adsads
Shutterstock 2090739499 1
Lượt Xem 3 K

Tám chuyện nơi làm việc, lợi hay hại?

Giao lưu chốn công sở là đặc trưng không thể thiếu ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Tuy nhiên, vấn đề này như con dao hai lưỡi nếu chúng ta không biết tiết chế việc “tám” chuyện nơi làm việc. Dễ dàng nhận thấy, trò chuyện sẽ giúp kết nối giữa người và người tốt hơn. Nó giúp mối quan hệ được gắn kết và hình thành đồng minh cùng nhau kề vai sát cánh trên mọi mặt trận. Nhưng “tám” chuyện quá mức sẽ ảnh hưởng đến công việc và cách nhìn của người khác về bạn. 

Mọi người xung quanh sẽ nghi kỵ và không muốn kết giao với người có sở thích buôn dưa lê khắp mặt trận. Bởi đây là dạng đồng nghiệp không đáng tin cậy. Người khác sẽ chẳng yên tâm khi trao bí mật hay tâm sự cùng bạn. Bởi họ sợ sẽ trở thành chủ để trong cuộc “tám” chuyện của bạn. 

Hơn thế nữa, người thích ngồi lê đôi mách thường ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Vì họ chiếm dụng thời gian làm việc để hóng hớt và bàn tán chuyện xung quanh mình. Đây là kiểu nhân viên lười nhác và không có triển vọng trong mắt sếp. Nếu không sớm thay đổi, sa thải là nguy cơ sớm hay muộn họ phải đối mặt.

Những bí mật về bản thân, tuyệt đối không nên tiết lộ

Trong môi trường làm việc, mỗi người luôn kết giao ít nhất là một hay nhiều đồng nghiệp thân cận bên cạnh. Những người bạn này như nguồn năng lượng giúp bạn phấn chấn và cảm thấy môi trường làm việc thú vị hơn. Tuy nhiên, không có tình bạn nào là mãi mãi. Khi con người tức giận hoặc rơi vào khủng hoảng, họ có thể đem bạn làm lá chắn cho mình. Nhiều trường hợp cả tin, nhiều người ảnh hưởng đến công việc và mất đi tình bạn nơi làm việc. Để bản thân không chịu thiệt, tuyệt đối không trao những bí mật sau cho đồng nghiệp thân cận bạn nhé.

Thu nhập bản thân

Công ty luôn yêu cầu người lao động không trao đổi lương thưởng với người bên cạnh. Nhưng nhiều người thân thiết lại không nghi kỵ điều đấy. Họ sẵn sàng chia sẻ bảng lương công ty gửi cho đồng nghiệp bên cạnh. Nếu thu nhập của bạn thấp, họ có thể không để mắt tới. Ngược lại, mức lương của bạn vượt trội họ; đồng nghiệp bên cạnh sẽ ganh tị với bạn. Nếu không may việc này đến tai sếp, bạn chắc chắn sẽ đối mặt với khiển trách và bị đánh giá thấp từ cấp trên của mình. Nên vấn đề thu nhập luôn là điều nhạy cảm hàng đầu tuyệt đối không nên chia sẻ cho bất kỳ đồng nghiệp nào dù có thân thiết đến đâu.

Tiểu sử sức khỏe

Nhiều doanh nghiệp đặt sức khỏe của nhân viên là tiêu chí cần quan tâm hàng đầu. Bởi người lao động có đủ sức khỏe mới tiếp tục cống hiến lâu dài và làm việc đạt hiệu quả cao. Vì thế, bạn không nên chia sẻ tiền sử bệnh tật cho đồng nghiệp bên cạnh biết. Đó có thể là điểm yếu nếu điều đó truyền đến tai cấp trên. Mặt khác, nó còn có thể là chủ đề bàn tán của “hội bà tám” chốn công sở. Chẳng ai thích vấn đề cá nhân trở thành đề tài trong cuộc trò chuyện của người khác. Đây cũng là vấn đề cá nhân của riêng bạn, nên không cần thiết phải chia sẻ nó cho đồng nghiệp bên cạnh biết.

Tình hình tài chính

Ít nhất một lần trong đời, bạn sẽ gặp phải tình trạng chi vượt quá số tiền thu được. Khoảng thời gian đó, bạn phải đối mặt với khủng hoảng tài chính hoặc trở thành “con nợ” bất đắc dĩ. Nhưng khó khăn đến mấy cũng chỉ bạn tự mình vượt qua thôi. Vì thế, đừng chia sẻ vấn đề này với người bên cạnh. Họ có thể xem thường bạn không biết cách quản lý tài chính. Nếu vị trí làm việc của bạn liên quan đến nguồn quỹ của công ty, cấp trên sẽ không tin tưởng giao việc liên quan đến thu chi cho bạn xử lý. 

Nên tuyệt đối đừng chia sẻ vấn đề này cho đồng nghiệp xung quanh biết. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Để bản thân không rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, bản thân mỗi người cần biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn có thể dùng nhiều cách như: chia nhỏ từng khoảng tiền theo mục đích khác nhau, làm sổ tiết kiệm riêng hoặc lên kế hoạch chi tiêu hàng ngày để quản lý tài chính của bản thân. Có như vậy, bạn mới đảm bảo không tiêu xài phung phí đồng tiền do chính mình làm ra. 

Chuyện tình cảm nơi công sở

Tìm niềm vui trong công việc không khó như bạn thường nghĩ

Môi trường làm việc là nơi hội tụ nhiều “trai tài, gái sắc”. Va chạm mặt hàng ngày khó tránh khỏi chuyện cảm nắng hay tình yêu chớm nở giữa các cặp đôi. Nếu bạn có cảm tình với đồng nghiệp phòng ban bên cạnh, đừng thổ lộ điều đó cho mọi người biết nếu không muốn bị chú ý. Hơn thế nữa, môi trường công sở là nơi để làm việc; nhiều sếp không thích nhân viên yêu đương làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu không may, tình cảm kia chỉ đến từ một chiều, bạn có thể trở thành trò cười cho những đồng nghiệp xấu tính khác. Vì thế, hãy thận trọng với tình yêu nơi làm việc và đừng chia sẻ việc cảm nắng ai đó với người bạn bên cạnh. Nếu đồng nghiệp đó không biết giữ miệng, chuyện riêng tư của bạn sẽ trở thành tâm điểm “tám” cho những người xung quanh.

Môi trường làm việc thân thiện, bạn ít phải “rào trước, đón sau” trong từng lời nói. Ngược lại, nơi làm việc “toxic” luôn chứa nhiều cạm bẫy đòi hỏi bạn phải thận trọng với mọi người xung quanh. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn phần nào tránh khỏi những phiền toái không đáng có nơi làm việc.

>> Xem thêm: Cách giải quyết khi phát sinh mâu thuẫn với nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers