• .
adsads
18 1200x900 2
Lượt Xem 6 K

Chắc hẳn ai cũng đã đôi lần chịu bất công trong cuộc sống than thở rằng. Đời thật vô vị, đời thật bất công. Đã đôi lần tuyệt vọng vì sự đời như thế nhưng cuộc sống mà vẫn cứ tiếp diễn, và tồn tại những điều bất công dù muốn hay không. Một số người lựa chọn sẽ đấu tranh vì cái mình cho là đúng, một số người khác lựa chọn chấp nhận “sự thật phũ phàng”. Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn con đường nào, đấu tranh hay phục tùng? Ở công việc, tuyệt nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn ra đi hay ở lại nhưng hãy có trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó

Bạn biết không, dù bạn có hay không nhận ra, thì cuộc sống này vẫn luôn đầy rẫy những bất công và chính cách bạn đối diện mới thực sự quyết định kết quả của nó là xấu hay tốt. Có thể bạn đang cảm thấy chế độ công ty đã thay đổi và điều đó ảnh hưởng đến bạn, hoặc bạn thấy rằng mức lương bạn nhận được không xứng đáng với khối lượng công việc khổng lồ… Những việc này khiến bạn bị chi phối, tạo ra trạng thái tức giận, chán nản.

Tuy nhiên, bạn lại quên nhìn nhận rằng những lý do khiến bạn khó chịu có thể thay đổi được hay không. Nếu bạn phản ánh, chia sẻ với cấp trên thậm chí là lãnh đạo công ty, thì nó có được giải quyết hay không, hay chính bạn sẽ lại chịu thiệt thòi. Vậy nên, bước đầu hãy tập cách chấp nhận và bước tiếp bằng những nỗ lực của bản thân. Luôn nhớ rằng, trong làm việc, bạn không thể yêu cầu một hay nhiều chuyện diễn ra suôn sẻ, mà nỗ lực của bạn ra sẽ giúp bạn đạt được điều tương ứng.

Bên cạnh đó, hãy cho bản thân một vài ngày để thư giãn và nhìn nhận vào mặt tích cực. Có rất nhiều yếu tố để bạn tiếp tục gắn bó với công việc và công ty này, chẳng hạn như mức lương của nó thật sự hấp dẫn so với thị trường, nó nuôi sống bạn và cho bạn nguồn vốn để thực hiện nhiều điều khác nữa. Hoặc nó là công việc rất phù hợp với năng lực, trình độ của bạn. Mặc dù, niềm yêu thích hay chế độ phúc lợi sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả công việc, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định, bạn cần có tư duy, năng khiếu và rất nhiều yếu tố khác để thành công.

Nếu không thể thay đổi nó hãy tập chấp nhận

Cuộc sống vốn có những việc không thể nào điều khiển theo sự mong muốn của chúng ta nhưng cũng đừng vì thế mà từ bỏ chúng. Như, bạn không thể vì một vài đồng nghiệp xấu tính mà rời bỏ một công việc với mức lương hấp dẫn. Ở công việc, trừ khi bạn là chủ của chính công việc của mình thì hầu hết bạn đều phải tuân theo quy tắc hay công việc mà cấp trên giao.

Nếu một ngày bạn làm cho công ty một bảng kế hoạch phát triển truyền thông “hoành tráng” và đầy tiềm năng nhưng thứ bạn nhận được không phải là lời khen mà là “một gáo nước lạnh” rằng công ty không cần nó, thì bạn làm gì? Bạn lựa chọn nghỉ việc và làm một công việc khác nhưng vẫn phải làm theo “lệnh” của một cấp trên khác. Và bạn đường nghĩ việc startup một công ty tức bạn được tự do làm những gì mình muốn, bạn phải “thuận” theo thị trường, nhu cầu khách hàng,…

Vậy nên, chúng ta ít nhiều đều phải chịu làm những thứ chúng ta không thích dù muốn hay không. Vậy nên, thay vì bận tâm thay đổi mọi thứ thì hãy cố gắng làm tốt phần việc của mình.

Nhảy việc hay ở lại đều được miễn sao thoải mái là được

Đối với nơi khiến bạn mệt mỏi và chán nản vô cùng, thì việc tiếp xúc với nó 8 giờ mỗi ngày hoặc hơn là điều thật tồi tệ. Mà một khi tâm trạng đã tồi tệ, thì bản thân bạn rất khó để làm việc và tạo ra hiệu quả. Chính vì vậy, không được lãng phí thời gian, hãy để bản thân trải qua quãng thời gian suy nghĩ cẩn trọng để nhận ra đã đến thời điểm cần được “giải thoát”, cần tìm được “bến đỗ” xứng đáng hơn hay chưa. Nếu đã đến lúc, bạn có quyền lựa chọn sự rời đi, miễn nó khiến bạn thoải mái. Đừng vì bất kỳ ai mà ở lại, hãy vì chính mình trước đã, cũng đừng vì một phút bốc đồng mà vội vã rời đi.

Dù đã xin nghỉ việc, nhưng bạn cũng phải làm việc thật tốt, chỉn chu đến lúc cuối cùng nhé. Đừng bao giờ nghĩ rằng chấm dứt làm việc là đã hết duyên nợ với công ty mà làm việc chểnh mảng. Vì biết đâu bạn tự giết chết cơ hội trong tương lai bằng thái độ không tốt trong quá khứ. Chúng ta đi làm, dù vì bất kì mục đích gì thì bản thân cũng cần hoàn thành tốt nghĩa vụ và bổn phận của mình. Dù bạn có chán ngán đến mức nào thì cũng hãy cố gắng làm cho trọn vẹn, làm tốt nhất có thể nhé!

Nhìn chung, việc đi hay ở là do bạn quyết định. Dù cho lựa chọn của bạn có là gì đi nữa thì cũng hãy suy nghĩ cẩn trọng và kiêng định với nó. Hãy chọn thứ làm bạn cảm thấy thoải mái như câu nói: “Nếu bạn làm công việc mình thích thì cả đời sẽ không làm việc ngày nào”. Không làm việc ở đây không đồng nghĩa bạn không làm gì mà đơn giản là bạn luôn cảm thấy thoải mái cho dù công việc có áp lực nhưng vì bạn yêu thích nó bạn sẽ biến áp lực thành động lực. Bạn không trong tâm thế “phải đi làm” mà là tâm thế “chinh phục”. Vậy nên, hãy suy nghĩ cẩn trọng nhé! Đừng vì 1 phút bốc đồng mà đánh đổi sự nghiệp tương lai.

>>>Xem thêm:”Đời ngắn lắm, đừng làm công việc VÔ NGHĨA!

—HR Insider—
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers