Cổ phiếu ESOP là một loại cổ phiếu đặc biệt, thường được phát hành với các điều kiện cụ thể và chỉ áp dụng cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Vậy cụ thể, ESOP là gì? Các yêu cầu và quy trình cần thiết để phát hành loại cổ phiếu này như thế nào? Hãy cùng HR Insider khám phá!
ESOP là gì?
ESOP (Employment Stock Ownership Plan) là một hình thức phát hành cổ phiếu cho nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Theo mô hình ESOP, cổ phần được dành riêng cho những nhân viên có đóng góp quan trọng hoặc gắn bó lâu dài với công ty. Điều này giúp thúc đẩy sự cống hiến của nhân viên, khuyến khích họ nỗ lực hơn để mang lại thành công cho tổ chức. Cổ phiếu ESOP thường đi kèm với các chính sách ưu đãi đặc biệt và việc phân phối chúng sẽ dựa trên các quy định và tiêu chí riêng của từng công ty.
Điều kiện và thủ tục để phát hành cổ phiếu ESOP là gì?
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm ESOP là gì thì bạn hãy tiếp tục khám phá điều kiện cùng thủ tục phát hành cổ phiếu này. Để triển khai phát hành cổ phiếu ESOP, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến điều kiện và thủ tục phát hành. Dưới đây là những thông tin cơ bản về các yêu cầu cần thiết cho việc phát hành cổ phiếu ESOP:
Điều kiện
Đầu tiên, hãy cùng HR Insider tìm hiểu điều kiện phát hành ESOP là gì nhé! Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể phát hành cổ phiếu ESOP bởi điều này chỉ áp dụng cho những công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được quy định bởi pháp luật. Theo Điều 64 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP, các điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu ESOP bao gồm:
- Phê duyệt từ Đại hội đồng cổ đông: Chương trình phát hành cổ phiếu ESOP phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Giới hạn số lượng phát hành: Trong mỗi chu kỳ 12 tháng, tổng số cổ phiếu ESOP phát hành không được vượt quá 5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
- Chính sách phát hành: Đại hội đồng cổ đông cần phê chuẩn các chính sách liên quan đến việc lựa chọn nhân viên tham gia, cách thức phân phối cổ phiếu và thời gian phát hành hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị phê chuẩn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng, công ty phải có đủ nguồn vốn chủ sở hữu, bao gồm các nguồn như thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc các khoản quỹ khác hợp pháp để tăng vốn điều lệ.
- Công ty mẹ: Nếu công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động, nguồn vốn phải dựa trên báo cáo tài chính của công ty mẹ. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối không được vượt quá mức lợi nhuận trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.
- Đảm bảo tỷ lệ sở hữu: Nếu đối tượng nhận cổ phiếu ESOP là nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu phải tuân theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Hạn chế chuyển nhượng: Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ít nhất một năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Xem thêm hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân và cách quản lý tài chính cá nhân
Thủ tục
Tiếp theo, hãy cùng khám phá thủ tục để được phát hành ESOP là gì. Để thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP, các doanh nghiệp cần hoàn tất các bước thủ tục theo quy định hiện hành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình này theo Điều 69 Nghị định 155/2020/NĐ-CP:
- Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp cần gửi tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu theo yêu cầu tại Điều 61, Điều 63 và Điều 65 của Nghị định này đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Nhận xét và thông báo: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ và hợp lệ tài liệu báo cáo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và công bố thông tin trên trang điện tử của cơ quan này về việc nhận đủ hồ sơ. Nếu hồ sơ bị từ chối, Ủy ban sẽ gửi văn bản giải thích rõ lý do từ chối.
- Công bố thông tin: Sau khi nhận được thông báo về hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp phải công bố thông tin phát hành trên trang web của doanh nghiệp và Sở giao dịch chứng khoán ít nhất 7 ngày làm việc trước ngày kết thúc đợt phát hành.
- Thời gian kết thúc phát hành: Ngày kết thúc đợt phát hành không được vượt quá 45 ngày kể từ khi nhận được thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hồ sơ đầy đủ.
- Xử lý cổ phiếu lẻ: Nếu phát sinh cổ phiếu lẻ trong quá trình phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hoặc tăng vốn, công ty có thể mua lại cổ phiếu lẻ theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Cổ phiếu mua lại sẽ được xử lý theo quy định của Luật Chứng khoán và các quy định liên quan.
- Báo cáo kết quả: Trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo kết quả phát hành đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố trên trang web của doanh nghiệp và Sở giao dịch chứng khoán. Đối với phát hành cổ phiếu ESOP, báo cáo cần kèm theo:
- Danh sách nhân viên tham gia chương trình, bao gồm số lượng cổ phiếu đã mua hoặc được phân phối.
- Xác nhận từ ngân hàng về số tiền thu được từ đợt phát hành, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng.
- Xác nhận báo cáo: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả đầy đủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp và các bên liên quan, đồng thời đăng tải thông tin trên trang điện tử của cơ quan này.
- Giải phóng tiền: Sau khi nhận được thông báo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp có thể giải phóng số tiền thu được từ đợt phát hành, trừ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên.
Ưu điểm, rủi ro khi phát hành cổ phiếu ESOP là gì?
Phát hành cổ phiếu ESOP mang lại cả lợi ích và rủi ro, cụ thể là:
Về ưu điểm
Đối với nhân viên:
- Lợi nhuận lâu dài: Ưu điểm khi phát hành ESOP là gì? Cổ phiếu ESOP cung cấp cho nhân viên cơ hội hưởng lợi từ thành công dài hạn của công ty. Khi công ty đạt được kết quả kinh doanh tích cực, giá trị cổ phiếu sẽ tăng, mang lại lợi ích tài chính cho nhân viên. Đây cũng là hình thức ghi nhận sự đóng góp và trung thành của họ, đồng thời thúc đẩy tinh thần làm việc để công ty ngày càng phát triển.
- Tăng thu nhập: Cổ phiếu ESOP có thể làm tăng thu nhập của nhân viên khi công ty đạt được lợi nhuận cao, giúp cải thiện phúc lợi tài chính của họ.
Đối với công ty:
- Giữ chân nhân viên: Cổ phiếu ESOP là công cụ hiệu quả để duy trì đội ngũ nhân viên chủ chốt. Bằng cách cung cấp cổ phiếu như một phần của chế độ đãi ngộ, công ty có thể khuyến khích sự gắn bó lâu dài của nhân viên.
- Tiết kiệm chi phí tiền mặt: Việc phát hành cổ phiếu ESOP giúp công ty giảm bớt gánh nặng chi thưởng bằng tiền mặt. Đồng thời, số tiền tiết kiệm được có thể được giữ lại để tăng vốn điều lệ và đầu tư vào sự phát triển của công ty.
Về rủi ro
Rủi ro pha loãng cổ phiếu:
- Giảm tỷ lệ sở hữu: Rủi ro khi công ty phát hành ESOP là gì? Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu ESOP, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện tại bị giảm đi, làm giảm giá trị cổ phiếu của họ. Sự pha loãng này có thể làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Giảm giá trị cổ phiếu: Việc phát hành cổ phiếu ESOP với tần suất cao có thể dẫn đến giảm mạnh giá cổ phiếu, gây bất lợi cho các cổ đông hiện tại. Lạm dụng phương pháp này có thể khiến các nhà đầu tư mất niềm tin và e dè trong việc đầu tư vào công ty.
Rủi ro trong quản trị công ty:
- Lợi ích không công bằng: Đôi khi, ban lãnh đạo có thể phân phối cổ phiếu ESOP cho người thân hoặc những cá nhân thân thiết để gia tăng ảnh hưởng và thu lợi cá nhân. Điều này có thể gây ra sự thiếu công bằng và mâu thuẫn nội bộ.
- Thiếu minh bạch: Sự không minh bạch trong quy trình phát hành cổ phiếu ESOP có thể làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban lãnh đạo, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và hiệu quả của công ty.
Nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu ESOP hay không?
Nhiều nhà đầu tư hiện tại vẫn chưa thật sự hiểu rõ ESOP là gì nên vẫn băn khoăn về việc có nên mua cổ phiếu này hay không.
Cổ phiếu ESOP thường được phát hành theo kế hoạch đã được công bố công khai, với danh sách nhân viên đủ tiêu chuẩn được xác định sau khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Những nhân viên này sẽ được quyền mua cổ phiếu ESOP với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, có hai dạng cổ phiếu ESOP phổ biến: dạng hạn chế và dạng tự do chuyển nhượng. Phần lớn các công ty phát hành cổ phiếu ESOP sẽ áp dụng dạng hạn chế, nghĩa là cổ phiếu này chỉ có thể chuyển nhượng trong nội bộ doanh nghiệp và không được bán ra bên ngoài.
Tham khảo thêm các vị trí việc làm liên quan lĩnh vực tài chính đầu tư:
- Giám đốc tài chính là gì
- Chuyên viên tài chính là gì
- Chuyên viên phân tích tài chính là gì
- Chuyên viên tư vấn tài chính là gì
Do đó, nếu bạn là nhân viên của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ESOP, bạn có thể xem xét việc mua cổ phiếu này, nhưng cần chú ý đến các điều khoản về thời hạn và quy định chuyển nhượng. Ngược lại, nếu bạn là nhà đầu tư không thuộc doanh nghiệp đó, việc đầu tư vào cổ phiếu ESOP có thể không phải là lựa chọn hợp lý. Điều là là do những rủi ro liên quan đến khả năng chuyển nhượng và giá trị của cổ phiếu.
Tóm lại, quyết định mua cổ phiếu ESOP nên được cân nhắc dựa trên vai trò của bạn trong doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của loại cổ phiếu này.
Tới đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cổ phiếu ESOP là gì và các thông tin liên quan đến loại cổ phiếu này. Phát hành cổ phiếu ESOP có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời có những rủi ro cần lưu ý. HR Insider hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp đang cân nhắc việc áp dụng chương trình ESOP.
Thông tin về định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền được chia sẻ tại đây.
— HR Insider —
VietnamWorks– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.