adsads
shutterstock 2146259083 1
Lượt Xem 2 K

Sếp cần có chuyên môn giỏi

Lấy một ví dụ cụ thể của tình huống sau: một người sếp cần suy nghĩ kỹ càng để tìm ra bản chất của vấn đề, để làm điều đó thì bạn cần phải có chuyên môn kỹ thuật cụ thể. Ví dụ bác sĩ sẽ cần có kiến thức về việc chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, không phải là kiến thức mà các nhà quản trị kinh doanh cần thiết để thương lượng một thỏa thuận kinh doanh tốt. Bất cứ ai cũng cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Lãnh đạo tổ chức cũng cần phải có mức độ chuyên môn sâu. Những tổ chức như bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu,.. đều cần có những lãnh đạo chuyên môn tốt. Tất nhiên, chuyên môn là điều kiện cần giúp người quản lý có thể hiểu được vấn đề nhân viên mắc phải. 

Ngoài kỹ năng chuyên môn, lãnh đạo cần thêm các nhóm kỹ năng khác, như: kỹ năng làm việc với con người và kỹ năng khái niệm hóa. Kỹ năng làm việc với con người bao gồm những kỹ năng giao tiếp, cảm thông, hướng dẫn, đào tạo, phát triển, xử lý mâu thuẫn giao việc và phân quyền. Đây là kỹ năng giúp người quản lý có thể giải quyết tốt các mối quan hệ với nhân viên.

Thế nhưng, kỹ năng khái niệm hóa là kỹ năng quan trọng, là khả năng chỉ ra các con đường rõ ràng giúp tổ chức phát triển. Kỹ năng khái niệm hóa giúp người lãnh đạo nhận biết, chuyển biến những cơ hội, thách thức thành lợi thế cho tổ chức của mình. Kỹ năng khái niệm hóa sẽ thể hiện quan điểm, tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo. Kỹ năng này đòi hỏi sự phân tích, phán đoán tương lai của tổ chức ngay từ khi mọi thứ còn rất mơ hồ. Nhưng khi đã nhìn thấy được tương lai thì lãnh đạo sẽ dùng đến năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc với con người để dẫn dắt tổ chức ngày một phát triển hơn.

Nhân viên là người vững chuyên môn hơn sếp

Sếp là người phải có tầm nhìn bao quát và chịu trách nhiệm nhiều hơn nhân viên. Việc nhân viên giỏi hơn sếp ở một hay vài kỹ năng chuyên môn là chuyện bình thường. Một người sếp tốt là tấm gương cho đội nhóm của mình và có tâm với công việc. Họ là những người có khả năng phân tích toàn cành một bức tranh, quy trình hoạt động và kết quả để kiểm soát và điều phối công việc.

Hiện tại, có hai kiểu sếp thường gặp: người tự bỏ vốn kinh doanh và người được thuê làm quản lý. Kiểu sếp tự bỏ vốn kinh doanh, họ thường là những người kinh doanh từ ngành đã gắn bó lâu nên họ rất rành về chuyên môn. So với kinh nghiệm trong nghề, họ có thể là những người giỏi hơn nhân viên vì họ là những người gắn bó lâu với nghề nhưng đôi khi họ sẽ hơi chậm chạp trong việc nắm bắt công nghệ mới với các nhân viên trẻ hiện tại.

Tất nhiên, cũng có một số sếp giỏi trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại yếu trong kỹ năng quản lý con người. Hay, họ là những người rành nghề, nhưng họ cũng không thể nào thạo hết các nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp.

Kiểu sếp được thuê thường là những người có kỹ năng quản lý. Họ biết cách sắp xếp nhân lực, xây dựng đội nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt,…Nhưng có kỹ năng chuyên môn sâu của họ có thể không bằng nhân viên. Sếp là người có thể giỏi ở một mảng nào đó và những mảng khác cần có sự hỗ trợ của nhân viên. 

Sếp cũng cần học hỏi

Một trong những kỹ năng quan trọng của sếp trong doanh nghiệp là họ biết cách dùng người. Người quản lý cần có kỹ năng đánh giá cao để họ có thể tìm ra nhân tài và đặt họ vào đúng vị trí, vai trò và thúc đẩy họ phát huy tốt năng lực của bản thân để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Một người sếp giỏi là người luôn cố gắng tạo ra đất diễn cho nhân viên được phô bày những kỹ năng chuyên môn của mình và giúp họ phát triển trong sự nghiệp của mình. Thông thường, nhân viên đi làm thường mong muốn có được thu nhập xứng đáng và cơ hội để thể hiện năng lực, phát triển bản thân, thăng tiến. Nếu sếp luôn muốn giỏi hơn nhân viên thì có thể gây ra sự kìm hãm phát triển của nhân tài, đồng thời, việc làm sếp như vậy cũng gây ra sự mệt mỏi cho cả hai.

Việc quan trọng của sếp là biết lắng nghe, chân thành và tôn trọng người khác, sau cùng là năng lực chuyên môn. Hiện nay, với quan điểm cởi mở hơn, văn hóa làm việc của người Việt cũng có phần thay đổi, sếp không nhất thiết trở thành người không thể mắc sai lầm hoặc kém cỏi trước cấp dưới.

Họ cũng là những con người cầu tiến, họ cũng sẵn sàng cống hiến nếu được cấp trên hỗ trợ và tạo điều kiện sửa sai. Cuối cùng, khả năng lãnh đạo là điều quan trọng khi trở thành sếp, một người sếp giỏi cần có những đặc điểm sau: khả năng dùng người, kỹ năng giao tiếp tốt, động viên và truyền cảm hứng cho nhân viên, tư duy chiến lược tốt và khả năng phát hiện ra nhân tài.

Xem thêm: Có nên “thăm dò” doanh nghiệp trước khi phỏng vấn?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers