adsads
1200 900 tim viec 4
Lượt Xem 1 K

Hãy tưởng tượng việc truyền năng lượng làm việc cũng giống như là trạm biến áp vậy, nếu bạn là trạm biến áp thì bạn có thể truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện. Vậy làm cách nào để trở thành một người quản lý có tính chia sẻ, kết nối và truyền cảm hứng tốt đến với đồng nghiệp? Hãy cùng VietnamWorks khám phá nhé!

1. Khuyến khích sự sáng tạo

Hãy thử đặt mình vào địa vị của nhân viên, liệu bạn có thể làm việc hiệu quả, thỏa sức sáng tạo nếu làm việc trong một môi trường gò bó hay không? Để khuyến khích sức sáng tạo, bạn nên lắng nghe, tiếp nhận các ý tưởng mới, ý kiến đóng góp của nhân viên để từ đó cải thiện kết quả công việc.

Ngoài ra, bạn cũng nên trao cơ hội thể hiện cho nhân viên của mình, giao việc theo đúng năng lực để họ phát huy óc sáng tạo. Khi cấp dưới thấy ý kiến đóng góp của mình được trân trọng, họ sẽ ngày càng nỗ lực để làm việc và cống hiến nhiều hơn, góp phần vào thành tích chung của tập thể.

2. Bạn phải là lá cờ tiên phong trong mọi việc

Làm sếp hay quản lý không có nghĩa là bạn có quyền đi muộn về sớm, giao hết mọi việc cho nhân viên hay đổ lỗi cho cấp dưới khi mắc sai lầm. Hãy truyền cảm hứng cho nhân viên bằng cách luôn đi đầu trong mọi việc, dám nhận trách nhiệm và trở thành tấm gương cho cấp dưới noi theo về tác phong làm việc có kỷ luật.

Free photo businessman hand holding lightbulb with glowing light to creative smart thinking for inspiration and innovation with network concept

Bên cạnh đó, bạn không nên chỉ đứng ra lệnh một chỗ mà hãy cùng bắt tay vào thực hiện chung với cấp dưới của mình. Khi nhân viên cảm thấy cấp trên luôn đồng hành, hỗ trợ và thấu hiểu những khó khăn vất vả trong quá trình làm việc, họ sẽ nỗ lực làm tốt hơn công việc của mình.

3. Xây dựng niềm tin

Yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một tập thể vững mạnh, tương tác hiệu quả và truyền cảm hứng động lực làm việc chính là xây dựng được sự tin tưởng giữa đồng đội với nhau. Niềm tin, động lực được tạo dựng trong quá trình làm việc, giao tiếp với nhân viên và dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Để tạo sự gắn kết, bạn nên dành thời gian tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với nhân viên, nhất quán trong suy nghĩ, hành động và luôn giữ lời hứa. Khi sự tin tưởng được xây dựng và trở nên vững chắc thì người quản lý có thể tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ và truyền cảm hứng đến nhân viên của mình.

4. Tạo cơ hội học hỏi và phát triển

Một trong những nhân tố quan trọng giúp các công ty giữ chân nhân tài đó là tạo cho họ cơ hội được học hỏi, phát triển và thăng tiến. Ngày nay đã qua thời kỳ người quản lý lúc nào cũng bo bo nghĩ cho riêng mình, chèn ép và triệt hạ cơ hội thăng tiến của nhân viên. Những người quản lý hiện đại hiện nay sẽ phải tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, dự án mới, gặp gỡ khách hàng, đối tác để phát triển kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm. Một khi họ thấy được sự khích lệ của cấp trên cùng với mục tiêu và cơ hội rõ ràng, họ sẽ phát huy hết khả năng, phấn đấu vì mục tiêu chung và chắc chắn không muốn rời khỏi công ty.

Photo businessman walking to key door for new opportunity

5. Xây dựng một tinh thần lạc quan

Có một tinh thần lạc quan cũng là một phần trong kỹ năng truyền cảm hứng. Điều này góp phần củng cố tinh thần thoải mái và tỏa ra một nguồn năng lượng đầy nhiệt huyết tới người khác. Đối với một người quản lý thì nó cũng cực kỳ quan trọng, khi bạn có một tinh thần lạc quan thì mới có khả năng thuyết phục và truyền đạt những cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình.

Bài viết trên đây đã chỉ ra cho bạn một vài bí quyết để bạn có thể trở thành một trạm biến áp tốt cũng như trở thành một người quản lý khiến nhân viên cảm thấy được truyền cảm hứng làm việc, luôn tin tưởng và nể phục của mọi nhân viên. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Hành trình của một nhân viên đi làm “Tận Hiến”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Bài Viết Liên Quan

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers