adsads
giai ma nganh kien truc su tap 3 10 bi quyet thanh cong khi moi vao nghe 8
Lượt Xem 3 K

 

#1 Biến mình thành nhân tố quan trọng

Cách nhanh nhất để thích nghi với công việc kiến trúc sư và nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo, đồng nghiệp chính là không ngừng chủ động dấn thân vào mọi việc. Bạn có thể không phải là người giỏi nhất nhưng bạn sẽ là nhân viên năng nổ nhất. Hãy đề cử mình vào bất cứ công việc gì liên quan đến thiết kế, thường xuyên tham gia những buổi hội thảo và tổ chức những cuộc thảo luận nội bộ tại công ty để nâng cao giá trị bản thân.

#2 Tìm kiếm người hướng dẫn tốt

Đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm hoặc lãnh đạo trực tiếp của bạn có thể là người dẫn đường cực kỳ sáng suốt. Hãy tìm những kiến trúc sư có  kỹ năng và vị thế mà bạn ngưỡng mộ để hướng dẫn bạn. Họ sẽ bồi dưỡng cho sự phát triển của bạn và có thể hỗ trợ để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Ngoài ra, những buổi trò chuyện cũng sẽ giúp bạn tích góp được nhiều chia sẻ quý báu hơn từ các tiền bối.

#3 Chủ động chia sẻ kiến thức

Trao đổi kiến thức là hoạt động hai chiều. Bạn cho đi những gì bạn biết, bạn sẽ nhận lại những gì người xung quanh gặt hái được. Nếu bạn là một “cao nhân” trong dựng 3D, Photoshop hay lên Concept, ngại gì mà không chia sẻ cùng các đồng nghiệp xung quanh? Khi khơi mào những buổi training nho nhỏ này, các đồng nghiệp cũng sẽ hăng hái xung phong chia sẻ cùng bạn những kĩ năng họ thành thạo nhất.

 

#4 Tạo mạng lưới quan hệ rộng rãi

Kiến trúc là một ngành dịch vụ cấp cao, đòi hỏi yếu tố giao tiếp và quan hệ rộng mở. Một hệ thống những mối quan hệ tốt đẹp sẽ làm cho công việc dễ dàng hơn và ấp ủ vô số cơ hội tiềm năng trước mắt. Vì thế đừng phá bỏ những mối quan hệ xung quanh bạn, mà hãy tích cực chủ động xây dựng và duy trì liên lạc với những người trong ngành.

#5 Cơ hội chỉ đến một lần. Đừng bỏ lỡ!

Để đạt được mức thăng tiến nhanh chóng, cách hiệu quả nhất đó là phải biết nắm bắt cơ hội mọi lúc mọi nơi. Đừng chần chừ khi sếp giao cho bạn thực hiện một dự án chỉ vì bạn chưa đủ kinh nghiệm, bạn không am hiểu về lĩnh vực thiết kế này hay bạn ngại giao tiếp. Biết đâu điều này sẽ khiến bạn tự đóng lại cánh cửa thăng tiến cho sự nghiệp của mình!

#6 Không ngừng đặt câu hỏi cho bản thân

Bạn muốn nhận nhiều hơn những bản yêu cầu thiết kế? Bạn muốn được trải nghiệm xây dựng thực tế? Bạn muốn có kinh nghiệm trong việc tư vấn công trình? Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho bản thân xem bạn thật sự muốn phát triển như thế nào, và đưa ra yêu cầu với lãnh đạo của bạn. Điều này sẽ giúp bạn luôn đi theo đúng con đường mà mình đã định hướng sẵn ngay từ những bước ban đầu.

#7 Thoát khỏi vùng an toàn của mình

Bạn không phải không làm được một điều gì đó. Chỉ là bạn chưa đủ can đảm thực hiện nó mà thôi! Hãy dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, xóa bỏ mọi rào cản bó buộc để chủ động đảm nhận một thử thách bạn chưa bao giờ chinh phục. Đó là cách để bạn học hỏi nhanh nhất và phát triển hiệu quả hơn hẳn so với việc lặp đi lặp lại cùng một công việc nhàm chán mỗi ngày.

 

 

#8 Tạo ấn tượng khi giao tiếp

Kiến trúc sư đâu phải chỉ cần giỏi vẽ là đủ? Ngoài những kĩ năng cơ bản trong ngành, việc sở hữu một khả năng giao tiếp khéo léo cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc. Hãy thử tham gia các khóa học diễn thuyết bên ngoài, chuẩn bị trước mỗi khi thuyết trình trong các buổi họp, lắng nghe những lời nhận xét, đánh giá từ bạn bè, đồng nghiệp. Quan trọng hơn là hãy tránh “lối nói kiến trúc” vì khách hàng sẽ không bị ấn tượng nếu bạn kết hợp quá nhiều những từ ngữ nặng về mặt chuyên môn.

#9 Hãy tôn trọng nghề nghiệp của mình

Đừng bao giờ vứt bỏ đam mê chỉ vì hiện thực không như bạn mong ước. Hãy cảm thấy may mắn khi bản thân có thể theo đuổi mơ ước của mình. Chỉ khi làm việc trong tâm thế của một người yêu nghề, bạn mới có thể tự hào sáng tạo ra những công trình hoàn hảo với tỉ lệ vàng bạn luôn theo đuổi.

#10 Chấp nhận mọi thất bại

Hẳn là bạn đã nghe qua câu “Thất bại là mẹ thành công”. Đừng nản lòng khi bạn không thể thực hiện thành công tất cả những điều liệt kê phía trên. Hãy đủ kiên nhẫn để tiếp tục học hỏi từ những thử thách và thừa nhận những thất bại như một bước quan trọng cho sự phát triển bản thân bạn. May mắn và thành công cuối cùng rồi sẽ mỉm cười với bạn!

Bạn đã tích góp đủ hành trang để lên đường theo đuổi sự nghiệp kiến trúc? Đừng ngần ngại dấn thân vào công việc đầy hấp dẫn này! Hãy theo dõi ngay chuyên mục giải mã ngành kì tới để khám phá thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn nữa nhé!

 

                                                      Series Giải mã ngành                                                                    

Những câu chuyện thực tế tại chốn “nương thân”, những tâm sự mỏng thầm kín được HRInsider gom nhặt từ các anh hùng bốn phương đa ngành để viết nên chuỗi Series “Giải mã ngành”, giải bày nỗi lòng và truyền đạt bí kíp sống “dĩ hòa vi quý” cho tất cả các môn phái nơi kinh thành. 

 


Tìm hiểu ngay những công việc Kiến trúc sư với mức lương cực hấp dẫn tại VietnamWorks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm? Hãy tìm thấy giá trị của công việc và học...

Bài Viết Liên Quan

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn...

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI),...

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi...

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều...

Sự hài lòng trong sự nghiệp: Làm sao để gắn bó và thấy giá trị ở công việc hiện tại?

Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại mình đang làm?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers