Công việc của Supervisor nhà hàng – khách sạn là gì ? Làm sao để trở thành một Supervisor thành công ? Dưới đây là những kỹ năng cần có của một Supervisor giỏi.
1. Vai trò của Supervisor ở doanh nghiệp là gì ?
Vai trò cụ thể của một Supervisor có thể kể đến trong ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn như:
- Chỉ định, phân chia ca làm việc của nhân viên một cách hợp lý, đảm bảo cung cấp cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Giám sát và tuân theo các quy định của nhà hàng và khách sạn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn tại nơi làm việc và các tiêu chuẩn khác.
- Khéo léo điều chỉnh các yêu cầu của khách hàng trong quá trình phục vụ hoặc qua điện thoại, giải quyết các vấn đề khác của nhân viên…
2. Vậy cụ thể công việc của Supervisor là gì ?
Giám sát nhân viên:
- Giám sát nhà hàng có trách nhiệm phân công, phân nhiệm, bố trí việc làm cho nhân viên.
- Theo dõi công ca thường nhật, hạn chế các trường hợp rời bỏ vị trí làm việc, các hành vi thiếu trách nhiệm hoặc các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới uy tín nhà hàng cũng như phẩm chất nghề nghiệp.
- Giám sát quá trình làm việc hàng ngày của nhân sự thuộc bộ phận quản lý của mình.
Giám sát tiêu chuẩn phục vụ của nhân viên:
- Kiểm tra và giám sát tình hình chấp hành quy chế, điều lệ của nhân viên trong bộ phận.
- Tìm hiểu yêu cầu và tiêu chuẩn đặt ăn hằng ngày của khách để tổ chức nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Đề xuất việc tuyển dụng nhân viên để đáp ứng tình hình nhân sự của nhà hàng.
Quản lý tài sản, trang thiết bị nhà hàng – khách sạn:
- Thực hiện các công việc về quản lý tài sản và các trang thiết bị của nhà hàng.
- Tư vấn và dự trù việc mua sắm tài sản nhà hàng.
- Quản lý việc sử dụng các hàng hoá và vật tư, tránh thất thoát cho đơn vị.
- Kiểm kê, bổ sung trang thiết bị, công cụ dụng cụ trong nhà hàng.
Báo cáo và phối hợp các bộ phận khác:
- Quản lý tình hình tiêu thụ hàng hóa hằng ngày và định kỳ làm báo cáo cho cấp trên theo quy định.
- Liên hệ chặt chẽ với nhà bếp, quầy Bar để phối hợp đem đến thực phẩm, dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng.
- Thường xuyên phản ánh, trao đổi thông tin giữa các bộ phận với nhau và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
3. Kỹ năng của một Supervisor chuyên nghiệp cần có:
Kỹ năng giao tiếp:
- Đối với ngành dịch vụ như nhà hàng – khách sạn, giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Đối với người giữ vị trí Giám sát, kỹ năng này còn có ý nghĩa và vai trò quan trọng hơn rất nhiều.
- Hãy cư xử với tất cả mọi người bằng thái độ tôn trọng, nhã nhặn và nếu được bạn nên cố gắng để trở thành bạn của tất cả mọi người.
- Kỹ năng giao tiếp giúp Supervisor dễ dàng truyền đạt thông tin cho nhân viên, để họ tin tưởng, nghe theo và làm theo.
- Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi họp để cho những thành viên trong nhóm có thể trao đổi ý kiến, giúp mọi người thêm hiểu nhau từ đó công việc cũng sẽ diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
- Đặc biệt, khi giải quyết khiếu nại, phàn nàn của khách sạn, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Supervisor xử lý nhanh chóng sự cố không gây ảnh hưởng đến khách sạn mà vẫn làm hài lòng được khách hàng.
Kỹ năng quản lý:
- Giám sát là người chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ hoạt động cũng như nhân viên của bộ phận mình phụ trách.
- Những Supervisor có kỹ năng quản lý tốt, sẽ dễ dàng lên kế hoạch, sắp xếp, điều phối công việc cho nhân viên, đảm bảo quá trình hoạt động đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Quản lý thời gian khoa học cũng chính là luôn theo dõi tiến độ công việc của một supervisor và đảm bảo nó được hoàn thành đúng hạn.
- Quản lý thời gian chỉ là Công việc nào quan trọng thì làm trước, công việc nào ít quan trọng có thể làm sau những công việc đó. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao mà còn tránh tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy” khi deadline đến gần .
Kỹ năng đào tạo nhân viên:
- Supervisor cần có kiến thức chuyên môn chắc chắn, kỹ năng nghiệp vụ cao, đặc biệt là phải có khả năng truyền đạt kiến thức hiệu quả để hướng dẫn, đào tạo những các kỹ năng cơ bản cho nhân viên mới như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,…
- Thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo để nhân viên được năng cao các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn, phát triển lên một cấp bậc mới. Bằng cách này, Supervisor vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ, lại có thể giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài, từ đó kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng lên.
- Hãy dành tặng những lời khen thưởng cho nhân viên của mình khi mà họ hoàn thành tốt được các nhiệm vụ công việc.Tặng những món quà xứng đáng với mức độ hoàn thành của họ thay vì bắt buộc nhân viên làm tốt và sau đó kín đáo bỏ qua chúng
Để hoàn thành công việc của Supervisor thật tốt thật ra không phải khó nhưng cũng chẳng dễ dàng gì. Điều bạn cần có chính là sự cố gắng của bản thân và cả niềm đam mê công việc sẽ giúp bạn thành công trong công việc Supervisor này!
— HR Insider —
Xem thêm nhiều việc làm hấp dẫn ngành Nhân Sự tại www.vietnamworks.com
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.