adsads
hội chứng suy nghĩ tiêu cực
Lượt Xem 1 K

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực là gì? 

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực là biểu đạt về trạng thái tồi tệ của con người. Đây là tình trạng thất vọng, suy sụp hay mất niềm tin vào cuộc sống,… Đây chính là những suy nghĩ phiến diện, thiếu khách quan và có phần đi theo chiều hướng về nhận thức.

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực gây ra tâm trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi, mất động lực và không còn tin vào bản thân.

Mức độ tiêu cực đó sẽ phụ thuộc vào tính cách, sự nghiêm trọng của việc bạn đang phải đối mặt và nhiều yếu tố khác. Suy nghĩ sẽ chi phối lên cảm xúc, lời nói và hành vi. Vì thế, nếu suy nghĩ tiêu cực kéo dài thì sẽ dễ mắc các bệnh về tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.

hội chứng suy nghĩ tiêu cực

Biểu hiện của hội chứng suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực thường là kiểu suy nghĩ tiêu cực về bản thân và môi trường xung quanh. Mặc dù mọi người trải quan những suy nghĩ tiêu cực ngay bây giờ và nhiều lần. Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng nghiệm trọng đến các bạn nghĩ về bản thân và thế giới, thậm chí cản trợ công việc/ học tập và hoạt động hàng ngày có thể là một triệu chứng như: trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Biểu hiện là cảm thấy bồn chồn, khó chịu về một sự kiện nào đó như lo lắng về gánh nặng tài chính hay những sự rắc rối trong các mối quan hệ,… Tuy nhiên, những cảm giác đó sẽ lặp đi lặp lại và lan tỏa.

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là khi bạn không thể dừng lại những suy nghĩ tiêu cực này.

Nguyên nhân của hội chứng suy nghĩ tiêu cực

Hội chứng suy nghĩ tiêu cực có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, rối loạn lo âu tổng quát GAD, hoặc tình trạng sức khỏe về tâm thần khác. Đây có thể là dấu hiệu của sức khỏe tâm thần cũng có thể là phần xuyên suốt của cuộc sống. Các nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng suy nghĩ tiêu cực thường là:

  • Lo lắng về hiện tại: Chúng ta thường sợ hãi những điều chưa biết và không chắc chắn ở tương lai có thể mang lại. Điều này có thể dẫn đến “thảm họa”, có nghĩa là luôn tiên đoán về thất bại và thảm họa. Dù cho bạn nhìn nhận theo cách nào thì việc lo lắng cho tương lai có thể là một sự lãng phí về thời gian và năng lượng.
  • Sợ hãi về tương lai: Nhiều người trong chúng ta lại thường lo lắng về những gì mọi người nghĩ về mình như: liệu chúng ta có làm tốt công việc hay không, giao thông trên đường về sẽ ra sao,… Những suy nghĩ tiêu cực này thường đưa ra những tình huống xấu nhất như: không ai ưa tôi, sếp có cái nhìn không tốt hoặc không thiện cảm về mình, giao thông quá đông đúc khiến tôi đến muộn,… Những điều này xuất phát từ nỗi sợ mất kiểm soát.
  • Xấu hổ về quá khứ: Mọi người thường làm và nói về những điều mà họ thành công, nhưng những người suy nghĩ tiêu cực thường có xu hướng tập trung vào những sai lầm hay thất bại trong quá khứ nhiều hơn người khác. Để chấp nhận những điều trong quá khứ đôi khi là khó khăn. Nhiều người thường trốn tránh, không muốn đối mặt hay thậm chí là sợ hãi về những điều đã xảy ra đó.

Sự ảnh hưởng của hội chứng suy nghĩ tiêu cực 

Chúng ta sẽ không thể xem nhẹ những suy nghĩ tiêu cực này. Hội chứng suy nghĩ tiêu cực có thể làm chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Những suy nghĩ tiêu cực này có thể dồn nén và làm chúng ta bị trầm cảm hay rối loạn lo âu. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và cảm xúc.

Thi thoảng có một vài suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ không gây ra vấn đề gì quá to tát, nhưng nếu những suy nghĩ này lặp đi, lặp lại trong một khoảng thời gian thì có thể “vùi dập” một con người.

Trầm ngâm tư lự và nhắc đi nhắc lại về những suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ rất nguy hiểm. Những suy nghĩ tiêu cực có thể ngày một nhiều dần, tần suất lớn hơn và nó có thể trở thành một “quả cầu tuyết” căng ra và ngày càng lớn. Nếu bạn không thể gạt chúng ta mà cứ mãi loanh quanh mãi trong tiềm thức khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ về tinh thần.

Nó có thể ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ của bạn và gây ra những rắc rối không đáng có và khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần.

hội chứng suy nghĩ tiêu cực

7 Cách để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực để lấy lại sự tích cực

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng để có thể loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực nếu như gặp phải hội chứng này:

1 Trợ giúp từ bạn bè, người thân

Những mối quan hệ cởi mở rất quan trọng khi bạn phải đối mặt với quá nhiều suy nghĩ. Người thân hay bạn bè chính là bệ đỡ hỗ trợ trọng việc giúp bạn thoát ra những mối bòng bong suy nghĩ tiêu cực đó.

2 Trở nên năng động hơn

Hãy thực hiện các hoạt động về thể chất để thúc đẩy tâm trạng của bạn tốt hơn. Có thể áp dụng việc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút vừa giúp sức khỏe được cải thiện, vừa giảm bớt lo lắng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

3 Tránh xa bia, rượu

Đây là những chất kích thức và có thể gây ra những lo lắng và trầm cảm thêm. Những thức uống này khiến cho thần kinh của bạn bị tê liệt hoặc mệt mỏi hơn sau khi sử dụng nhiều và thường xuyên.

4 Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe sẽ khiến cho tinh thần của bạn khỏe khoắn và vui vẻ hơn. Bạn có thể ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc,… Đồng thời, nên cắt giảm thịt đỏ, sữa giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn hay các món ăn có quá nhiều đường và muốn.

Cách để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực để lấy lại sự tích cực

5 Ngủ ngon và đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với thư giãn và sức khỏe. Vì thể hãy ngủ đủ giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ để cơ thể cảm thấy khỏe mạnh và khoan khoái hơn. Nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để tìm được phương án giải quyết.

6 Thử các kỹ thuật thư giãn

Thiền sẽ giúp xoa dịu tâm trí cũng như rèn luyện khả năng tập trung của não bộ. Vì thế, bạn có thể thử các phương pháp như vậy để giúp bản thân tránh xa những suy nghĩ tiêu cực. Thiền định có thể thay đổi thể chất não bộ của chúng ta và các khu vực liên quan đến trầm cảm. Các hoạt động như yoga, thái cực quyền cũng sẽ giúp ích tương tự.

7 Rèn luyện tính lạc quan và tích cực

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn thực hành suy nghĩ tích cực về mọi thứ ngay cả khi bị ép thuốc thì lần tiếp theo bạn có thể lựa chọn suy nghĩ tiêu cực hoặc tích cực. Bạn có thể lạc quan ngay cả trong những tình huống xấu hoặc khi tâm trạng tồi tệ. Hãy thử và giúp bạn nhận ra điều bạn thất vọng sẽ không tệ như bạn nghĩ.

Như vậy, để có thể dập tắt được suy nghĩ tiêu cực và có hại có thể nằm ở cách mà chúng ta suy nghĩ, hành động. Hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình để cuộc sống lạc quan và tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về hội chứng suy nghĩ tiêu cực để có cách điều chỉnh suy nghĩ bản thân, không để mình rơi vào trạng thái tồi tệ, không đáng có. Hãy cố gắp để vượt qua trạng thái tồi tệ của cảm xúc này nhé!

>> Xem thêm: Chốn công sở: Cách đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers