adsads
Untitled design
Lượt Xem 13 K

Tất cả vấn đề của nhân viên đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của họ cũng như kết quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, muốn thành công, điều quan trọng nhất mà người đứng đầu cần làm là tạo động lực làm việc cho nhân viên. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo cần nắm vững 8 yếu tố sau đây:

 

 1. Sự khởi đầu hoàn hảo

Ngay từ khi vừa tuyển nhân viên mới, nhà lãnh đạo đã cần phải cho người mới thấy được động lực làm việc của họ hay những giá trị mà họ có thể nhận được từ công ty. Điều này sẽ tạo cho họ động lực phấn đấu hoàn thành tốt công việc cũng như kích thích sự cống hiến. Đồng thời, nếu mức độ hài lòng về công việc được duy trì ở hạng cao, những nhân viên này sẽ đóng góp rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp về sau.

 

2. Trình bày rõ đặc thù công việc

Một sai lầm phổ biến của doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng là để thu hút ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ liệt kê những mặt tốt của công việc và che đi những khó khăn mà nhân viên tương lai phải đối mặt. Sau quá trình làm việc, vì chán nản cùng cảm giác “bị lừa”, những nhân viên mới sẽ nhanh chóng “dứt áo ra đi” hoặc tiếp tục công việc của mình với năng suất thấp. Xét đến cùng, lần tuyển dụng trước của bạn xem như không mang lại bất kì kết quả gì.

 

3. Tổ chức huấn luyện, đào tạo kĩ năng và chuyên môn

Động lực làm việc của nhân viên sẽ được thúc đẩy nhờ 8 yếu tố

Thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện, đào tạo kĩ năng cho nhân viên là một cách thức giữ chân nhân tài được các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội gắn kết mối quan hệ đồng nghiệp, cũng như thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Hơn thế nữa, nâng cao tay nghề và các kĩ năng cần có của cấp dưới cũng góp phần tăng khả năng thành công cho doanh nghiệp của bạn.

 

4. Góp ý lẫn nhau

Có lẽ chẳng ai thích được nghe người khác nêu ra khuyết điểm của mình, nhưng muốn phát triển, dù là nhân viên hay sếp, bạn phải chấp nhận điều này. Khi cùng nhau trò chuyện, góp ý về công việc, đôi bên sẽ hiểu được đâu là ưu điểm để tiếp tục phát triển, đâu là nhược điểm để cùng nhau cải thiện. Bên cạnh đó, với vị thế là cấp trên, lắng nghe và thấu hiểu cấp dưới nhiều hơn chính là công cụ đắc lực giúp bạn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân viên.

 

5. Tuân thủ luật lệ của công ty

Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được đối xử công bằng, và cấp trên luôn tuân thủ đầy đủ luật lệ của công ty khi giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên là điều mà họ mong chờ. Với cảm giác được tôn trọng và mọi thứ đều minh bạch, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và có động lực làm việc tại doanh nghiệp của bạn và niềm tin, sự trung thành của họ đối với công ty sẽ ngày càng được củng cố.

 

6. Thù lao xứng đáng với khả năng

Khi cật lực cống hiến cho công việc, sếp và nhân viên, ai cũng mong được nhận thù lao xứng đáng với khả năng. Bên cạnh đó, mọi người càng hết mình hơn với công ty khi công sức của bản thân được ghi nhận và biểu dương. Vì vậy, đừng chần chừ trong việc khen thưởng nhân viên xuất sắc nếu bạn nhìn thấy sự cố gắng cũng như kết quả làm việc tốt mà họ gặt hái được.

 

7. Môi trường làm việc tốt

Những yếu tố khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng khi đến nơi làm việc của mình chính là đồng nghiệp thân thiện, không gian làm việc thoải mái, cơ sở vật chất bắt mắt và đầy đủ,…Ngoài ra, những bữa ăn tối vui vẻ hay các chuyến du lịch ngắn ngày cùng đồng nghiệp sẽ mang lại mức độ hài lòng cao cho nhân viên cũng như khiến họ thêm yêu công việc, chỗ làm hiện tại của mình.

 

8. Đặt sức khỏe lên hàng đầu

Sức khỏe là vàng. Dù nhân viên của bạn có vô cùng yêu quý công việc, hay hết mình cống hiến năng lực thì khi thiếu sức khỏe, mọi nỗ lực đều là con số không. Do đó, là nhà lãnh đạo, hãy dành nhiều thời gian quan tâm đến tình trạng sức khỏe, cuộc sống của nhân viên. Nếu có thể, hãy khuyến khích họ chăm sóc bản thân, tư vấn qua điện thoại về phương pháp cải thiện sức khỏe, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia tập thể dục,…

Tất cả 8 phương pháp trên có thể cần nhiều thời gian để tiến hành cũng như đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải sở hữu đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, đầu tư cho nhân viên là đầu tư không bao giờ lỗ, bởi lẽ, nhân viên chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công cho doanh nghiệp của bạn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers