adsads
shutterstock 1770926639
Lượt Xem 7 K

Những biểu hiện lạ của đồng nghiệp 

Việc một người nào đó không thích mình rất dễ cảm nhận. Dễ nhận biết, bạn thấy đồng nghiệp dường như không muốn trò chuyện cùng mình, những cuộc vui của hội chị em không có sự góp mặt của bạn, hay tệ hơn là bạn phát hiện ra một group chat mà ở đó mọi người bàn luận rất sôi nổi nhưng bạn lại không phải là thành viên. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết trước tiên. 

Thế nhưng cũng có những đồng nghiệp bên ngoài vẫn nói chuyện cùng bạn, thỉnh thoảng vẫn cười đùa cùng bạn, nhưng lại lơ đi khi bạn đề nghị giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ, không niềm nở mỗi khi chỉ có bạn và họ. Hoặc khi giao tiếp, họ thường không nhìn vào mắt bạn, những câu trả lời thường cụt lủn hoặc thậm chỉ là… giả vờ không nghe mỗi khi bạn nói một điều gì đó khiến bạn phải gọi đích danh hay nhắc lại đến nhiều lần. 

Đôi khi, đồng nghiệp thể hiện việc không thích bạn thông qua công việc. Chẳng hạn không tin tưởng hoặc không muốn góp ý cùng bạn phát triển ý tưởng hơn trong một dự án nào đó. 

Nhưng quan trọng nhất, bạn không cảm nhận được có sự dễ chịu hay dễ dàng tương tác với đồng nghiệp ấy. Khi đó, khả năng cao chính là bạn đang không nhận được thiện cảm từ đồng nghiệp. 

Không nhún nhường và chứng minh họ sai nếu bạn đang gặp phải “kẻ xấu tính nơi công sở” 

Khi bạn tự tin, năng động, có nhiều điểm sáng và được các sếp ưu ái hơn trong một khoảng thời gian ngắn thì rất khó để tránh khả năng bị ghen ghét, đố kỵ. Những người đố kỵ ra mặt thậm chí còn tìm cơ hội để soi mói đời sống cá nhân của bạn. Nếu cảm nhận những lời đàm tiếu ấy không thực sự quá ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể im lặng cho qua, tránh tiếp xúc với họ và tập trung nhiều hơn vào công việc của mình. 

Song, nếu sự việc lặp đi lặp lại và bạn cảm giác bản thân đang không được tôn trọng, điều bạn cần làm là không nhún nhường, không “nhắm mắt làm ngơ”. Bạn có thể thẳng thắn góp ý về việc bạn không thích đời tư của mình mình bàn tán thông qua những cơ sở chưa được kiểm chứng. 

Nếu đồng nghiệp đang thể hiện thái độ không phục những thành quả bạn đạt được, bạn càng phải nỗ lực để chứng minh họ sai. Nếu đồng nghiệp tìm cách chia rẽ và kéo bè phái, bạn càng phải bình tĩnh, tránh bị kích động dẫn đến việc xô xát. Giải pháp được khuyến khích trong hoàn cảnh này là không đôi co lời qua tiếng lại hay cũng lôi kéo người khác về phía mình mà  nỗ lực hết sức để đạt hiệu quả công việc tốt hơn, lấy những lời dè bỉu hoặc thái độ châm chích của đối phương để cố gắng nhiều hơn. Nếu nhìn theo một hướng tích cực thì đây là cơ hội để bạn có quyết tâm thể hiện bản thân hơn, và nhận ta những người thấu hiểu bạn, có thể cộng tác cùng bạn để mang lại những hiệu quả công việc thật tốt. 

Mở lòng hơn với đồng nghiệp 

Nếu khoảng cách giữa bạn với đồng nghiệp không đến mức gay gắt, đố kỵ mà chỉ đơn giản là cảm giác không thích giao tiếp thì có lẽ nên tìm giải pháp để hóa giải “tảng đá” giữa 2 bên. Bạn có thể chủ động trò chuyện hoặc kể một câu chuyện vui ngoài lề công việc để bắt chuyện. Bạn cũng không nên quá khép mình hay tách biệt trước những câu chuyện phiếm của mọi người mà có thể góp vui một chút. Nếu bạn không phải là người hoạt ngôn và cảm thấy việc đó quá khó khăn, sao không thử mời đồng nghiệp một ly cà phê, rủ rê mọi người một bữa trà sữa… Nếu cả phòng có mời bạn tham gia những bữa ăn hoặc đi đâu đó sau giờ làm, nếu không quá bận bịu với những dự định riêng thì cũng đừng ngại tham gia. Bởi từ chối nhiều lần sẽ khiến người khác không còn nhã hứng muốn mời vào lần sau. Họ sẽ nghĩ bạn khó gần, hoặc bạn không muốn kết thân cùng họ. 

Hoặc chủ động nhờ đến sự giúp đỡ cũng là một cách cho đồng nghiệp biết bạn thật sự tôn trọng họ. Nhờ hướng dẫn một vài vấn đề mà bạn đang gặp khó khăn trong khi sử dụng word hay excel, hỏi về quy trình thanh toán hay quy trình đặt hàng của công ty… Những câu hỏi nhỏ, nếu đồng nghiệp có thể giúp bạn thì lâu dần bạn sẽ không cảm thấy gượng gạo khi trò chuyện cùng họ nữa. 

Tuy nhiên, sự nỗ lực gắn kết cần phải đến từ 2 phía. Nếu bạn đã luôn thiện chí nhưng đối phương lại tỏ ra không thích hoặc tương tự như thế thì chúng ta cũng không nên “vồ vập” nữa. Hãy bình thường hóa mọi thứ và giao tiếp bình thường và sẵn lòng giúp đỡ họ trong khả năng. Nếu không thể kết thân thì ít nhất, bạn cũng đã thể hiện thiện chí hết sức mình. 

Trong môi trường công sở, công việc là quan trọng nhất, nhưng mối quan hệ với đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Bởi điều đó tác động đến tâm trạng làm việc và có thể là hiệu quả công việc của bạn. Không nhận được sự ủng hộ từ đồng nghiệp, rất khó để bạn kết nối với mọi người trong công việc một cách thuận lợi hơn và tệ hơn là sự phát triển lên những vị trí cao hơn của bạn cũng không dễ dàng. Nếu có bất hòa, nên thẳng thắn hòa giải. Nếu có thể hòa giải, đừng nên im lặng. Nhưng nếu đồng nghiệp ở “level” tìm cách chơi xấu bạn, đó lại là một câu chuyện khác mà bạn cần mạnh mẽ giải quyết để không phải ấm ức hoặc để xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc. 

>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: Công cụ đắt giá cho sự thành công

 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers