adsads
shutterstock 575844202 2
Lượt Xem 6 K

Ngành Marketing là gì?

Trước tiên cần tìm hiểu ngành Marketing là gì? Marketing là cụm từ chung chỉ những hoạt động, sự kiện được tạo ra nhằm mục đích quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh của doanh nghiệp. Hoạt động này xuất hiện ở mọi công ty và giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Đây được xem là ngành nghề tiềm năng với mức thu nhập hậu hĩnh cùng tiềm năng nghề nghiệp không giới hạn.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi chưa xác định được học marketing ra làm gì ? Hãy cùng điểm qua những vị trí nghề nghiệp ở lĩnh vực này nhé.

Ngành Marketing là gì?

Vậy ngành Marketing là gì?

Các vị trí cơ bản trong ngành Marketing

Nhân viên Marketing

Marketing Executive là người hỗ trợ cho giám đốc điều hành và trưởng phòng marketing về các dự án, chiến dịch truyền thông nhằm phát triển chiến lược tiếp thị và tối đa hóa lợi nhuận bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Marketing sẽ phụ trách công việc chủ yếu là triển khai ý tưởng, quản lý chiến dịch nhằm quảng bá dịch vụ,  sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu.

Các vị trí cơ bản trong ngành Marketing

Nhân viên Marketing

Để trở thành một “Marketer” giỏi bạn cần nắm vững những kiến thức nền tảng về marketing cũng như rèn luyện các kỹ năng chuyên dụng như khả năng lập kế hoạch, tư duy sáng tạo, phân tích, báo cáo và hợp tác nhóm. 

Xem thêm:

Nhân viên Content Marketing

Content Marketer là người sáng tạo ra bài viết có nội dung hữu ích để thực hiện các hoạt động tiếp thị tới khách hàng tiềm năng. Thông qua việc nghiên cứu sản phẩm dịch vụ để tối ưu hóa chất lượng của bài viết, từ đó tạo niềm tin và thúc đẩy người dùng phát sinh hành vi mua hàng. 

Các vị trí cơ bản trong ngành Marketing

Nhân viên Content Marketing

Content Marketer sẽ phối hợp với SEOer để lập ra chiến dịch triển khai nội dung trên các kênh truyền thông khác nhau. Để trở thành một Content Marketer giỏi, bạn cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp như khả năng ngoại ngữ, tin học văn phòng hay khả năng tư duy sáng tạo, logic và viết lách.

Nhân viên Marketing Online

Nhân viên Marketing Online là một vị trí không thể thiếu trong công ty, đặc biệt là công ty Agency. Nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành các công việc vận dụng công nghệ máy tính cùng với các phương tiện truyền thông điện tử nhằm nghiên cứu thị trường tiềm năng và hỗ trợ triển khai quá trình phát triển các chiến lược marketing. 

Nhân viên Marketing Online

Nhân viên Marketing Online

Hiệu quả đánh giá công việc của vị trí Marketing Online là giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất và mang lại lợi nhuận cao. Để trở thành một nhân viên Marketing Online giỏi, bạn cần am hiểu kiến thức chuyên môn về công cụ quảng cáo, Digital Marketing,.. cũng như các kỹ năng có ích như khả năng phân tích, tư duy sáng tạo và logic.

Nhân viên Digital Marketing

Nhiệm vụ chính của nhân viên Digital Marketing là tận dụng các nền tảng kỹ thuật số như internet, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,… để tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm kết nối đến các đối tượng khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng.

Nhân viên Digital Marketing

Nhân viên Digital Marketing

Ngoài ra, Digital Marketer sẽ sử dụng các phương pháp công nghệ kỹ thuật hiện đại để tương tác, tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Để trở thành một nhân viên Digital Marketing giỏi, bạn cần hiểu rõ kiến thức cơ bản về SEO, SEM, thiết kế và những kỹ năng nghề nghiệp như phân tích dữ liệu,  storytelling, thích ứng nhanh với thay đổi,..

Học ngành Marketing có dễ xin việc không?

Marketing được mệnh danh là ngành nghề “hot” nhất hiện nay trên thị trường lao động nên bạn sẽ dễ dàng tìm được cơ hội phát triển nghề nghiệp mà không cần lo lắng. Nếu bạn là một người có chuyên môn vững về lĩnh vực tiếp thị, bạn hoàn toàn có ưu thế cạnh tranh ứng tuyển vào mọi vị trí trong phòng ban Marketing của các công ty, doanh nghiệp.

Marketing là một ngành nghề rất thích hợp với những người đam mê sáng tạo, thử thách, thích tìm tòi khám phá những điều mới mẻ. Khi lựa chọn theo đuổi công việc này, bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân tâm thế sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực, cạnh tranh cao. Ngoài ra, các thành phố lớn sẽ là địa điểm có nhiều cơ hội phát triển vị trí này tốt nhất.

Học ngành Marketing có dễ xin việc không?

Học ngành Marketing có dễ xin việc không?

Công việc này đòi hỏi sự đầu tư về mặt trí óc, tốn nhiều chất xám nên những đãi ngộ của những nhân viên phòng ban Marketing cũng vô cùng tốt. Nhiều công ty, đặc biệt là công ty Agency lớn sẵn sàng đưa ra mức lương cao tuyển dụng những “nhân tài” về lĩnh vực marketing nhằm giúp đưa tên tuổi và vị thế công ty trở nên phổ biến rộng rãi hơn.

Trường học nào ở TP.HCM và Hà Nội dạy Marketing tốt nhất?

Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, marketing trở thành một bộ phận không thể thiếu ở mỗi công ty, doanh nghiệp. Bởi Marketing hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và kết nối thị trường, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, từ đó xây dựng được mối liên kết lâu dài giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Sở hữu kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên môn về marketing sẽ là chìa khóa then chốt mở ra cánh cửa sự nghiệp cho bạn. Chính vì lẽ đó mà ngày càng có nhiều bạn trẻ quyết định theo đuổi ngành marketing hoặc chuyên ngành liên quan. Vậy các chuyên ngành marketing là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu bên dưới:

  • Khối ngành Marketing: Được chia ra nhiều chuyên ngành như Marketing thương mại, quản trị thương hiệu, truyền thông marketing,… Mỗi chuyên ngành sẽ tìm hiểu sâu vào từng khía cạnh nhất định nhưng đều sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản như  xây dựng và tiếp cận với khách hàng, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện,…
  • Khối ngành quản trị kinh doanh: Có quan hệ chặt chẽ với ngành Marketing. Trong quá trình đào tạo ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức về Marketing nên sau này vị trí nhân viên Marketing cũng là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. 
  • Khối ngành truyền thông: Sau khi được học, sinh viên sẽ biết được cách để truyền tải nội dung và thông điệp đến từng mục tiêu, khách hàng cụ thể. Do đó, đây là một trong những kỹ năng quan trọng để dễ dàng ứng tuyển vào vị trí Marketing.
Trường học nào ở TP.HCM và Hà Nội dạy Marketing tốt nhất?

Học chuyên ngành để trở thành Marketing chuyên nghiệp

Tuy nhiên, học ở đâu để có thể trở thành một nhân viên phòng ban Marketing chuyên nghiệp? Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo về các trường đại học đào tạo chuyên ngành marketing tại TP.HCM và Hà Nội. 

  • Trường đại học đào tạo chuyên ngành marketing tại khu vực TP.HCM:
    • Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM
    • Trường  Đại học quốc tế RMIT
    • Trường Đại học Tài chính – Marketing
    • Trường Đại học FPT TP. HCM
    • Trường Đại học Kinh tế – Luật
  • Trường đại học có ngành marketing tại khu vực Hà Nội:
    • Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
    • Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia khu vực Hà Nội
    • Trường Đại học Thương Mại
    • Trường Đại học Ngoại Thương
    • Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing

Mặc dù ngành marketing yêu cầu bằng cấp cử nhân trở lên nhưng theo học các chương trình đào tạo chính quy cũng không phải con đường duy nhất. Nếu bằng cấp thấp hơn hoặc bạn mới chuyển ngành thì kinh nghiệm làm việc, các chứng chỉ đào tạo có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp trong ngành này. Những công ty, tập đoàn lớn cũng có thể có các chương trình thực tập tài năng để tìm kiếm người phù hợp thành nhân viên marketing chính thức.

Trên thực tế, ngành marketing được chia nhỏ ra thành nhiều vị trí trong doanh nghiệp. Ngoài những vị trí chính kể trên, ngành nghề này còn đa dạng các vị trí như: copywriter, Graphic Designer, giám đốc sáng tạo,… Đây được xem là ngành nghề đa dạng vị trí tùy theo quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp mà bộ phận này được xây dựng đội ngũ marketing khác nhau.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing

Trên đây là những giới thiệu sơ nét về ngành marketing là gì. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho những bạn đang và sắp vào “dấn thân” vào nghề này có cái nhìn rõ hơn và lựa chọn cho phù hợp nghề nghiệp trong tương lai của mình.

adsads
Bài Viết Liên Quan
brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp...

smart là gì

SMART là gì? Mục tiêu và ý nghĩa SMART trong Marketing

SMART là một từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta với ý nghĩa là thông minh, nhưng đằng sau nó ẩn chứa một nguyên...

giam doc marketing la gi

Giám đốc Marketing là gì? Mức thu nhập hiện nay 

Doanh nghiệp phát triển hay không phụ thuộc nhiều vào chiến lược marketing. Một chiến lược marketing hiệu quả là cả quá trình điều hành...

ad agency là gì

Ad agency là gì? 5 hình thức truyền thông chính của  Advertising Agency

Trong những năm gần đây, khi truyền thông và tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, các khái niệm như...

Bài Viết Liên Quan
brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những...

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày...

smart là gì

SMART là gì? Mục tiêu và ý nghĩa SMART trong Marketing

SMART là một từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta với ý nghĩa là...

giam doc marketing la gi

Giám đốc Marketing là gì? Mức thu nhập hiện nay 

Doanh nghiệp phát triển hay không phụ thuộc nhiều vào chiến lược marketing. Một chiến...

ad agency là gì

Ad agency là gì? 5 hình thức truyền thông chính của  Advertising Agency

Trong những năm gần đây, khi truyền thông và tiếp thị trên nền tảng kỹ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers