adsads
shutterstock 1923775883
Lượt Xem 3 K

Thật khó dự đoán ngày mai sẽ thế nào giữa đại dịch COVID-19, nhưng có một điều chắc chắn là: những thay đổi lớn đang đến với thế giới của chúng ta, đặc biệt đối với lực lượng lao động. Không thể khẳng định chính xác về sự thay đổi này sẽ lớn tới mức nào.

Dưới đây sẽ là một cái nhìn sâu hơn về thông tin chi tiết những gì sẽ xảy ra trong tương lai, cùng với những mẹo cho sinh viên để họ có thể tốt nghiệp nhận bằng và có công việc trong tương lai.

Thay đổi nghề nghiệp trong tương lai

Trên thực tế Covid đã thay đổi nhiều cơ quan làm việc, công việc. Và trong tương lai  sẽ tiếp tục có xu hướng thay đổi như vậy. CNBC đã tổng hợp những thay đổi về công việc bao gồm những mục sau đây:

    • Không làm việc nhiều tại văn phòng, văn phòng tại nhà
    • Thay thế các cuộc họp bằng Email và Zoom
    • Kết thúc chuyến đi công tác xa dài hạn
    • Các tòa nhà văn phòng phát triển thành “Trung tâm hội nghị phức tạp”
    • Sàng lọc y tế tại chỗ, bắt buộc cần phải có khẩu trang
    • Loại bỏ các vị trí quản lý cấp trung
    • Sự phát triển của tự động hoá và AI
    • Tăng nhu cầu về các kỹ năng kỹ thuật số

Dựa trên dữ liệu từ Monster, TechReport cũng chia sẻ ba bài học chính về chủ đề người lao động sau Covid, họ sẽ có mối quan tâm về an ninh trong công việc, nhiều nhân viên sẽ gặp phải các triệu chứng căng thẳng về tinh thần cũng như thể chất; nhiều nhà tuyển dụng sẽ cắt giảm việc làm trong khi ngày càng đón nhận viễn cảnh làm việc từ xa.

Trong khi đó, theo dữ liệu trước đây, nhiều người chuyển sang học các khóa học định hướng nghề nghiệp trong thời kỳ nền kinh thế khó khăn sau COVID-19. Nếu lực lượng lao động sau COVID theo xu hướng này, các bằng cấp trong lĩnh vực kỹ thuật, kế toán, kinh doanh, khoa học tự nhiên, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực liên quan đến máy tính có thể càng ngày càng được săn đón nhiều hơn. Fast Company đã chia sẻ: 

Danh sách nghề nghiệp linh hoạt có thể xuất hiện trước trong và sau COVID, bao gồm trị liệu, điều dưỡng, bất động sản, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, kỹ thuật số, quản lý hồ sơ y tế, quan trị hệ thống, phiên dịch viên, giáo dục, quản trị cơ sở dữ liệu, giảng dạy trực tuyến và dược phẩm. 

Giáo sư Julia Richardson của Đại học Curtin của Úc là một chuyên gia được quốc tế công nhận trong lĩnh vực Hướng nghiệp và Quản lý Nguồn nhân lực, trọng tâm nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai. Cô ấy nói “Các bộ kỹ năng nghề nghiệp sẽ thay đổi nhiều hơn và một số nghề sẽ biến mất hoàn toàn sau COVID-19 – chìa khoá cho tất chúng ta là hãy đảm bảo rằng bạn sẵn sàng đáp ứng linh hoạt các hoạt động, yêu cầu đối với những biến đổi này”.

Nếu bạn đang băn khoăn về triển vọng công việc cá nhân và làm thế nào để có một con đường tốt cho sự nghiệp của mình, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

    1. COVID-19 ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?
    2. Làm thế nào để bạn có thể học nhanh các kỹ năng mà bạn thiếu sót để đáp ứng nhu cầu thị trường đang cần sau thời COVID?
    3. Làm thế nào để bạn tìm được cơ hội việc làm?
    4. Làm thế nào để luôn tràn đầy năng lượng trong mùa dịch này?

Hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai, có thể sẽ hoàn toàn thay đổi trong dự định hướng nghiệp của bạn.

Giáo dục sẽ đóng một vai trò quan trọng

Một điều mà tất cả các chuyên gia đều đồng ý đó là giáo dục sẽ là một phần quan trọng trong việc vượt qua đại dịch và vượt lên phía trước. CNBC giải thích “Sử dụng công nghệ để kết nối mạng và tham gia các khóa học thêm hiện nay có thể giúp những sinh viên tốt nghiệp thành công, khi mọi việc trở lại bình thường, dành thời gian trước để cân nhắc xem những kiến thức và kinh nghiệm nào cần bổ sung để giúp bạn đi trước và mang lại lợi thế trong ngành”

Nhà đầu tư Daymon Garfield John của Shark Tank cùng với các đồng nghiệp của mình khuyến khích việc tận dụng thời gian này bằng cách áp dụng tư duy kinh doanh “Bạn phải đảm bảo rằng bạn dành thời gian đó để chuyển đổi mọi thứ, điều chỉnh và sẵn sàng cho sự thay đổi này,” ông khuyên. “Chỉ cần đảm bảo rằng bạn tiếp tục đầu tư cho bản thân, bởi vì các doanh nhân chân chính biết rằng sự thay đổi sẽ luôn xảy ra,” John tiếp tục nói.

Môi trường học thay đổi

Hiện nay các giải pháp công nghệ có tiềm năng biến đổi và cải thiện hệ thống để học sinh có thể đạt được nhiều hơn và phát triển các kỹ năng có giá trị với kết quả tốt hơn. Tierney cho rằng cần có một sự thay đổi mang tính hệ thống, trong đó giáo dục sẽ chuyển từ văn hóa dạy học (teaching culture) sang văn hóa học tập (learning culture). 

Salcito chia sẻ tại Bett 2020, một hội nghị giáo dục toàn cầu: “Trong vài thập kỷ qua, trọng tâm giáo dục tập trung rất nhiều vào trải nghiệm trong lớp học. Tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi, trong đó các trường học sẽ tạo ra một nền tảng không gian dữ liệu linh hoạt, cho phép học sinh học tập liên tục ngoài giới hạn các lớp học trong khuôn viên trường”.

Những thay đổi này vẫn sẽ tiếp tục được diễn ra, và sẽ làm thay đổi nền giáo dục toàn cầu, công việc của sinh viên trong tương lai cũng phụ thuộc vào các phương pháp từ giảng viên. Sinh viên có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý và thể chất, họ có thể bị ỷ lại, mất niềm tin vào tương lai, nhưng ngược lại họ có thể thấy đây là cơ hội để tự phát triển bản thân và nâng cao kỹ năng của mình.

>> Xem thêm: Thuật dụng và dùng người của người xưa

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers