• .
adsads
shutterstock 680753446
Lượt Xem 742

Quy trình xin nghỉ việc đúng luật

Mỗi công ty đều có quy định và quy trình duyệt đơn nghỉ việc khác nhau. Tuy nhiên, quy trình này ở hầu hết các công ty không có sự khác biệt quá lớn. Vì thế, bạn cần phải nắm rõ quy trình xin nghỉ việc và thực hiện cho đúng để tránh gặp phải vướng mắc trước khi rời đi. 

Nộp đơn thông báo xin nghỉ việc

Dĩ nhiên, điều đầu tiên bạn cần làm là nộp đơn thông báo xin nghỉ việc cho cấp trên của mình. Đây là bước đi đầu tiên nhìn có vẻ dễ nhưng bạn cần phải lưu ý những điểm sau đây:
– Chọn thời gian nộp đơn phù hợp

Khi quyết định rời đi nhiều người thường tỏ ra dửng dưng với công ty hiện tại. Nếu bạn vẫn còn giữ nguyên suy nghĩ này, bạn đã lầm to. Bởi sau khi nộp đơn, cấp trên sẽ chưa đưa ra quyết định cho bạn thôi việc ngay. Bạn còn có khoảng thời gian bàn giao việc trước khi rời đi. Trong tình huống này, bạn chọn việc nộp đơn lúc công ty đang cần người và bận rộn nhất, hãy chuẩn bị cho mình cái đầu lạnh trước đi. Bởi rất có thể bạn phải đối mặt với lời trách móc từ sếp và đồng nghiệp ở lại. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Khi bạn rời đi, doanh nghiệp phải có người đứng ra gánh vác phần việc của bạn. Vì thế, bạn khó tránh khỏi sự ghét bỏ của đồng nghiệp xung quanh mình và đôi khi còn bị cấp trên làm khó. Chọn thời gian nộp đơn phù hợp góp phần quan trọng trong thái độ của sếp với bạn và thời gian duyệt đơn sẽ được giải quyết nhanh hơn.

Viết đơn nghỉ việc chuyên nghiệp

Dù khi rời đi chắc hẳn không mấy ai lưu luyến gì môi trường cũ. Tuy nhiên, đừng đánh mất sự chuyên nghiệp chỉ vì lá đơn nghỉ việc sơ sài. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc từ nhân sự. Bởi bất kỳ công ty nào cũng đều có mẫu văn bản riêng cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn làm việc ở công ty thường duyên sử dụng mail làm công cụ trao đổi, bạn có thể viết mail xin nghỉ việc gửi cấp trên. Chúng ta có thể tham khảo nội dung những mẫu đơn xin nghỉ việc 2022 chuẩn nhất hiện nay trên các website, diễn đàn, công ty luật và chú ý điền đầy đủ nội dung trên đơn nghỉ việc mẫu.

Xin xác nhận của phòng nhân sự

Sau khi thành công xin được phê duyệt của cấp trên trực tiếp quản lý mình, bạn hãy gửi đơn xin nghỉ việc đó sang phòng nhân sự nhé. Bởi bộ phận nhân sự là người xác nhận và giải quyết các chế độ bảo hiểm, tiền lương của bạn. Vì thế, đừng quên gửi đơn nghỉ việc đã được trưởng bộ phận phê duyệt để bộ phận này tiến hành tìm người thay thế và giải quyết chế độ nghỉ việc cho bạn.

Bàn giao tài sản và công việc

Để không phải vướng bận công việc sau khi rời đi, đừng quên bàn giao lại mọi thứ ở công ty cũ bạn nhé. Chúng ta có thể hỏi quản lý về việc bàn giao công việc cho ai và làm biên bản bàn giao có xác nhận rõ ràng. Đây là bước cần thiết phải làm. Việc này giúp đảm bảo sau khi rời đi có người kế thừa vị trí của bạn. Hơn thế nữa, đừng quên hướng dẫn tận tình để người mới thay thế có thể nắm bắt công việc của mình nhanh nhất. Có như thế, bạn mới dễ dàng được duyệt rời đi và cũng không cảm thấy khó xử với đồng nghiệp ở lại. Quan trọng hơn hết, bạn nhất định phải làm thành văn bản chi tiết những việc đã bàn giao lại cho người mới. Sở dĩ tôi phải nhắc lại việc này, bởi vì đây là điều quan trọng và rất cần thiết. Điều này chứng tỏ bạn chuyên nghiệp và đây có thể là bằng chứng bạn đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. 

Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Viết đơn xin nghỉ việc là cả một nghệ thuật. Bởi không ít người vì thiếu chú trọng vào chi tiết này khiến đơn xin nghỉ không được chấp nhận. Hoặc tệ hơn, bạn có thể bị đánh giá là người thiếu chuyên nghiệp thông qua cách viết đơn xin nghỉ. Đừng để việc này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên. Vì thế, ngoài việc bạn cần thực hiện đúng quy trình nghỉ việc theo quy định của công ty, đừng quên những mẹo nhỏ sau giúp đơn nghỉ việc của bạn thêm chuyên nghiệp hơn. 

Sử dụng ngôn từ lịch sự

Như đã biết, chúng ta có muôn vàn lý do để quyết định nhảy việc. Bạn có thể bị ức chế ở môi trường này hay cảm thấy bức xúc vì công ty bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, đừng đem tình cảm, sự bực dọc của mình vào đơn xin nghỉ việc. Bạn cũng không cần biến lá đơn thành nơi múa bút “văn chương lai láng”. Chúng ta chỉ cần sử dụng ngôn từ lịch sự, đúng chuẩn khi viết đơn là được. Bạn càng lựa chọn từ ngữ dễ hiểu, tránh viết tắt, sử dụng teencode, ngôn ngữ địa phương,… khiến người đọc khó chịu.

Bày tỏ lòng biết ơn

Bất kỳ môi trường làm việc nào đều cho chúng ta những trải nghiệm nhất định. Bạn có thể đã được trau dồi nghiệp vụ chuyên môn hoặc kỹ năng ứng xử khi làm việc. Tất cả những điều đó bạn không cần trả phí nhưng vẫn học được tại nơi làm việc này. Vì thế, đừng vô ơn với người thầy ở trường đời này của chúng ta. Hãy biết trân trọng những điều đã học được ở công ty cũ. Bởi đây là hành trang cho chúng ta ở tương lai. Chính những điều này làm nên giá trị của bạn ở môi trường mới. Thế nên, đừng quên bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình với những gì đã học được tại đây. Sự chân thành có thể chạm đến trái tim. Chắc chắn cấp trên có thể cảm nhận được điều đó và đánh giá cao thái độ của bạn.

Lý do xin nghỉ việc chính đáng

Trong con đường chinh phục sự nghiệp, chúng ta không ít lần phải thay đổi môi trường làm việc. Đây là điều thường xuyên xảy ra, nhất là đối với người trẻ chưa tìm được “ngôi nhà” phù hợp với mình. Nhưng khi quyết định rời đi, bạn hãy khéo léo chọn lý do nghỉ việc để sếp dễ dàng chấp nhận nhất. Chúng ta có thể chọn lý do xa nhà, sức khỏe không đảm bảo hay muốn học nâng cao… Dù cấp trên có thể thừa biết ý định của bạn, nhưng chúng ta nên chọn lý do phù hợp để sếp không thể chối từ.

Đảm bảo nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin

Sau khi đã chắc chắn quyết định của mình, đừng quên trình bày đơn nghỉ việc cho thật chuyên nghiệp nhé. Bạn nên chúng ý từ ngữ và trình bày một cách mạch lạc nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung. Trong đó, hãy ghi rõ thời gian xin nghỉ việc bắt đầu khi nào. Đây là nội dung quan trọng cần phải làm. Bởi cấp trên sẽ căn cứ vào đó để báo về phòng nhân sự tìm ứng viên thay thế bạn.

Tôi biết, khi đọc đến bài này chắc hẳn mọi người đã nung nấu quyết định nhảy việc trong đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên mọi người nên cân nhắc nhảy việc lợi và hại trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi dịch bệnh vừa qua đi, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa “hồi sinh” thực sự. Nếu quyết định rời đi chỉ vì bất mãn đồng nghiệp bên cạnh, quyết định này thật ấu trĩ và không chính đáng. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ trước khi nộp đơn xin nghỉ việc. Hãy đảm bảo mọi quyết định của mình đã được lên kế hoạch cụ thể bạn nhé.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp lá đơn xin nghỉ việc của bạn hoàn chỉnh hơn. Dù đã quyết định rời đi, nhưng bạn đừng quên giữ vững hình ảnh chuyên nghiệp của mình đến phút cuối cùng nhé. Hy vọng những chia sẻ thông qua kinh nghiệm nhảy việc nhiều nơi của tôi được đúc kết thành sẽ góp thêm kiến thức bổ ích cho nhiều bạn đọc. 

>> Xem thêm: Nỗi oan nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết

— HR Insider  —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers