adsads
Shutterstock 2195324365 1
Lượt Xem 6 K

Cuộc sống luôn có những cán mốc thời gian khiến con người ta chẳng biết phải làm gì với bản thân, lúc thì thấy vấn vương, lúc thì xoay tròn trong vòng luẩn quẩn công việc nhàm chán, rồi khiến ta tự đặt câu hỏi rằng mình đang làm gì trên cuộc đời này. 

Chắc chắn rằng ai cũng sẽ trải qua những chênh của cuộc đời. Đôi khi bạn mơ hồ về cuộc sống hiện tại, về tương lai, những định hướng, áp lực xây dựng gia đình. Những điều này đã khiến bạn gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu lựa chọn của bạn vào một doanh nghiệp khiến bạn lạc lõng hơn, thì điều gì sẽ xảy ra.

Câu chuyện của chàng trai công sở lạc lõng ở công ty đã gắn bó suốt thời gian 5 năm

Năm tròn 27 tuổi, tôi đã dồn thanh xuân 5 năm vào một công ty, năm đầu tiên luôn là những năm lý tưởng với niềm đam mê và sự hứng thú trong công việc. Tôi được độc lập, được bổ trợ những kỹ năng, kiến thức mới dù lương không cao. Đột nhiên công ty đổi sếp mới, mặc dù sếp dễ hơn nhưng cũng chán hơn. Không ôm đôm và náo nhiệt như hồi trước, thích thì đi làm, không thích thì nghỉ.

Báo cáo có thể có hoặc không cũng được, các công việc cần làm, báo cáo hiệu suất, chuyên môn tôi cũng không thấy phản hồi, vì theo sếp mới là “chưa cần, chưa gấp” sau đó là sự lãng quên. 

Lâu dần, tôi thấy không còn sự hứng thú như trước đây nữa, tôi chán nản và không muốn tiếp tục công việc. Đôi khi tôi không chắc rằng công việc này có cần thiết không, tôi có nên làm không, làm xong liệu có trở nên thừa thãi không.

Tôi chán và đã bàn giao công việc cho đồng nghiệp nhiều lần và có ý định  nhảy việc. Nhưng một số cá nhân, đồng nghiệp khiến tôi không thể bỏ công việc này ngay được, nó giống như chỗ trú an toàn cho tôi có tí thu nhập qua ngày. Có một lần, tôi đã xin nghỉ nhưng biến cố về mặt nhận sự bảo tôi rằng “lúc này anh cần em”. Thế là tôi lại một lần nữa quyết định ở lại. 

Cho đến hiện tại, tôi cảm thấy mình đã hoàn toàn vô dụng trong công việc rồi. Tôi đã xin chuyển bộ phận trong công ty nhưng những bộ phận mới đều không có công việc rõ ràng, tôi lại rơi vào trạng thái không biết nên làm gì, cần làm gì. Tôi cảm thấy chán nản với sự lạc lõng này giữa chốn công sở mà tôi đã làm được 5 năm. 

Hiện tại tôi đã lập gia đình và có con nhỏ thêm nữa tôi cũng không rõ 5 năm qua mình đã làm được những gì để ghi vào CV. Tuổi của tôi cũng không còn trẻ để xin vào các vị trí Fresher hay Junior nữa, sự thất vọng trong tôi một lần nữa lại trỗi dậy. Tôi nên làm thế nào đây? Vẫn “ăn bám” công ty nhận lương hằng ngày hay là nên liều mình? Tôi chợt nhận ra rằng mình không đủ quyết đoán nữa rồi, ngay thời điểm hiện tại tôi vừa cần sự an toàn, nhưng tôi cũng muốn thay đổi bản thân nữa.

Tôi nên làm gì với mâu thuẫn này?

Bạn vừa được nghe câu chuyện của chàng trai 27 tuổi được đăng tải trên mạng xã hội, câu chuyện đã thu hút sự quan tâm của cộng động văn phòng và qua đó làm nổi bật lên những mâu thuẫn khó nói thành lời của dân văn phòng bất lâu nay, quả đúng là sự lựa chọn khó khăn.

Khi làm việc ai cũng muốn việc nhẹ lương cao, không có áp lực tài chính, không suy nghĩ nhiều, hoặc không có sự đốc thúc vì sợ áp lực. Ấy thế mà mọi người thấy đó, không phải chỉ chàng trai kia đâu mà còn rất nhiều nhân viên khác đang cảm thấy bế tắc khi đã đạt được thứ nhiều người mơ mộng nhưng lại sinh ra sự chán nản, lạc lõng, thậm chí cảm thấy vô dụng trong chính công việc mà đã gắn bó lâu năm.

Trong thực tế, “không nhiều” có thể được áp dụng cho mâu thuẫn phổ quát này. Quá nhiều áp lực, ai cũng mệt mỏi và đau đầu, nhưng quá nhàn nhã và không làm gì có thể khiến mọi người lạc đường.

Vì vậy, dù ở bất kỳ môi trường văn phòng nào, dù là quản lý hay nhân viên, kinh nghiệm tốt nhất là hãy nhường nhịn nhau, hãy cho mình một lượng vừa đủ, cùng tồn tại căng thẳng và thoải mái trong công việc. Khi và chỉ khi hai điều này cân bằng, chúng ta mới có đủ động lực để chạy và biết mình phải chạy ở đâu. Áp lực vừa đủ cũng là động lực.

Dân văn phòng, hãy cố gắng nhớ lại cảm giác sử dụng hết tài năng của mình sau một ngày làm việc thật hiệu quả (kể cả khi sếp la mắng hay thúc giục bạn làm việc gì đó), rồi lê cơ thể mệt mỏi trở về nhà, ăn uống và tắm rửa. Con ngủ ngon mà con sướng lắm, con thấy mình “có giá” phải không?

Đó cũng là một loại thành công, thành công trong công việc mỗi ngày tốt hơn là để đầu óc trống rỗng. Nếu quá nhàn nhã, không ai nhắc nhở, làm việc nhiều năm không phát triển, vẫn dậm chân tại chỗ có lẽ mãi mãi bạn sẽ vẫn đứng tại vị trí đó.

Đây cũng là bài học tỉnh thức cho giới trẻ hiện nay, có sự nhìn nhận rõ ràng hơn để không trở nên người mất phương hướng, lạc lõng trong tương lai.

>> Xem thêm: Làm Gì Khi Bị Phê Bình Với Những Đánh Giá Tiêu Cực?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers