Thương hiệu tuyển dụng là vấn đề các doanh nghiệp cần chú ý trong thời đại hiện nay. Với thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp, ứng viên mới biết về môi trường hay chế độ đãi ngộ của công ty để từ đó đưa ra quyết định làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Employer Branding là gì?
Xây dựng thương hiệu là những hoạt động quảng bá hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt người tìm việc hay các ứng viên tiềm năng. Employer branding có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu tuyển dụng, một thương hiệu tuyển dụng tốt thì ứng viên mới càng tin tưởng và gắn bó với nơi làm việc.
Về cơ bản, thương hiệu tuyển dụng của một công ty thường được thông qua trải nghiệm thực tế của ứng viên và mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng là thu hút và giữ chân những ứng viên tiềm năng ở lại và giúp phát triển doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Giữa vô vàn các doanh nghiệp quy mô lớn nhỏ khác nhau, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật bản sắc của mình trong mắt ứng viên, còn giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí tuyển dụng và đào tạo.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng quyết định cách ứng viên nhìn nhận về công ty, vậy mục tiêu ở đây là phải đảm bảo được việc ứng viên có thể hiểu được những giá trị mà công ty có thể mang lại. Một thương hiệu tuyển dụng tích cực sẽ giúp bạn lôi kéo được sự chú ý của các ứng viên tiềm năng, đồng thời, môi trường làm việc và những chế độ đãi ngộ nhân viên tốt là yếu tố giúp nhân tài quyết định ứng tuyển vào doanh nghiệp.
Cách xây dựng Employer branding
Phân tích văn hóa doanh nghiệp
Không giống như ngày xưa, chỉ cần có thông tin tuyển dụng kèm với những quyền lợi hấp dẫn thì có thể trở thành một doanh nghiệp trong mơ của hàng nghìn ứng viên. Ngày nay, với sự thay đổi về mạng xã hội hay trong cách làm việc, ứng viên có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp để liệu họ có hợp với doanh nghiệp này không? Cách tốt nhất để biết được văn hóa công ty có mạnh hay không thì doanh nghiệp cần lắng nghe từ chính nhân viên của họ. Thông qua các cuộc đánh giá lấy ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát ý kiến nhân viên hiện tại, phỏng vấn nhân viên mới, nhân viên nghỉ việc, những đánh giá trên các trang mạng xã hội.
Lắng nghe người lao động không chỉ giúp bạn tìm ra được những điểm yếu của doanh nghiệp đang gặp phải mà còn có thể giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh. Để bạn có thể truyền tải được hết thương hiệu tuyển dụng ra ngoài.
Triển khai chiến lược nội dung
Nội dung thương hiệu tuyển dụng là những thông tin mà doanh nghiệp sẽ đăng tải lên mạng truyền thông xã hội, trang web của công ty để tiếp cận ứng viên, tất nhiên, tất cả thông tin nội dung hay hình ảnh đăng tải truyền tải cần phải tích cực. Để phát triển được nội dung thương hiệu tuyển dụng, doanh có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:
- Đầu tiên, tham khảo ý kiến của ứng viên: hồ sơ cá nhân của ứng viên là tổng hợp những quá trình làm việc, kỹ năng, mục tiêu hay sở thích việc làm của ứng viên. Những mong muốn của ứng viên có thể giúp doanh nghiệp tham khảo cho nội dung cho thương hiệu tuyển dụng. Hãy cho ứng viên thấy được những gì họ mong muốn khi đi tìm một nơi làm việc phù hợp: văn phòng làm việc, môi trường ở công ty làm việc, nhân viên của công ty,…
- Kể chuyện với thương hiệu tuyển dụng: mục tiêu chính của xây dựng thương hiệu tuyển dụng là thu hút ứng viên. Bằng cách chia sẻ những câu chuyện của doanh nghiệp giúp ứng viên có thể phân biệt được thương hiệu tuyển dụng của công ty khác với thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp khác. Đồng thời, những câu chuyện này giúp tạo danh tiếng và uy tín cho doanh nghiệp.
- Giá trị của công ty: hầu hết các ứng viên đều tìm hiểu về doanh nghiệp sẽ mang lại giá trị như thế nào và họ sẽ sẵn sàng cống hiến cho những giá trị đó. Vậy, bạn cần xác định giá trị cốt lõi của công ty và truyền tải những thông điệp đó trong chiến lược nội dung tuyển dụng.
Tận dụng mạng xã hội
Hầu hết các nhà tuyển dụng thường các trang web tuyển dụng hoặc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay mạng xã hội để đăng tải thông tin tuyển dụng, nhưng những việc này sẽ không thể đóng góp nhiều cho kết quả của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
Thay vì chỉ đưa thông tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng cũng cần nên tương tác với ứng viên thông qua mạng xã hội để chia sẻ những nội dung có giá trị. Và, doanh nghiệp có thể tương tác nhiều hơn với ứng viên, thể hiện thái độ chào đón đối với họ thông qua mạng xã hội.
Kiểm tra và đo lường
Một cách để xác định đâu là cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả là kiểm tra và đo lường. Thông qua phương pháp đánh giá, doanh nghiệp mới có thể xác định được chiến dịch xây dựng nào phù hợp doanh nghiệp.
- Đánh giá: kiểm tra thường xuyên những phản hồi và xếp hạng trên fanpage hay trang web của doanh nghiệp hoặc những trang web xếp hạng doanh nghiệp. Thông thường, một ứng viên trước có ý định ứng tuyển vào một công ty, họ sẽ đi kiểm tra về những đánh giá về công ty. Bên cạnh đó, những ý kiến được đánh giá có thể chỉ ra những vấn đề doanh nghiệp gặp phải.
- Tỷ lệ giữ chân nhân viên: Sự chuyển đổi trong công việc của nhân viên rất linh hoạt và doanh nghiệp không thể nào biết trước được nhân viên nghỉ việc hay không. Một thương hiệu tuyển dụng chất lượng có thể tăng được tỷ lệ giữ chân nhân sự trong doanh nghiệp.
- Nguồn tuyển dụng: theo dõi các nguồn tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ biết ứng viên tới từ những kênh tuyển nào để tập trung đầu tư vào các kênh đó.
- Sự hài lòng của nhân viên: một thương hiệu tuyển dụng tốt luôn đi kèm với văn hóa lành mạnh và đội ngũ nhân sự vui vẻ. Thực hiện các cuộc khảo sát là cách để các nhân viên phản hồi về trải nghiệm của họ trong doanh nghiệp. Dựa vào những số liệu này, nhà tuyển dụng có thể xây dựng được một thương hiệu tuyển dụng phù hợp cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Tất tần tật về ngành Kinh doanh quốc tế
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.