Phong cách lãnh đạo huấn luyện là gì?
Phong cách lãnh đạo huấn luyện hay coaching leadership style là thuật ngữ chỉ cách quản lý hướng tới sự hợp tác, hỗ trợ và hướng dẫn. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này thường tập trung vào việc phát huy năng lực làm chủ của đội nhóm thay vì tự mình đưa ra các quyết định.
Họ sẽ dành phần lớn thời gian cũng như nguồn lực đầu tư phát triển cho những thành viên trong nhóm, từ đó giúp cải thiện hiệu suất công việc, sự sáng tạo của từng cá nhân nói riêng và tổ chức nói chung.
Xem thêm:
- Lãnh đạo là gì? Tầm quan trọng của nhà lãnh đạo
- Lãnh đạo bản thân kỹ năng quan trọng để thành công
- Nắm vững các kỹ năng lãnh đạo để trở thành người sếp
Đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo huấn luyện
Về tổng quan, phong cách lãnh đạo huấn luyện đặc trưng bởi những đặc điểm nổi bật như sau:
- Hướng tới phát triển chuyên môn: Đối với mô hình lãnh đạo huấn luyện, nhà quản lý thường sẽ đặt trọng tâm lớn của công việc vào các hoạt động phát triển con người, nhân lực giống như việc huấn luyện viên cần phát triển cầu thủ của họ vậy.
- Định hướng mục tiêu: Trong phong cách lãnh đạo huấn luyện, nhà lãnh đạo đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới xác định và đạt được các mục tiêu ngắn và dài hạn, cả ở cấp độ cá nhân cũng như là đội nhóm.
- Hướng tới tương lai: Sự thay đổi cần phải có thời gian, vì thế, các nhà lãnh đạo huấn luyện thường đầu tư vào chiến lược và hướng tới sự phát triển dài hạn. Giống như việc một đội bóng muốn đá giỏi, phát triển tốt thì cần rèn luyện qua thời gian dài.
- Phát huy tinh thần làm chủ: Thay vì việc quản lý chặt, phán xét và ra lệnh thì nhà lãnh đạo huấn luyện sẽ tạo điều kiện để nhân sự có thể phát triển và tối ưu hóa hiệu suất công việc và năng lực.
- Góp ý: Theo mô hình này, nhà lãnh đạo liên tục đưa ra phản hồi mang tính xây dựng – onstructive feedback, luôn cởi mở và sẵn sàng lắng nghe những lời phê bình và góp ý của người khác về phong cách quản lý của bản thân.
Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo huấn luyện
Là phong cách lãnh đạo được nhiều người áp dụng vào mô hình của mình, phong cách lãnh đạo huấn luyện có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh đó phong cách này cũng còn một số hạn chế nhất định. Tất cả đều được làm rõ như sau:
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo huấn luyện:
- Khuyến khích được sự giao tiếp và hợp tác từ 2 chiều.
- Giúp xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa các nhà lãnh đạo và đội nhóm/cá nhân.
- Trao đổi thông tin phản hồi mang tính chất xây dựng cao.
- Giúp tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cá nhân và nghề nghiệp.
- Tập trung vào sự hỗ trợ mà không phán hay, gây áp lực.
- Mang đến cơ hội và phát triển sự sáng tạo và tư duy phát triển.
- Thúc đẩy sự phát triển dài lâu.
- Giúp xây dựng môi trường làm việc hợp tác, gắn kết và hỗ trợ lâu dài.
Nhược điểm
Nhược điểm của phong cách lãnh đạo huấn luyện:
- Tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực.
- Không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả nhanh và hiệu quả, hay phong cách này tập trung nhiều vào kết quả dài hạn hơn ngắn hạn.
- Phong cách này khó áp dụng với môi trường làm việc áp lực cao.
Vì sao nhà quản trị nên chọn phong cách lãnh đạo huấn luyện?
Với sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức nhận ra là nhà quản lý không thể duy trì mãi cách quản lý kiểm soát truyền thống bởi không khả thi nữa. Họ cũng nhận ra rằng cần phải thay đổi và tạo điều kiện cho nhân viên có thể tự giải quyết các vấn đề, khuyến khích sự phát triển cá nhân hơn.
Trước đây, người quản lý luôn là người biết cần phải làm gì rồi chỉ dẫn cho nhân viên cách để thực hiện các công việc và đánh giá hiệu suất của họ. Và chỉ huy là phong cách lãnh đạo phổ biến nhằm mục đích giúp nhân viên hiểu cách thức hoạt động của doanh nghiệp và có thể tái lập lại những thành công trước đó.
Giờ đây, nhà quản lý không còn có câu trả lời cho mọi vấn đề bởi các doanh nghiệp đang dần từ bỏ phương thức ra lệnh và kiểm soát truyền thống. Để hướng tới một mô hình mà trong đó, nhà quản lý dành thời gian để hỗ trợ và hướng dẫn thay vì kiểu chỉ đạo. Nhân viên cần thích ứng với môi trường biến động liên tục.
5 Yếu tố mang lại thành công cho phong cách lãnh đạo huấn luyện
Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo huấn luyện thành công? Cùng tìm hiểu về 5 yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự thành công này chi tiết sau đây:
1 Care – Sự quan tâm
Ngày nay, người lao động luôn muốn được công nhận nên thường sẽ cống hiến hết mình cả về thể lý, tinh thần và trí óc cho đến khi nhận được sự quan tâm và công nhận. Vì thế, họ sẽ tìm kiếm sự liên hệ với nhà lãnh đạo trước khi dành trọn vẹn tâm huyết cho công việc. Thực trạng này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần phải sẵn sàng tiếp cận và cởi mở cũng như có chiều sâu hơn.
Do đó, ngay từ đầu, nhà lãnh đạo cần chứng minh được mình là người thực sự quan tâm đến nhân viên, đội nhóm của mình, không chỉ về hiệu suất chung và về phương cách để các thành viên có thể phát triển được sự nghiệp của bản thân họ. Khi nhân viên thấy được sự quan tâm và hài lòng thì họ cũng sẽ lan tỏa được sự hài lòng đó đến với khách hàng. Điều này thực sự rất hiệu quả trong việc tạo sự ấn tượng với khách hàng.
2 Organize – Sắp xếp
Nhà lãnh đạo huấn luyện cần nắm bắt được điểm mạnh cũng như điểm yếu của các thành viên trong nhóm, đồng thời biết được động lực làm việc và mong muốn của họ. Dựa vào đó, nhà lãnh đạo có thể sắp xếp được công việc phù hợp, phát huy được sở trường của họ. Khi mọi người làm việc ở vị trí tốt nhất thì họ sẽ được truyền thêm cảm hứng và vươn tới những thành công trong công việc của mình.
Nhà lãnh đạo cần biết cách làm việc trực tiếp với các thành viên trong đội nhóm, chứ không chỉ ở yên trong văn phòng. Sự quan sát quá trình làm việc của nhân viên để có thể thấy rõ được thế mạnh của từng người và thực hiện kết nối điểm mạnh đó với công việc để họ có thể phát huy được khả năng của mình. Xây dựng được đội nhóm trao quyền, tổ chức tốt sẽ giúp phát huy được hết khả năng của các thành viên.
3 Align – Thống nhất
Trong các doanh nghiệp, nhân viên thường sẽ gặp khó khăn trong việc “kết nối” mục đích cả nhân với định hướng của tổ chức. Với nhiều người lao động thì những mục tiêu chung của doanh nghiệp thường là quá cao hoặc tham vọng và không có sự liên quan gì đến nhiệm vụ hằng ngày của họ. Là người lãnh đạo, cần có trách nhiệm cụ thể hóa những điều này bằng việc thống nhất và phân bố công việc hằng ngày. Cần làm rõ mục đích và giá trị của công ty, cho thấy sự liên quan đến công việc của từng người.
4 Challenge – Thử thách
Người lao động thường có xu hướng tìm kiếm những nhà lãnh đạo có thể giúp họ vượt qua được những khó khăn và thử thách. Mong muốn của họ chính là phản hồi trung thực và có tính xây dựng, với những mục tiêu đo lường, giúp họ theo dõi tiến độ và lập kế hoạch hành động để đạt được kết quả mong đợi.
Nhà lãnh đạo cần linh hoạt, đưa nhân viên có thể bước ra khỏi vùng an toàn trên con đường phát triển cá nhân, nghề nghiệp. Nếu làm như vậy không chỉ giúp nhân viên có thể tốt hơn mà còn chuẩn bị được nền tảng trở thành đội ngũ lãnh đạo có triển vọng.
5 Help – Giúp đỡ
Ngày nay, cách tiếp cận thực sự hiệu quả chính là người lãnh đạo là người dẫn đường, chỉ lối và hướng dẫn cho nhân viên của mình có thể thực hiện được công việc. Từ đó giúp họ có thể phát huy được khả năng của mình, sự sáng tạo và năng suất công việc.
Trên đây là những chia sẻ về phong cách lãnh đạo huấn luyện mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết mang đến góc nhìn đa chiều cho bạn về phong cách lãnh đạo này, đồng thời giúp bạn có thể định hình được phong cách lãnh đạo cho mình nếu muốn chọn hình thức lãnh đạo này. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.