adsads
Lượt Xem 189

“Làm sao để tìm được mentor cho chính mình?” – Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là điểm khởi đầu cho hành trình trưởng thành của rất nhiều bạn trẻ từ 18–26 tuổi. Mentor – không phải là người bảo chứng cho thành công, mà là kết quả của quá trình lựa chọn, kết nối, và hơn hết là sự trưởng thành từ cả hai phía.

1. Từ khủng hoảng tuổi 18 đến những bước trưởng thành đầu tiên

Tuổi 18, một người bạn tôi từng trượt đại học dù từng là học sinh giỏi 12 năm liền. Từ chỗ được kỳ vọng thi vào một trường top ngành Công nghệ, cậu bạn phải chấp nhận học lại, đối mặt với sự thất vọng của gia đình, bạn bè và cả chính mình.

Nhưng cậu không dừng lại. Cậu đi làm thêm, học lại những gì mình yếu, đăng ký khóa học kỹ năng mềm. Và đặc biệt, tìm được một anh mentor làm trong ngành IT, người đã từng trải qua thất bại tương tự. Nhờ sự dẫn dắt đúng lúc, cậu ấy thi lại, vào đúng ngành mình muốn và giờ là lập trình viên tại một công ty startup đang phát triển

Giai đoạn khủng hoảng là lúc bạn cần tìm cho mình 1 mentor

2. Mỗi mentor là một “tấm bản đồ tạm thời”

Tìm được một người mentor cũng giống như có được một tấm bản đồ tạm thời trên hành trình sự nghiệp, bản đồ ấy có thể chỉ đường, giúp bạn tránh được vài khúc quanh, nhưng chưa chắc đã đưa bạn tới đích cuối cùng.

Lần đầu tiên tôi nhận được “bản đồ” ấy là năm 22 tuổi, khi bước chân vào công việc văn phòng đầu tiên. Anh sếp lúc đó đã giúp tôi hình dung được con đường phía trước: từ vị trí thực tập sinh, tôi nên học gì, thử thách ra sao, và bước kế tiếp cần chuẩn bị gì để trưởng thành trong công việc.

Nhưng tôi cũng nhanh chóng nhận ra: không tấm bản đồ nào là vĩnh viễn. Có mentor chỉ xuất hiện trong một giai đoạn ngắn, giúp bạn đi qua một chặng đường, rồi rẽ sang lối khác. Cũng có những mentor tưởng chừng phù hợp, nhưng càng đi sâu, bạn càng thấy điểm mù trong quan điểm, phong cách làm việc hoặc định hướng nghề nghiệp.


Mentor chỉ đi cùng bạn một đoạn đường ngắn trong sự nghiệp của bạn

Mentor tốt không phải là người vẽ ra con đường hoàn hảo, mà là người giúp bạn hiểu rõ hơn về chính mình, tự điều chỉnh hướng đi khi cần và sẵn sàng gập bản đồ lại khi đã đến lúc học từ người mới.

3. Làm sao để tìm được mentor cho chính mình?

Không ít bạn trẻ được khuyên rằng: “Hãy đi kết nối, hãy tìm mentor, hãy học hỏi từ những người giỏi.” Nghe thì dễ, nhưng thực tế thì sao? Người giỏi họ rất bận rộn. Họ có sẵn sàng dạy mình? Và nếu có, tại sao họ lại chọn bạn?

Dưới đây là những điều tôi rút ra được từ trải nghiệm cá nhân và quan sát từ những người xung quanh:

3.1. Người giỏi, họ muốn dạy ai?

Mentor không tìm kiếm bản sao của chính mình, nhưng họ thường bị thu hút bởi những người có tinh thần học hỏi, sự dấn thân và thái độ tích cực. Đó là thứ khiến họ “nhìn thấy mình của ngày xưa” trong bạn.

Bạn không cần là người giỏi nhất, chỉ cần cho họ thấy rằng bạn muốn tốt lên mỗi ngày, và bạn đang nghiêm túc với hành trình phát triển bản thân.

Hãy thể hiện sự cầu thị, biết lắng nghe và sẵn sàng học từ những điều nhỏ nhất.

3.2. Họ thường xuất hiện ở đâu?

Muốn học từ người giỏi, bạn phải biết họ đang ở đâu. Khi còn là sinh viên, tôi nhận ra rằng: những tổ chức sinh viên, dự án xã hội, các cộng đồng theo ngành thường là nơi tập trung nhiều bạn trẻ giỏi giang và cũng là nơi người đi trước thường lui tới để mentoring hoặc tìm cộng sự tiềm năng.

3.3. Họ muốn thấy điều gì ở bạn?

Mentor thường không chọn người giỏi nhất, họ chọn người có tiềm năng đi xa. Vậy làm sao để bạn thể hiện tiềm năng ấy?

  • Có định hướng rõ ràng (dù còn mơ hồ, nhưng phải biết mình muốn gì)
  • Có khả năng tự học, tự tìm hiểu
  • Có tư duy tích cực và tinh thần trách nhiệm

Bạn không cần hoàn hảo, họ cần thấy rằng bạn xứng đáng với thời gian của họ.

3.5. Hãy tự học trước khi học từ người khác

Không ai thích dạy một người “không chịu tìm hiểu gì trước”. Tự học không chỉ giúp bạn đi nhanh hơn mà còn là cách bạn chứng minh với mentor rằng: bạn nghiêm túc với tương lai của chính mình. Khi bạn đã nỗ lực rồi, những câu hỏi bạn đặt ra cũng sẽ sâu sắc hơn và mentor sẽ sẵn lòng trả lời.


Để tìm được mentor, điều đầu tiên bạn cần làm là phải “tự học”

Trên hành trình trưởng thành, ai cũng cần những người thầy, dù đó là một người sếp đầu tiên, một anh chị tiền bối từng làm chung dự án… Nếu bạn đang trong hành trình tìm kiếm người dẫn dắt, hãy bắt đầu từ việc rèn luyện chính mình: thái độ cầu thị, khả năng tự học, tinh thần trách nhiệm. Bởi vì khi bạn sẵn sàng, người thầy phù hợp sẽ xuất hiện, đôi khi không phải để dạy, mà để cùng bạn lớn lên.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tăng động giảm chú ý (ADHD) – Kẻ gây nhiễu hiệu suất thầm lặng nơi công sở

Môi trường làm việc thường đòi hỏi khả năng tập trung cao độ và quản lý thời gian hiệu quả. Đó chính là lý do...

Sợ bị đánh giá vì… làm việc quá hiệu quả?

Bạn đã bao giờ hoàn thành mọi việc trước deadline nhưng… vẫn thấy áy náy? Không dám rời khỏi bàn làm việc, không dám tắt...

Bạn giỏi thật hay chỉ đang được “nâng đỡ” bởi công ty lớn?

Tôi từng nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác chỉ vì mình đang ở công ty "lớn”. Tôi đã từng như vậy, và sau này...

Điểm mặt 7 kiểu Đồng nghiệp Ái kỷ và cách để giữ năng lượng tích cực khi làm việc cùng

Ái kỷ (narcissism) là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng đề cao bản thân một cách quá mức, luôn muốn trở thành trung...

Lương thưởng hay sự công nhận, điều gì giữ chân nhân sự trẻ?

Gen Z không nghỉ việc vì lương thấp. Họ nghỉ vì cảm thấy mình không được công nhận, không được lắng nghe, không thấy ý...

Bài Viết Liên Quan

Tăng động giảm chú ý (ADHD) – Kẻ gây nhiễu hiệu suất thầm lặng nơi công sở

Môi trường làm việc thường đòi hỏi khả năng tập trung cao độ và quản...

Sợ bị đánh giá vì… làm việc quá hiệu quả?

Bạn đã bao giờ hoàn thành mọi việc trước deadline nhưng… vẫn thấy áy náy?...

Bạn giỏi thật hay chỉ đang được “nâng đỡ” bởi công ty lớn?

Tôi từng nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác chỉ vì mình đang ở công...

Điểm mặt 7 kiểu Đồng nghiệp Ái kỷ và cách để giữ năng lượng tích cực khi làm việc cùng

Ái kỷ (narcissism) là thuật ngữ chỉ những người có xu hướng đề cao bản...

Lương thưởng hay sự công nhận, điều gì giữ chân nhân sự trẻ?

Gen Z không nghỉ việc vì lương thấp. Họ nghỉ vì cảm thấy mình không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers