adsads
shutterstock 1936765102
Lượt Xem 2 K

Nguyên tắc sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng lời nói

Nói rõ ràng, dễ hiểu

Bạn giao tiếp bằng lời nói bằng một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu, đừng nói lấp lửng chỉ bản thân hiểu. Nếu không bạn sẽ bị đánh giá thấp và mất đi sự tin tưởng của đối phương.

Xác định nội dung bản thân định trình bày là một dạng kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phải phù hợp với trình độ, độ tuổi và đối tượng người nghe. Bạn cần phân chia và giải thích câu chuyện của mình đúng với đối tượng giao tiếp. Đừng lấy câu chuyện kể cho bạn bè nói lại y nguyên cho thầy cô, bố mẹ.

Lời nói phù hợp với tuổi tác

Tuân theo tuổi tác là nguyên tắc cơ bản trong kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, thể hiện sự lễ phép và đạo đức của người nói. Việc nói chuyện phù hợp với tuổi tác giúp bạn được đánh giá cao, thể hiện sự tôn trọng người khác và để lại ấn tượng tốt.

  • Trong xã hội: Khi xưng hô với người lớn tuổi, tùy thuộc vào độ tuổi mà bạn chọn cách xưng hô cho phù hợp. Nếu lớn tuổi hơn, bạn gọi bằng anh, chị, cô, chú, bác, cô, dì, ông bà,… nếu không chênh lệch tuổi bạn gọi bằng tên. Với những người mới gặp nên xưng anh, chị để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự.
  • Trong công việc: Tùy cấp bậc mà bạn chọn cách xưng hô cho phù hợp. Nên nhớ không nói trống không, cộc lốc, tránh bị đánh giá thiếu lịch sự, thiếu tinh tế và tế nhị.
  • Trong các mối quan hệ: Bạn không nên xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ hiện hữu. 

Tránh những lời nói mỉa mai

Trong cuốn sách về nghệ thuật giao tiếp nổi tiếng Đắc Nhân tâm đã từng đề cập: Việc chỉ trích, mỉa mai không đem lại lợi ích cho bạn. Thay vào đó là những lời động viên, khích lệ. Bởi một lẽ, không một ai thích bị chê cả, ai cũng muốn được động viên, khích lệ và khen thưởng.

Lối nói chuyện chỉ trích, nói bóng nói gió, chì chiết sẽ tạo ra ấn tượng xấu với người nghe. Chính bản thân người nói bị đánh giá là thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết. Vì thế, khi muốn nắm bắt ai đó, hãy cho họ thấy những đánh giá chân thật, tích cực của bản quan những kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Tránh những lời nói tổn thương

Đừng nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá. Dù tình huống có tệ đến mức nào, bạn tránh nói theo hướng tiêu cực sẽ làm người nghe thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy khích lệ, an ủi, động viên để người nghe không bị bế tắc và chính bản thân bạn cũng dễ chịu hơn.

Ngoài ra, trong kỹ năng giao tiếp bằng lời nói bạn cần tránh các chủ đề nhạy cảm, tránh các chủ đề liên quan đến tuổi tác, cân nặng, tôn giáo, giới tính, chính trị,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng từ địa phương trong khi giao tiếp.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ngôn từ và ngữ điệu phù hợp

Lời nói được diễn tả đúng ngữ cảnh giúp bạn truyền đạt chính xác suy nghĩ của bản thân đến mọi người. Tuy nhiên, sự đa dạng về ngôn ngữ đôi khi lại trở thành trở ngại, khó khăn trong một số tình huống giao tiếp. Vì thế, khi giao tiếp, bạn cần xác định thời gian và trường hợp cần sử dụng lời nói.

Tránh nói “ờ”, “à” quá nhiều, quá nhanh hay quá chậm. Cần lên tông xuống giọng để tạo cảm xúc cho câu nói.

Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Điều bạn cần làm là học cách điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện, bởi các hành vi cơ thể nó sẽ phản lại lời nói trung thực của bạn. Đôi khi chỉ một cử chỉ, một ánh mắt cũng làm người khác dễ hiểu hơn rất nhiều.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe giúp cuộc trò chuyện của bạn trở nên thú vị và giá trị hơn. Người giỏi trò chuyện sẽ là người biết nói và biết lắng nghe đúng lúc, đúng chỗ. Người nghe cũng cảm thấy bạn gần gũi, thân thiết, chia sẻ nhiều thông tin hơn và mong muốn được nói chuyện nhiều hơn.

Đặt câu hỏi đúng cách

Trong giao tiếp bằng lời nói, việc đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chủ đề là điều vô cùng quan trọng. Giúp tăng sự tương tác với đối phương, tạo môi trường làm việc thân thiện hơn. Khi đặt câu hỏi đúng trọng tâm, có giá trị là bạn đang điều hướng câu chuyện đi đúng với mong muốn của mình.

Bạn cần tránh những câu hỏi không có trọng tâm, câu hỏi riêng tư quá nhiều, hời hợt không có nội dung hoặc trả lời câu hỏi của đối phương cách cho có.

Kết thúc cuộc giao tiếp đúng lúc

Chọn thời điểm kết thúc cuộc trò chuyện cũng là một kỹ năng giao tiếp bằng lời nói quan trọng. Nếu không khéo léo, bạn sẽ làm hỏng hoàn toàn cuộc trò chuyện. 

Nếu đang thật sự bận rộn và cần kết thúc cuộc giao tiếp, bạn có thể kết thúc một cách tế nhị bằng các câu nói như: đi vệ sinh, nghe điện thoại, cần họp gấp hay cần hoàn thành công việc gấp,… Tránh kết thúc một cách thẳng thừng hay kết thúc khi đối phương đang say mê với câu chuyện của mình.

Tác động của lời nói trong giao tiếp là rất lớn. Lời nói là con dao 2 lưỡi có thể đem đến thành công nhưng cũng có thể hủy hoại bạn nhanh chóng. Lời nói không mất tiền mua nên hãy luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để chủ động hơn trong cuộc sống.

 

>> Xem thêm: “Trao quyền” – tố chất vàng nhưng khó áp dụng của nhà lãnh đạo

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers