• .
adsads
shutterstock 2193149493 1
Lượt Xem 939

Việc tìm hiểu về doanh nghiệp cũng là một bước quan trọng giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình này trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao nên “thăm dò” về doanh nghiệp?

Chứng tỏ bạn có sự chuẩn bị

Trước khi tham gia phỏng vấn, việc bạn có tìm hiểu những thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp bạn có thể trả lời các câu hỏi đến từ nhà tuyển dụng như “Em biết gì về công ty?”. Nếu có thể trả lời một cách rõ ràng câu hỏi này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có một sự chuẩn bị tốt. Ứng viên chủ động luôn đem lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng hơn rất nhiều.

Cho thấy bạn có hứng thú với công ty và vị trí

Những thông tin bạn biết về công ty cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về thái độ của bạn đối với vị trí này. Tìm hiểu kỹ càng cho thấy bạn nghiêm túc với buổi phỏng vấn và có hứng thú với công việc này. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm kiếm một người có sự yêu thích và sẵn sàng gắn bó với công ty trong một thời gian dài.

Giúp chuẩn bị các câu hỏi tốt hơn

Trong một buổi phỏng vấn thông thường, nhà tuyển dụng thường cho ứng viên đặt câu hỏi về công ty. Đây cũng chính là cơ hội cho bạn tìm hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong tương lai và gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Việc bạn đặt ra được những câu hỏi thông minh sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao và tăng khả năng đậu phỏng vấn. Tìm hiểu kỹ càng sẽ giúp bạn đưa ra những câu hỏi “chất lượng” hơn.

Trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty này?”

Câu hỏi quan trọng mà bạn phải trả lời với chính mình và nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty này?”. Đây là một câu hỏi thể hiện nguyện vọng, khát khao và định hướng của bạn trong tương lai. Suy nghĩ kỹ càng và có thông tin đầy đủ chính là vũ khí giúp bạn hóa giải câu hỏi khó khăn này.

Những thông tin cần “thăm dò” về doanh nghiệp trước khi phỏng vấn

Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp sẽ mang lại cho bạn những hình dung sơ bộ về doanh nghiệp đó, bao gồm: loại hình công ty, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, quy mô công ty, địa chỉ, giờ làm việc,… Đây đều là những thứ bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên website công ty.

Văn hoá công ty

Yếu tố quan trọng quyết định bạn có phù hợp và sẽ làm việc lâu dài với công ty hay không chính là văn hóa của công ty đó. Ngoài những thông tin có thể tìm thấy trên website, bạn cũng có thể tham khảo trang Fanpage, đây thường là nơi công ty “khoe” về các hoạt động nội bộ của mình. Hỏi người đi trước cũng chính là cách tốt để biết thêm về văn hóa trong làm việc trong công ty đó.

Tầm nhìn và sứ mệnh và lịch sử phát triển công ty

Tìm hiểu yếu tố này sẽ giúp bạn biết được công ty đang hướng đến điều gì trong tương lai, và liệu rằng những định hướng đó có phù hợp với định hướng phát triển của cá nhân bạn. Thông tin này, sẽ cho bạn biết được rằng mình có thể tạo ra giá trị gì và cho ai khi cống hiến trong tập thể này.

Các dự án gần đây của công ty

Đây chính là một thông tin quan trọng mang lại cho bạn những hiểu biết cần thiết để đưa ra quyết định có nên ứng tuyển vào công ty này hay không. Thông qua các dự án đã làm của công ty, bạn có thể hình dung ra được mình sẽ làm gì trong tương lai, tạo ra thứ gì và nỗ lực vì điều gì. Với những công ty có đội ngũ truyền thông tốt, bạn sẽ dễ dàng tìm được những thông tin công khai này trên Internet.

Lãnh đạo công ty

Yếu tố quan trọng không kém chính là đội ngũ lãnh đạo công ty. Chính những cá nhân lãnh đạo này sẽ là người “lèo lái” công ty và đưa ra những quyết định quan trọng. Họ cũng chính là người sẽ tạo ra văn hóa trong công ty đó. Việc công ty có một lãnh đạo “có tâm, có tầm” sẽ giúp nhân viên của mình phát triển và hạnh phúc với công việc.

Người phỏng vấn

Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu thông tin về người sẽ phỏng vấn mình. Đây chính là chìa khóa gây ấn tượng với họ và nâng cao đáng kể khả năng đậu của bạn. Tuy nhiên thông tin về cá nhân này thường khó kiếm, bạn có thể tìm kiếm thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Zalo,… hoặc hỏi trực tiếp người quen và bộ phận nhân sự của công ty.

Xem thêm: Làm sao để làm việc tại nhà mà vẫn hiệu quả?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ buộc người lao động phải nghỉ làm để đảm bảo...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người lao động buộc phải chọn cách...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu hằng ngày nhưng khoản đi cafe mỗi tuần...

Bài Viết Liên Quan
Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn...

Không cần nghỉ việc vẫn có bí quyết tháo gỡ khoảng cách với sếp

Mối quan hệ xa cách, căng thẳng với sếp là một trong những nguyên nhân...

Người trẻ lương 5-10 triệu đồng/tháng là hội đi cà phê nhiều nhất

Thời buổi kinh tế khó khăn, người trẻ có thể “thắt lưng buộc bụng” trong...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers