adsads
Shutterstock 2152819947
Lượt Xem 7 K

Với lượng người truy cập khổng lồ, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Việc nhận được lời mời kết bạn từ đồng nghiệp và sếp cũng không còn là điều xa lạ ở chốn công sở khi mà mọi người trao đổi thông tin cá nhân để liên lạc với nhau. Trước khi quyết định chấp nhận hay yêu cầu lời mời kết bạn, hãy xem xét những mặt được và mất dưới đây đồng thời áp dụng vào hoàn cảnh thực tế của bản thân để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.

Được gì khi kết bạn với sếp và đồng nghiệp?

Sếp và đồng nghiệp là những người làm việc cùng một công ty trong suốt 8 tiếng đồng hồ của một ngày và 48 giờ mỗi tuần, đồng hành cùng với bạn ở nhiều nhiệm vụ, dự án. Theo thời gian, mối quan hệ giữa bạn với họ thường có những chuyển biến tích cực như thân thiết, gần gũi và mở lòng hơn. Chúng ta bắt đầu có những cuộc trò chuyện riêng tư, chia sẻ những vấn đề ngoài công việc như gia đình, người thân, sở thích, cùng thiết lập những cái kèo, cái hẹn cuối tuần. Do đó, việc trao đổi thông tin liên lạc là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta thường cho nhau thông tin từ số điện thoại, đến tài khoản Zalo, Instagram và Facebook. Nền tảng mạng xã hội cho phép chúng ta liên hệ một cách thuận tiện, nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Mạng xã hội là nơi chúng ta chia sẻ cảm xúc, những câu chuyện thường ngày thông qua từng bức ảnh, những quan điểm cá nhân qua từng dòng status tâm trạng,… Qua đó, sếp và đồng nghiệp có thể theo dõi dòng trạng thái và tinh thần của bạn trong thời điểm hiện tại, biết được bạn đang vui hay đang buồn. Họ sẽ là những người chia vui cùng chúng ta, đồng thời còn là người bạn tâm giao san sẻ những nỗi buồn trong cuộc sống. Từ đó, họ không những đồng hành với chúng ta tại công sở mà còn là người bạn thân thiết hàng ngày. Nhiệm vụ, dự án ở công ty đòi hỏi khả năng teamwork cũng không còn là trở ngại khi các bạn đã thấu hiểu nhau.

Mạng xã hội rút ngắn khoảng cách giữa bạn và sếp, đồng nghiệp. Đồng thời, đây là sợi dây thắt chặt mối quan hệ giữa bạn với họ, duy trì những điều tích cực, tốt đẹp và thúc đẩy tinh thần cho nhau mỗi ngày. Các bạn còn có thể tiến đến xa hơn hai chữ “đồng nghiệp”, đó là “bạn thân”, “người yêu”,… Những cái gắn thẻ “tag”, những bức ảnh chụp cùng nhau khi đi du lịch nhóm phòng ban, những chiếc comment ngộ nghĩnh cũng có thể làm ta vui cả ngày.

Mất gì khi kết bạn với sếp và đồng nghiệp?

Thế giới “ảo” cũng đặt ra nhiều thách thức không kém. Sự gắn bó trong mối quan hệ giữa bạn với sếp và đồng nghiệp không dễ dàng có được mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sở thích, lối sống, tính cách, phong cách, cách thể hiện,… Một người trông kiệm lời ít nói khi đi làm nhưng lại sở hữu tài khoản facebook với lượng theo dõi lớn, thường xuyên cập nhật trạng thái trên mạng xã hội và hoạt động tích cực như một người hướng ngoại trên đó. Hay một cô bé tao nhã, lịch sự lại sở hữu một nick Instagram với những bộ ảnh nóng bỏng, chói mắt liệu sẽ làm mọi người nghĩ như thế nào?

Việc kết bạn với sếp và đồng nghiệp không chọn lọc có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dàng trở thành tiêu điểm, nhân vật chính trong những cuộc trò chuyện “buôn dưa lê bán dưa chuột” của những vị đồng nghiệp lắm chuyện. Bạn cũng có thể bị chỉ trích bởi những quan điểm cá nhân đăng lên mạng xã hội, những bức ảnh khác xa đời thực hay quá lố lăng. Bạn cũng có thể bị họ săm soi đến từng chi tiết trên khuôn mặt, thương hiệu áo quần cho đến người thương. Đặc biệt, nếu môi trường công sở hội tụ nhiều tuýp người với phong cách lịch sự, tao nhã và có phần chững chạc, hay tầm lứa trung niên, không ăn diện hay bay nhảy với thế giới, còn bạn lại là một người trẻ thích tung tăng, khám phá và tạo ra những điều mới mẻ, bằng những tấm ảnh chất chơi để đời, những chiếc xăm trên cổ và cánh tay đầy máu lửa,… thì tốt nhất đừng nên kết bạn với họ trên mạng xã hội. Việc kết bạn với họ còn tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa bạn và họ, những người thân thiết mà bạn thực sự tin tưởng sẽ đủ hiểu bạn là ai, tính cách, sở thích như thế nào và họ sẽ không nảy sinh những suy nghĩ, thành kiến về bạn.

Xem ngay các Video Tiktok của VietnamWorks để có thêm kinh nghiệm trong hành trình phát triển sự nghiệp.

@vietnamworks_official Cách để giải quyết những tình huống “khó xử” nơi công sở #vietnamworks #trending #career ♬ nhạc nền – VietnamWorks

Khi ánh mắt của họ nhìn bạn đang theo một hướng khác, tiêu cực hơn, môi trường làm việc nơi công sở cũng trở nên ngột ngạt và có phần gượng gạo. Từ đó, tinh thần của bạn cũng đi xuống và năng suất làm việc kém hiệu quả.

Hãy biết cách nhận định và xem xét từ nhiều khía cạnh để quyết định chính xác nhất. Thay vì sử dụng mạng xã hội để kết nối với sếp và đồng nghiệp, bạn có thể sử dụng một ứng dụng có phong cách phù hợp với công việc hơn, điển hình như LinkedIn, nơi bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

Môi trường công sở là thế giới thu nhỏ hội tụ nhiều kiểu người với phong cách sống và làm việc khác nhau. Vậy nên, hãy rèn luyện và vận dụng tốt kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử sao cho hợp tình hợp lý và mẫu mực, tích cực nhất để luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc của mình về việc có nên kết bạn với sếp và đồng nghiệp trên mạng xã hội hay không!

Xem thêm: 5 tình huống thực tế và cách giải quyết dành cho lãnh đạo

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers