adsads
shutterstock 1184389417 min
Lượt Xem 35 K

 

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tinh ý nhận ra những dấu hiệu cho thấy sếp đang sẵn sàng “tống khứ” bạn ra khỏi công ty hoặc có điều gì đó không ổn trong cách đối xử của sếp với bạn. Một khi phải đối mặt với những câu nói dưới đây trên hai lần mỗi ngày, đó là lúc bạn nên cân nhắc chủ động tìm kiếm một công việc mới hoặc sắp xếp một buổi thảo luận trực tiếp với sếp của mình.

“Tôi nghĩ bạn không cần phải làm điều này nữa.”

Trước kia nhiệm vụ này là của bạn. Bạn được giao đảm nhiệm trọng trách này và dường như không ai có thể thay thế được bạn. Thế nhưng, dạo gần đây sếp lại bắt đầu “đổi gió” khi tung ra sắc lệnh bạn chẳng cần phải giám sát công việc này nữa. Nhiệm vụ của bạn cũng bắt đầu được chuyển dời sang cho những người khác. Mỗi ngày đi làm của bạn thật nhàn rỗi và nhẹ nhõm. Nếu quả thật như vậy, thời gian an nhàn của bạn chắc chắn sẽ kéo dài thêm vì chẳng mấy chốc, sếp sẽ gửi tặng cho bạn một lá thư cảm ơn và chào tạm biệt!

“Tôi nghĩ chúng ta cần có quản lý nhân sự can thiệp.”

Trong một tình huống nơi công sở, nếu sếp của bạn yêu cầu sự xuất hiện của đại diện phòng nhân sự để giải quyết, vị trí của bạn ở công ty đang bị lung lay nghiêm trọng. Sự can thiệp của quản lý bộ phận nhân sự đối với một vấn đề nơi công sở là lời báo động ở mức độ cao nhất đối với tương lai của một nhân viên ở công ty. Nếu như một ngày xấu trời, sếp của bạn yêu cầu nói chuyện với bạn cùng bộ phận nhân sự, đó có thể là lúc bạn cần phải thu dọn tư trang cá nhân để thôi việc.

“Tôi thấy bạn không thật sự hòa hợp lắm với tập thể.”

Đôi khi, điều người lãnh đạo cần không phải là một nhân viên với thành tích cá nhân nổi trội, mà là một mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh tổng thể của công ty. Rất nhiều nhà quản lí đã dùng cách nói giảm, nói tránh trên đây để bày tỏ rằng, nhân viên ấy không thật sự thích hợp với môi trường làm việc mà họ đang xây dựng. Do đó, bất kỳ cuộc trò chuyện nào nói về sự phù hợp của bạn ở công ty cũng là một dấu hiệu cảnh báo rằng có thể sếp không ưa bạn.

“Tôi muốn biết dạo gần đây bạn đang làm những gì ở công ty.”

Nếu như đây chỉ là một câu hỏi mang tính chất kiểm tra thông thường, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm thở phào nhẹ nhõm vì sếp chỉ muốn giám sát tiến độ làm việc của bạn mà thôi. Thế nhưng nếu yêu cầu này thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo thái độ nghiêm khắc và khó chịu của sếp mỗi khi đối thoại với bạn, thì nguy cơ sếp không hài lòng về bạn là vô cùng cao. Hãy tìm hiểu xem có vấn đề gì khiến sếp đột nhiên quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong công việc hàng ngày của bạn. Và bạn nên lo lắng nếu như những đồng nghiệp khác không bị sếp “soi” như vậy.

“Tạm thời tôi không thể sắp xếp cuộc họp để trao đổi với bạn.”

Tuy chưa phải là một dấu hiệu sa thải rõ rệt nhưng quả thật, khi thường xuyên nhận được những lời từ chối gặp mặt như vậy, trong lúc các đồng nghiệp khác vẫn có thể họp với sếp đều đặn thì bạn nên cần cảnh giác. Cho dù sếp của bạn có khó tính đến đâu, thì việc đột nhiên sếp không muốn nghe bạn nói, và cũng từ chối tiếp chuyện bạn, thì đó là lúc bạn nên đặt một dấu hỏi lớn cho sự nghiệp của mình ở công ty.

“Dự án sắp đến bạn không cần phải tham dự nữa đâu.”

Nếu bạn đã quen là nhân tố góp mặt trong mọi nhiệm vụ hay dự án mới của công ty và đột nhiên điều này thay đổi 180 độ, thì bạn nên bắt đầu lo lắng về vị trí của mình trong công ty. Có thể sếp của bạn đã tìm thấy được một “con cưng” mới hợp ý hơn, hoặc năng lực của bạn đang dần thụt lùi so với tập thể. Khi tương lai sắp đến của bạn bỗng trở nên mờ mịt như thế, hãy cẩn trọng theo dõi tình hình để có biện pháp đối phó phù hợp.

Nguy cơ sa thải trong thực tế không quá ồn ào cũng không quá đột ngột. Vì vậy, bạn hãy cố gắng sớm phát hiện những dấu hiệu âm thầm từ phía ban lãnh đạo, để chuẩn bị cho bản thân mình một phương án dự phòng tốt nhất.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers