adsads
Untitled design 69
Lượt Xem 2 K

Sylvia Ann Hewlett là một nhà kinh tế và chủ tịch sáng lập Center for Talent Innovation, một tổ chức phi lợi nhuận hướng đến việc kiến tạo những đổi mới cho đội ngũ nhân sự kế thừa, phục vụ cho hơi 70 công ty và tập đoàn đa quốc gia toàn cầu. Bà cũng là Giám đốc Chương trình Gender and Policy Program at the School of International and Public Affairs tại trường Đại học Columbia. Bên cạnh đó, cô còn là cây bút của tạp chí Harvard Business Review và đã xuất bản hơn 11 quyển sách, được công chúng nhiệt liệt đón nhận bao gồm: Off-Ramp and On-Offs và Winning the War for Talent in Emerging Markets (Harvard Business Press). Ngoài ra, Sylvian đứng hạng thứ 11 trong danh sách “Top 50 Business Thinkers”.

 

Câu chuyện về những “nhà tài trợ” tuyệt vời

Hewlett đưa ra những con số đo lường lợi ích của việc trở thành một nhà tài trợ như trong trường hợp của LeBron James và “món quà khổng lồ” 1 tỷ đô từ gói tài trợ:

“Như nhiều ngôi sao thể thao khác, LeBron cũng có vài người bạn cũ đồng hành cùng anh trên con đường nổi tiếng. Nhưng khác với nhiều ngôi sao, anh không chỉ đưa tiền cho những bạn của mình. Anh còn đích thân giúp đỡ họ đến trường và đưa họ đi thực tập, những môi trường giúp họ củng cố được các kỹ năng mà LeBron không có được như kỹ năng quản lý và sản xuất. Chẳng hạn, một người bạn cũ của anh là Rich Paul hiện đang sở hữu một công ty quản lý các tài năng và một người bạn khác, Maverick Carter, đang điều hành một công ty sản xuất. Paul, Carter và những người bạn cũ của LeBron đã trả cho anh số tiền nhiều hơn mà anh đã đầu tư vào họ. Chẳng hạn, năm 2016, Carter đã đứng ra thực hiện thành công thỏa thuận giữa James và Nike với giá trị hợp đồng lên đến 1 tỷ đô.”

Hiệu ứng “Nhà Tài Trợ” – Cú Hit cho sự nghiệp của mỗi người

Ngay cả khi bạn không phải là LeBron James, bạn vẫn có thể kiếm lời như cách Subha Barry đã làm, khi người được cô ấy bảo hộ là Todd Sears đã mở ra một mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận trị giá đến 1,4 tỷ đô la.

Theo Ann Hewlett, việc trở thành một nhà tài trợ cũng góp phần củng cố các kĩ năng bổ trợ khác như sau:

“Một người được bảo trợ phù hợp sẽ giúp bổ sung những kỹ năng mà nhà tài trợ đang thiếu sót, đảm nhận một phần việc khi lịch trình của bạn đang dày đặc, đem đến những hỗ trợ về mặt tinh thần khi bạn cần, và giúp xây dựng hình ảnh cho thương hiệu cá nhân của bạn.”

Hewlett đã đưa ra nhiều ví dụ về việc các giám đốc điều hành thu được lợi ích từ nhiều cá nhân mà họ tài trợ, những cá nhân này giúp cung cấp cho họ thêm nhiều quan điểm khác nhau, những kỹ năng bổ trợ hay khả năng giao tiếp tốt. Thật không may, phần lớn những nhà tài trợ lại không tìm kiếm những người được bảo trợ để bổ sung những điểm này. Theo Hewlett chia sẻ: “Chỉ có khoảng 23% nhà tài trợ tìm kiếm những người giúp họ bổ sung những kỹ năng họ thiếu sót. Trong số những người được bảo trợ, chỉ có khoảng 14% có khả năng leo lên để đứng đầu một tổ chức”.

 

Việc tài trợ bao gồm cả công việc và rủi ro cho cả nhà tài trợ

Mặc Hewlett khẳng định rằng người được bảo trợ mới là người chịu gánh nặng về việc phải duy trì những cuộc gặp gỡ và chủ động xây dựng mối quan hệ này, bản thân nhà tài trợ cũng cần thể hiện vai trò chủ động của mình. Hewlett đã chỉ ra ba cách cụ thể mà một nhà tài trợ có thể đầu tư vào người được bảo trợ của mình như sau:

  1. “Công khai về việc tài trợ của mình. Cách này khá trực tiếp và đòi hỏi một sự can đảm nhất định vào lúc đầu. Hãy giới thiệu với tất cả mọi người về người được bảo hộ của bạn. Đưa họ đến các buổi họp và ra mắt họ với mọi người. Mục tiêu ở đây không phải tạo ra sự ồn ào mà là tạo ra một sự chú ý nhất định đến người mà bạn đang tài trợ”.
  2. “Ủng hộ đằng sau một cánh cửa khép kín. Bạn sẽ phải đặt ra một nền móng vững chắc và khi đến thời điểm quyết định, hãy nỗ lực thực hiện nó. Chẳng hạn như những từ ngữ tinh tế hoặc mạnh mẽ để khiến người khác chú ý, một cuộc giới thiệu trang trọng, chia sẻ với các đồng nghiệp trước buổi họp để đi đến quyết định cho vị trí này.”
  3. “Cung cấp một số loại bảo hiểm chắc chắn. Chẳng hạn như ra mắt người được bạn tài trợ ở một số buổi họp, nhưng phần lớn các buổi họp này sẽ khá riêng tư. Hãy cho người được tài trợ thấy rằng, nếu có một mối nguy nào xảy ra, hoặc khi mọi chuyện không ổn thỏa, chắc chắn bạn sẽ giúp họ giải quyết các tổn thất, đưa ra lời khuyên giúp khắc phục và giới thiệu những người họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.”

Với khoản đầu tư mà các nhà tài trợ thực hiện cho người được bảo trợ của họ, Hewlett đề xuất một quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm cả sự giám sát liên tục để đảm bảo tiến trình tài trợ được thực hiện đúng những gì mong đợi.

Hiệu ứng tài trợ cũng dẫn chứng ra nhiều ví dụ về các mối quan hệ nhà tài trợ/ bảo trợ thành công và thất bại, cũng như số liệu thống kê về vấn đề tài trợ. Đây là một trong những hiệu ứng cần được các nhà lãnh đạo tìm hiểu nếu muốn phát triển sự nghiệp của mình.

 

Điều gì khiến bạn không tài trợ cho một ai đó?

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo cấp cao nhưng không tích cực tài trợ cho một số cá nhân nhất định (Hewlett khuyến nghị ít nhất là ba người), bạn đang bỏ lỡ tài năng và sự trung thành của những người có thể giúp bạn phát huy được tính hiệu quả trong vai trò hiện tại, mở rộng phạm vi, thương hiệu cá nhân của bạn, và duy trì những thành tựu bạn để lại.

Bạn có một cá nhân tiềm năng cần được bảo trợ? Hay bạn cần dành nhiều thời gian hơn để xây dựng mối quan hệ với nhân viên cấp dưới?

Bạn từng có nhân viên trước đây hay nhân viên hiện tại gắn bó với bạn? Hay bạn cần làm rõ tầm nhìn của bạn để truyền cảm hứng cho người đi sau?

Những người được bảo hộ tiềm năng của bạn có kỹ năng và chuyên môn để bổ sung cho chính bạn? Hay bạn cần đầu tư nhiều hơn vào việc đào tạo và huấn luyện?

Bạn đã đầu tư vào người được bạn tài trợ? Hay bạn cần khẳng định quyền tài trợ của mình với họ và chủ động hơn trong việc tán thành tài trợ?

 

— HR Insider / Theo forbes.com —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng...

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers