adsads
Lượt Xem 790

Đã bao giờ bạn nhận được một email nghỉ việc khiến cả team”đứng hình”? Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra — nhất là khi người ra đi lại chính là “át chủ bài” của cả nhóm. Với quản lý, đó là mất đi một người làm việc hiệu quả và giữ cho mọi thứ ổn định. Với các thành viên còn lại, đó là mất đi người thường xuyên hỗ trợ và giải quyết các vấn đề khó. Vậy khi người giỏi nhất trong nhóm rời đi, chúng ta nên làm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Góc nhìn của Sếp: Cách ứng phó để team không khủng hoảng

1. Đừng để tâm lý hoảng loạn lan ra toàn đội

Với sự rời đi bất ngờ này, phản ứng đầu tiên của bạn không nên là thất vọng hay đổ lỗi. Bởi lẽ nếu sự tiêu cực này lan truyền ra bên ngoài sẽ khiến tập thể cũng rơi vào trạng thái lo lắng. Lời khuyên lúc này nếu bạn là quản lý thì hãy giữ bình tĩnh, họp riêng với nhân sự nghỉ việc để hiểu lý do. Đồng thời, có thể hỗ trợ chuyển giao một cách đầy đủ để cả team có thời gian thích nghi tốt nhất.

2. Phân tích hệ quả và xác định khoảng trống chuyên môn

Với tư cách là sếp, sau khi nhận đơn nghỉ thì bạn phải nhanh chóng xác định vai trò của người nộp đơn. Qua bảng báo cáo, hãy đánh giá khối lượng công việc họ đảm nhận mỗi ngày là bao nhiêu, từ đó phân tích hệ quả cũng như khoảng trống chuyên môn sau khi họ rời đi. Những việc còn lại hãy làm rõ việc gì cần xử lý ngay và việc gì có thể tạm hoãn.

3. Truyền thông lại với đội nhóm một cách minh bạch

Trước tin nghỉ việc đột xuất của nhân sự kỳ cựu, bạn có nhiệm vụ truyền thông lại cho team một cách rõ ràng, minh bạch. Tránh việc mọi người chỉ tiếp cận với nó qua tin đồn hành lang gây ra nhiều xôn xao. Tốt nhất, hãy soạn một email thông báo hay tổ chức buổi họp trực tiếp để cập nhật về thay đổi, đồng thời trấn an tâm lý các thành viên còn lại. Từ đó cho mọi người thấy rằng, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát và cá nhân nào cũng có giá trị, không chỉ phụ thuộc vào một người.

4. Điều phối nội bộ và lên kế hoạch dài hạn

Người giỏi đột ngột xin nghỉ chắc hẳn sẽ kéo theo nhiều công việc tồn đọng chưa thể giải quyết. Trước tình thế này, nhà quản lý không nên đẩy hết trách nhiệm cho người giỏi còn lại vì sẽ gây áp lực, tạo hiệu ứng “nghỉ việc domino”. Thay vào đó, hãy chia đều công việc một cách hợp lý, tạo điều kiện để những thành viên trong team thử sức với nhiệm vụ, vai trò đầy thử thách hơn. Đây là giải pháp tạm thời để tìm hướng tuyển dụng hay đào tạo người nội bộ thay thế. Không chỉ “chữa cháy”, nó còn giúp tái cấu trúc đội ngũ một cách thông minh.

Góc nhìn của nhân viên: Đừng “hoảng” khi vắng người giỏi

1. Bình tĩnh và không nên “than vãn”

Trước thông báo nghỉ việc đến từ đồng nghiệp giỏi, hẳn những câu thường bắt gặp nhất sẽ là “Chết rồi, ai làm thay giờ?”, “Chắc workload tăng gấp đôi!”. Những lời than vãn này không thể giúp giải quyết tình hình, ngược lại còn làm tâm lý tiêu cực gia tăng, tạo áp lực dây chuyền cho cả team. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên bình tĩnh đánh giá, nhìn nhận lại công việc và bàn bạc cùng những thành viên khác để phân chia hợp lý.

2. Nhìn nhận đây là cơ hội để “lên trình”

Nhìn một cách tích cực hơn, khi người giỏi nhất nghỉ việc chính là cơ hội để bạn bước lên, học việc và rèn luyện năng lực. Có thể học thêm quy trình cũ hoặc xung phong nhận thêm job mới để tăng năng lực. Thay vì chờ đợi được cầm tay chỉ việc, hãy luôn chủ động nhận việc, hỏi việc giúp “lên trình”.

3. Làm việc nhóm hiệu quả hơn

Điều quan trọng là bạn đừng vội tìm ra một ai đó “gánh team” tiếp theo, ôm hết phần việc cũ của người nghỉ. Thay vì vậy, hãy tăng cường nâng cao kiến thức, hướng dẫn nội bộ và cùng nhau “chia lửa”. Từ đó tránh được tình trạng “người giữ bí kíp ra đi”.

Kết luận: “Không có ai là không thể thay thế” – nhưng sự thay thế cần có chiến lược

Có thể thấy, việc một cá nhân nào đó rời đi không nên là lý do để cả team bị chững lại. Bởi lẽ, có thể sẽ có tấm gương xuất sắc nhưng tập thể cần phát triển đồng đều để cùng nhau đi lên. Để làm được điều này, quản lý và nhân viên cần phải có tư duy linh hoạt, chủ động học hỏi và giữ tinh thần đoàn kết. 

Việc “khuyết tướng” không đồng nghĩa với “tan đội” nếu bạn học được cách cùng nhau xây dựng lại chiến lược cho tập thể. Có thể đó sẽ là mất mát nhưng nếu team biết điều chỉnh, biết “sát cánh” thì sự thiếu hụt này sẽ nhanh chóng được lấp đầy. Đây sẽ là nguồn sức mạnh to lớn để team vẫn đi xa được trong tương lai!

Xem thêm: 5 câu hỏi phỏng vấn giúp nhà quản lý nhận diện ứng viên “xịn”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Điểm mặt 7 kiểu Đồng nghiệp Ái kỷ và cách để giữ năng lượng tích cực khi làm việc cùng

Ái kỷ (narcissism) là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng đề cao bản thân một cách quá mức, luôn muốn trở thành trung tâm và thường thiếu sự thấu cảm với người khác. Trong môi trường làm việc, người ái kỷ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bạn không dễ nhận ra ngay: thao túng tinh tế, phủ nhận trách nhiệm, hay chiếm công người khác. Hiểu đúng về hành vi ái kỷ là bước đầu để bạn học cách bảo vệ năng lượng cá nhân, giữ vững hiệu suất mà không bị cuốn vào những “drama công sở” không đáng có.

Lương thưởng hay sự công nhận, điều gì giữ chân nhân sự trẻ?

Gen Z không nghỉ việc vì lương thấp. Họ nghỉ vì cảm thấy mình không được công nhận, không được lắng nghe, không thấy ý nghĩa trong công việc. Với họ, một lời cảm ơn đúng lúc đôi khi còn giá trị hơn cả một khoản thưởng.

Đi làm chỉ vì lương cao, liệu có phải “thực dụng”?

“Em chọn công việc này vì lương cao hơn, các yếu tố khác em không quá quan tâm.” Nếu nghe một câu trả lời như vậy trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ nghĩ gì?

Bị luân chuyển phòng ban: Khi team mới xem bạn như kẻ dư thừa

Bị điều chuyển sang phòng ban mới nhưng không được chào đón? Cảm giác bị xem là “kẻ dư thừa” có thể khiến bạn mất động lực. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách thích nghi để biến thử thách này thành cơ hội phát triển.

Cứ ngỡ mình giỏi, hoá ra đang mắc ‘bẫy năng lực trung bình’

"Bẫy năng lực trung bình”: một điểm giao giữa năng lực hiện tại và yêu cầu của vai trò mới, nơi bạn tưởng rằng mình đã sẵn sàng, nhưng thực chất vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để đảm nhận vai trò cao hơn.

Bài Viết Liên Quan

Điểm mặt 7 kiểu Đồng nghiệp Ái kỷ và cách để giữ năng lượng tích cực khi làm việc cùng

Ái kỷ (narcissism) là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng đề cao bản thân một cách quá mức, luôn muốn trở thành trung tâm và thường thiếu sự thấu cảm với người khác. Trong môi trường làm việc, người ái kỷ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mà bạn không dễ nhận ra ngay: thao túng tinh tế, phủ nhận trách nhiệm, hay chiếm công người khác. Hiểu đúng về hành vi ái kỷ là bước đầu để bạn học cách bảo vệ năng lượng cá nhân, giữ vững hiệu suất mà không bị cuốn vào những “drama công sở” không đáng có.

Lương thưởng hay sự công nhận, điều gì giữ chân nhân sự trẻ?

Gen Z không nghỉ việc vì lương thấp. Họ nghỉ vì cảm thấy mình không được công nhận, không được lắng nghe, không thấy ý nghĩa trong công việc. Với họ, một lời cảm ơn đúng lúc đôi khi còn giá trị hơn cả một khoản thưởng.

Đi làm chỉ vì lương cao, liệu có phải “thực dụng”?

“Em chọn công việc này vì lương cao hơn, các yếu tố khác em không quá quan tâm.” Nếu nghe một câu trả lời như vậy trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ nghĩ gì?

Bị luân chuyển phòng ban: Khi team mới xem bạn như kẻ dư thừa

Bị điều chuyển sang phòng ban mới nhưng không được chào đón? Cảm giác bị xem là “kẻ dư thừa” có thể khiến bạn mất động lực. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách thích nghi để biến thử thách này thành cơ hội phát triển.

Cứ ngỡ mình giỏi, hoá ra đang mắc ‘bẫy năng lực trung bình’

"Bẫy năng lực trung bình”: một điểm giao giữa năng lực hiện tại và yêu cầu của vai trò mới, nơi bạn tưởng rằng mình đã sẵn sàng, nhưng thực chất vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để đảm nhận vai trò cao hơn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers