marketing quản trị thương hiệu mà doanh nghiệp sẽ cần làm rõ chính là: 

  • Tạo dựng được phong cách và bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp gia tăng hình ảnh thương hiệu, bao gồm: vấn đề phát triển chất lượng sản phẩm theo định hướng khách hàng mục tiêu, gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng, kết nối hoạt động truyền thông thương hiệu với khai thác văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội nhằm tạo ra sự khác biệt của sản phẩm, đa lợi ích cho khách hàng.
  • Chú trọng vào việc phát triển các giá trị thương hiệu theo hướng tiếp cận tài chính và khách hàng. Các vấn đề được quan tâm và phát triển liên kết và lòng trung thành với thương hiệu, khai thác các giá trị văn hóa nhằm tạo dựng bản sắc thương hiệu riêng. Từ đó nâng cao giá trị tài chính của thương hiệu qua các hoạt động hợp tác và nhượng quyền,…

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu chính là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Cần xác định được trong danh sách khách hàng ai sẽ là người thực sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm. Như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu này một cách hiệu quả nhất. 

Xác định vị thế doanh nghiệp trên thị trường

Tiến hành phân tích các ưu, nhược điểm của đối thủ, đồng thời xác định được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường để từ đó có thể đưa ra các chiến lược thương hiệu thành công. Từ các phân tích đó sẽ có thể tìm ra được các mẫu chốt phát triển thương hiệu, từ đó học hỏi và sáng tạo những lợi thế của đối thủ để có thể tạo ra sự khác biệt cho mình. 

Nhận định tiềm năng phát triển chiến lược

Cần xác định được xu thế và cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường, như thế mới có thể dễ dàng xác định được hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất với chiến lược của thương hiệu đề ra. Bên cạnh đó cần nắm bắt được sự thay đổi xu hướng cũng như giúp doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi và chuyển hướng chiến lược thương hiệu để không bị lỗi thời so với những doanh nghiệp khác hiện hành. 

Định hình giá trị cốt lõi thương hiệu

Giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là yếu tố thiết yếu và lâu dài giúp định hướng hành vi hoạt động của doanh nghiệp. Đây chính là giá trị của thương hiệu có thể phát triển một cách bền vững. 

Định vị thương hiệu

Trong quy trình xây dựng chiến lược quản trị marketing, định vị thương hiệu chính là bước quan trọng nhất giúp khách hàng nhanh chóng liên tưởng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tạo được vị trí khác biệt cũng như nổi trội hơn so với các đối thủ khác.

Quản trị thương hiệu 

Để có thể duy trì được hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, chúng ta cần bước quản trị thương hiệu. Vì khi không thực hiện việc quản trị thì thương hiệu sẽ nhanh chóng trở nên mờ nhạt đi trong nhận thức của khách hàng. 

Xem thêm: 6 Bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu dành cho doanh nghiệp

Một số chiến lược quản trị thương hiệu hợp xu hướng  

Cùng tìm hiểu một số chiến lược quản trị thương hiệu hợp xu hướng hiện nay được nhiều thương hiệu áp dụng và mang lại hiệu quả. Doanh nghiệp bạn có thể sử dụng để quảng bá thương hiệu hiệu: 

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO

Không phải ai cũng có thể biết được thương hiệu của bạn là gì và những sản phẩm nào bạn cung cấp. Đó chính là lý do vì sao tập trung vào SEO (tối ưu hóa hệ thống tìm kiếm, search engine optimization), để khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm hay dịch vụ, bạn sẽ là thương hiệu đầu tiên hiện lên trước mắt họ. 

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Trung Nguyên tuyển dụng, DH Foods tuyển dụng, Traphaco tuyển dụng, Vinasoy tuyển dụng, tuyển dụng Yody, tuyển dụng KFCtuyển dụng Lotteria.

Social Network – Mạng xã hội

Ngày nay, còn người sử dụng mạng xã hội như là một hoạt động thường nhật và nhiều hơn rất nhiều so với hoạt động mua sắm, đặc biệt là so sánh với những thời kỳ trước. Những nền tảng mạng xã hội nổi tiếng nhất hiện nay là Twitter, Reddit, Instagram và nhiều cái tên khác.

Sự khác biệt giữa các nền tảng mạng xã hội nền chính là tính tương tác giữa các người dùng. Vì thế, bạn cần nắm vững những đặc trưng của từng loại hình xã hội này để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp với thương hiệu cũng như chiến lược quảng bá thương hiệu bạn đang theo đuổi. 

Live Streaming

Hiện nay, nhiều nền tảng mạng xã hội đã cho phép người dùng có thể giao lưu trực tuyến với nhau, đó chính là Live Streaming. Chức năng này mang đến sự tiện dụng trong việc giao lưu với khách hàng trọng tâm một cách trực tiếp và có thể truyền tải được thông điệp thương hiệu của mình. 

Đây là chức năng được rất nhiều người sử dụng hiện nay để có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, đồng thời, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với họ. Và có sự tương tác qua lại, gắn kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu. 

Kể một câu chuyện

Chiến thuật này có sự tương đồng với các chiến thuật trên. Để có thể được “khắc cốt ghi tâm” trong lòng người tiêu dùng thì cần phải “làm bạn” với họ. Bạn cần khơi gợi được những dòng cảm xúc trong họ. Đó có thể là sự ngưỡng mộ, ngạc nhiên, sự đồng cảm. Có nhiều cách lồng ghép câu chuyện có ý nghĩa với thương hiệu, từ đó khơi gợi sự yêu mến, gắn bó với thương hiệu. 

Có rất nhiều cách để bạn có thể kể về thương hiệu của mình. Đó có thể là những câu chuyện về tình yêu thương về người mẹ nhân dịp Vu lan, hay những câu chuyện về người nhân viên yêu mến công ty, luôn muốn gắn bó, đồng hành, cùng công ty tạo ra những giá trị lớn,… Từ những câu chuyện ấy, khơi gợi được cảm xúc, sự đồng cảm,… mang đến sự cảm mến đối với thương hiệu cùng những giá trị mà thương hiệu mang đến,… 

Tạo content chất lượng

Người tiêu dùng sẽ yêu thích những content chất lượng và truyền tải được ý nghĩa đến với họ. Có rất nhiều phương cách thú vị để bạn có thể truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng infographic, blog, video và nhiều thứ khác,… Phương thức tiếp thị hiệu quả không mang lại lượng truy cập đột biến và tăng lượng doanh thu bán hàng, mà nó còn giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực thông tin mà bạn vừa cung cấp.

Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp không muốn là người sáng tạo ra nội dung vì họ không tin vào chất lượng của chúng, tính thuyết phục khi thông tin được truyền tải từ bên trung lập thứ ba hoặc bên thứ ba sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Thực tế nhiều doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của agency thứ ba để có thể sản xuất content Marketing và đem lại những thành quả nội dung đột phá hơn mong đợi. 

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, quản trị thương hiệu hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật các xu hướng mới. Một số chiến lược quan trọng bao gồm việc xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo và tận dụng nền tảng kỹ thuật số để tăng cường tương tác với khách hàng. Điều này tương tự như việc tìm kiếm những vị trí như AI engineer tuyển dụng để phát triển công nghệ hay tuyển dụng bác sĩ trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, các vị trí như tuyển nhân viên bán hàngchuyên viên tuyển dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực. Các doanh nghiệp lớn như Nam Á tuyển dụng thường đẩy mạnh các chiến lược nhân sự để phù hợp với xu hướng. Bạn cũng có thể tìm các vị trí khác như việc part time, tuyển dụng product owner, nhân viên SEO, tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm, và tuyển trợ giảng.

Infographic

Hình ảnh sẽ luôn là thứ thu hút sự chú ý của người xem hơn là những dòng content khô khan. Thông tin sẽ trở nên thú vị hơn nếu được trình bày một cách sinh động với những diagram bắt mắt, màu sắc thể hiện sinh động. 

Vì vậy, các hình ảnh cần được trau chuốt, truyền tải những thông điệp ý nghĩa, mang đến sự ấn tượng đối với người tiêu dùng. Chắc chắn hình ảnh sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí họ và mang đến sự ấn tượng đặc biệt, giúp khơi gợi đến thương hiệu mỗi khi họ thấy những hình ảnh này. 

Trên đây là những nội dung hữu ích về chiến lược quản trị marketing thương hiệu mà chúng tôi muốn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Đây chính là giá trị lớn nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần hiểu cặn kẽ để áp dụng vào các thực tiễn của doanh nghiệp. Để mang lại hiệu quả, hãy xây dựng cho mình chiến lược quản trị marketing thương hiệu đúng đắn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Xem thêm các bài viết thú vị cùng chủ đề sau:

  • Mobile marketing: Cách Tận Dụng Di Động Để Tăng Cường Chiến Lược Tiếp Thị
  • Brand Equity: Hiểu Thế Nào Để Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu
  • Content Pillar: Tạo Ra Các Nền Tảng Nội Dung Vững Chắc Để Thành Công
  • Social Listening: Kỹ Thuật Theo Dõi Và Phân Tích Thông Tin Từ Khách Hàng
  • Earned media: Cách Xây Dựng Và Tận Dụng Truyền Thông Từ Uy Tín
  • Marketing executive: Vai Trò, Trách Nhiệm Và Kỹ Năng Của Một Chuyên Gia Marketing
  • Agency là gì? Khám Phá Vai Trò Và Lợi Ích Của Các Đại Lý Trong Ngành Marketing
  • Social media: Tối Ưu Hóa Chiến Lược Để Tạo Sự Hiện Diện Mạnh Mẽ Trên Mạng
  • AI marketing: Cách Trí Tuệ Nhân Tạo Đang Thay Đổi Cách Tiếp Cận Khách Hàng

— HR Insider —

VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20  năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo hiểm là bước quan trọng để khắc phục hậu quả....

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

Business Development Executive là gì

Business Development Executive là gì? Mức lương, yêu cầu cần có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, Business Development Executive đóng vai trò quan trọng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão

Làm sao để nhận bảo hiểm bồi thường do bão số 3 (Yagi)?

Bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, và việc nhận bồi thường bảo...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers