adsads
Untitled design 183
Lượt Xem 18 K

Theo thống kê của tạp chí Harvard Business Review (Mỹ), hơn 500 nghiên cứu đã chỉ ra một quan hệ tương đồng giữa động lực và kết quả công việc: một người có động lực đi làm rõ ràng mạnh mẽ thì chất lượng công việc sẽ tốt hơn nhiều, và ngược lại. Quả thật động lực có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của một nhân viên. Nếu như hôm nay bạn bỗng dưng “tuột mood”, bạn sẽ chỉ làm được khoảng 1/3 công việc bạn lẽ ra nên hoàn thành. Ngược lại, khi bạn cảm thấy phấn chấn và năng nổ hơn, bạn có thể “cày” được thậm chí gấp đôi những gì  bạn dự định sẽ làm trong hôm nay.

Bạn có thường xuyên gặp phải tình trạng như máy tính bị “shut down”? Nếu có, hãy thử áp dụng ngay những cách dưới đây để tìm lại năng lượng làm việc cho bản thân mình:

 

#1 Làm rõ nguyên nhân khiến bạn mất động lực

Có rất nhiều lí do khiến bạn lâm vào trạng thái khủng hoảng chẳng muốn làm gì, chỉ muốn “về quê, nuôi cá và trồng thêm rau”. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn nhanh chóng thoát khỏi vực thẳm này đó chính là biết được nguyên kéo bạn rơi xuống đáy. Hãy suy nghĩ trung thực và tìm hiểu nguồn cơn khiến bạn “tuột mood”. Khi bạn biết được vì sao bạn cảm thấy chán nản với công việc, bạn sẽ có hướng giải quyết đúng trọng tâm hơn. Thông thường, những lí do khiến một người bị mất đi động lực làm việc thường thấy đó là công việc hàng ngày buồn tẻ, không còn mới mẻ với họ, thiếu đi tính cạnh tranh trong công việc, sức khỏe đang gặp vấn đề, công việc quá tải hoặc có mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cấp trên trực tiếp của mình. Sau khi bạn đã xác định được vấn đề nằm ở đâu, bạn sẽ dễ dàng khắc phục tình trạng này hơn.

 

#2 Sắp xếp kế hoạch theo thời gian hợp lí

Đôi khi, bạn cảm thấy chán nản với những gì bạn đang làm đó là bởi bạn chẳng thể biết nên bắt đầu từ đâu và khi nào thì kết thúc! Do đó, nếu như bạn biết cân chỉnh thời gian hợp lí, lên kế hoạch trước những gì bạn sẽ làm thì bạn luôn cảm thấy mọi thứ gọn gàng và đâu vào đó mỗi ngày. Trước khi đi ngủ, hãy vạch ra những điều bạn cần làm cho ngày mai và “deadline” hợp lí cho chúng. Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ việc quan trọng nhất đến kém quan trọng để hạn chế tạo áp lực cho bản thân phải hoàn thành tất cả mọi việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn trang phục đi làm ngày mai, sơ chế trước các món ăn bạn sẽ nấu vào buổi sáng, thậm chí thiết lập sẵn các email tự động để không phải tốn nhiều thời gian cho những việc lặt vặt vào hôm sau. Khi bạn thấy mọi việc đều được sắp xếp ổn thỏa, bạn sẽ thức dậy trong tâm thế thoải mái và nhẹ nhàng hơn, từ đó bắt đầu ngày mới năng động hơn.

 

#3 Học cách chăm sóc bản thân mình

Mỗi ngày tôi dần mất đi động lực đi làm: Chuyện không của riêng ai!

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi đi làm đó là luôn học cách thấu hiểu những điều cơ thể của bạn đang nói. Giống như một cỗ máy đã hoạt động quá lâu, bạn cũng cần nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cũng như động lực tiếp tục “chiến đấu”. Một lá đơn xin nghỉ vài ngày để tạm gác lại công việc, nạp năng lượng sau thời gian dài làm việc sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn khi trở lại. Hoặc mỗi ngày đi làm, nếu bạn cảm thấy mỏi mắt, đau lưng, đừng ngần ngại tắt máy tính để nghỉ ngơi 5-10 phút, dành thời gian đi dạo quanh văn phòng, pha một tách trà để cơ thể nghỉ ngơi trong phút chốc. Hãy cố gắng dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục và tự thưởng cho bản thân mỗi cuối tuần bằng những hoạt động yêu thích như xem phim, đọc sách, đi spa thư giãn,… Xem lại chế độ ăn của bạn: đã đủ chất chưa, giờ giấc khoa học chưa. Dành thời gian chăm sóc cơ thể sẽ khiến bạn thư giãn rất nhanh để lấy lại nguồn năng lượng đã mất của mình.

 

#4 Nhìn lại những thành tựu bạn đã đạt được

Mỗi công việc đều có giai đoạn hứng khởi, giai đoạn thăng trầm và giai đoạn suy thoái. Nếu bạn cảm thấy đang ngày càng tuột dốc trong công việc, hãy thử nhìn lại những gì bạn đã hoàn thành được. Bạn đã từng chăm chỉ như thế nào, bạn đã từng nỗ lực ra sao để có được vị trí ngày hôm nay. Khi nhìn lại những thành tích ấy, bạn sẽ có thêm động lực để tự cổ vũ bản thân tiếp tục tiến về phía trước. Bạn đã cố gắng rất nhiều để đạt được những gì bạn khao khát, vạch đích đã cách bạn rất gần, chỉ cần bạn bứt phá thêm một chút nữa thì ngày gặt hái “quả ngọt” mới sẽ cách bạn không còn xa.

 

#5 Chia nhỏ mục tiêu cần hoàn thành

Khi bạn đặt kỳ vọng quá lớn cho bản thân, bạn sẽ rất dễ nản lòng nếu như bỏ nhiều thời gian và công sức nhưng mãi vẫn chẳng thể thành công. Vậy tại sao bạn không thử chia nhỏ các thành tựu này để tạo ra thành nhiều hành trình nhỏ dễ dàng đạt được hơn hẳn? Việc hoàn thành mọi thứ từng bước một sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng mất động lực vì đặt mục tiêu quá lớn ngay từ ban đầu. Chẳng hạn, bạn mong muốn vượt KPI vào cuối năm này nhưng thời điểm hiện tại chỉ mới nửa năm. Hãy thử xác định những việc cần làm để bạn đạt được KPIs lớn ấy, mỗi quý bạn cần đạt bao nhiêu KPIs, bạn cần tiếp cận các khách hàng nào, bạn cần nguồn lực nào hỗ trợ,… Khi chia nhỏ mục tiêu và đi từng bước một, bạn sẽ thấy đích đến luôn gần trước mắt và điều này thúc đẩy bạn tăng tốc tiến về phía trước nhanh hơn.

 

#6 Nghĩ về điều khiến bạn bắt đầu công việc này

Cho dù đó là mức lương vô cùng hấp dẫn, cơ hội học hỏi không môi trường nào có được hay những đồng nghiệp, lãnh đạo thân thiện và sẵn sàng sát cánh bên bạn khi cần, hãy luôn nghĩ về những điều giữ bạn ở lại và bắt đầu công việc này. Hãy luôn nhớ rằng, mỗi khi muốn từ bỏ, bạn cần nghĩ về lí do bạn bắt đầu. Luôn nghĩ về mục đích sẽ khiến bạn có thêm động lực, đồng thời giữ mình đi đúng hướng. Dù có mất nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu bạn mong muốn, hoặc bạn đang trong giai đoạn khó khăn nhất của công việc, đừng quên rằng bạn đã từng đam mê và tha thiết có được công việc này như thế nào. Khi nghĩ về những cảm xúc của ngày đầu tiên ấy, bạn sẽ có thêm nhiệt huyết để vượt qua những chông gai trước mắt.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Cách xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả tối ưu

Trong cuộc sống hiện đại, việc xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả là một phần không thể thiếu, giúp...

Đầu tư là gì? Tổng hợp các loại hình đầu tư hiện nay

Các loại hình đầu tư không chỉ cung cấp cơ hội tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự...

15 thói quen ăn uống tốt, tăng cường sức khỏe cho cuộc sống lành mạnh

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, và việc chăm sóc bản thân thông qua thói quen ăn uống tốt...

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Những thói quen...

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta, không chỉ giúp cải thiện sức...

Bài Viết Liên Quan
Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Cách xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả tối ưu

Trong cuộc sống hiện đại, việc xây dựng và lập kế hoạch tài chính cá...

Đầu tư là gì? Tổng hợp các loại hình đầu tư hiện nay

Các loại hình đầu tư không chỉ cung cấp cơ hội tài chính mà còn...

15 thói quen ăn uống tốt, tăng cường sức khỏe cho cuộc sống lành mạnh

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, và việc chăm...

Top 15 những thói quen tốt để phát triển bản thân

Việc phát triển bản thân là một hành trình không ngừng nghỉ để trở thành...

Khám phá 40 + thói quen tốt cho sức khỏe dễ dàng thực hiện

Những thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers