adsads
Shutterstock 2023578836 1
Lượt Xem 14 K

Hoàn thành tốt công việc

Hàng ngày, sếp bạn phải xử lý và đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Họ phải đối diện với nhiều áp lực và trách nhiệm nặng nề trên vai. Nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh bạn có thể giải quyết sẽ để lại ấn tượng cực tốt trong mắt cấp trên. Điều này chứng minh bạn có năng lực cân việc và là cánh tay đắc lực hỗ trợ sếp trong xử lý vấn đề. Bên cạnh đó, bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao sẽ tạo dựng được lòng tin của sếp với bạn. Có được sự tin cậy từ cấp trên như kim bài giúp bạn nhanh chóng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Chính vì thế, để trở thành “tâm phúc” bên cạnh sếp đều đầu tiên hãy làm tốt công việc của mình nhé.

Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến

Dù ở bất kì vị trí nào, chúng ta luôn yêu thích được giao tiếp với người biết lắng nghe ý kiến của người khác. Thế nên, học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác cũng là một trong những bí quyết cho việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. 

Nhất là đối với cấp trên, sự lắng nghe thể hiện tính tôn trọng ý kiến của sếp. Chẳng sếp nào thích nhân viên “bật” lại mình cả. Vì thế, chúng ta cần học cách chăm chú lắng nghe khi cấp trên truyền đạt ý kiến và tiếp thu những khía cạnh tích cực. Hành động này tuy nhỏ nhưng là một bí kíp quan trọng không thể thiếu. 

Những hành động cắt ngang lời nói của sếp là kiêng kỵ nhất định phải từ bỏ. Khi nói chuyện với cấp trên bạn cần thận trọng trong cách cư xử. Im lặng khi sếp trình bày và có ý kiến sau khi sếp kết thúc ý của mình. Sự tương tác hai chiều và cập nhật ý kiến của cấp trên sẽ giúp sếp đánh giá cao khả năng tiếp thu và hiểu ý sếp từ bạn. Chính vì thế, đây là một trong những tuyệt chiêu giúp bạn tạo ấn tượng tốt với sếp. 

Cư xử hòa đồng

Chúng ta thường có xu hướng thích giao tiếp với người cởi mở và hòa đồng. Bởi tính thân thiện từ đối phương giúp ta có thể trao đổi thông tin một cách thoải mái. Nhất là môi trường công sở, cư xử hòa đồng giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần thoải mái và hành động thân thiện khi bước vào môi trường làm việc.

Đối với sếp cũng không ngoại lệ. Dù cấp bậc có phân biệt rõ ràng, nhưng trao đổi công việc với người hòa đồng luôn tạo được cảm giác thân thiện và cởi mở trong cuộc trao đổi. Bên cạnh đó, tính cách hòa đồng sẽ giúp bạn kết nối được nhiều đồng nghiệp. Đây là sợi dây gắn kết siết chặt tình cảm với các “chiến hữu” nơi công sở. Ngoài ra, việc thân thiện sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều cơ hội học hỏi từ những đồng nghiệp khác. Từ đó, bạn sẽ được trau dồi kỹ năng và tiến bộ hơn trong công việc. Đây là điều tốt mà cấp trên luôn mong muốn nhìn thấy ở nhân viên của mình. 

Cải thiện tính đồng đội - làm việc nhóm tại chốn công sở

Nắm rõ mục tiêu sếp quan tâm

Dù hàng ngày sếp có đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau. Bạn cần xác định rõ mục tiêu cốt lõi sếp quan tâm là gì để có hướng giải quyết chính xác. Bởi chỉ khi biết sếp cần gì bạn mới đáp ứng đúng nhu cầu của sếp, cụ thể như:

Trong năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của doanh nghiệp. Cuối năm, sếp cần bạn hoạch định lại nhân sự và kiểm tra mức độ sử dụng nhân lực đã phù hợp chưa. Thông qua điều này cho thấy, sếp đang cảm thấy công ty chưa khai thác hết tiềm năng của người lao động và mong muốn tăng năng suất bù lỗ cho giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra cách vận hành và sử dụng nguồn lực từng bộ phận. Từ đó, bạn cần đưa ra phương hướng tối ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu suất cao nhất. 

Nắm được suy nghĩ của sếp là điều kiện cần thiết giúp bạn làm việc một cách chính xác là đem lại kết quả tốt nhất. Vậy nên, nắm rõ sự quan tâm của sếp là việc ưu tiên hàng đầu bạn cần lưu tâm nhất. Hiểu và nắm bắt được mục tiêu của sếp sẽ giúp bạn tạo được niềm tin từ cấp trên và trở thành nhân viên đáng tin cậy bên sếp.  

Giữ liên lạc với sếp

Thường xuyên liên lạc với cấp trên là cách vô cùng hiệu quả giúp sếp nhớ đến bạn. Nhất là khi bạn đã bỏ tâm huyết để chiếm trọn tin yêu từ sếp, bạn càng nên cập nhật thường xuyên tiến độ giải quyết công việc để sếp nắm bắt và cũng là cách hay chứng tỏ năng lực của bạn. 

Dù là bất kỳ công việc gì, bạn cũng cần báo cáo để sếp biết bạn đang làm việc và giải quyết vấn đề hiệu quả đến đâu. Việc thường xuyên liên lạc sẽ giúp cấp trên ấn tượng và thấy được sự nỗ lực cống hiến không ngừng của bạn. 

Ngày này, không ít bạn trẻ mang tư tưởng ngại va chạm với cấp trên. Sếp càng ít liên hệ càng tốt. Họ tự tạo cái kén và thu mình vào trong vỏ bọc đó. Nếu bạn muốn trở thành nhân viên tâm đắc bên sếp, hãy gạt bỏ hành động này ngay từ hôm nay. Bởi bạn làm việc trong môi trường tập thể dưới sự quản lý từ cấp trên, việc tách mình ra khỏi tập thể chỉ khiến bạn tự cô lập chính mình. Nếu không muốn sự nghiệp mãi trượt dài, hãy tập thói quen cập nhật công việc với sếp nhé. 

VietnamWorks vừa mang lại những bí quyết giúp bạn dễ dàng chinh phục những vị sếp khó tính nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho nhiều bạn đọc. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè và đồng nghiệp những “bí quyết vàng” chiếm trọn lòng tin từ sếp nhé.

>> Xem thêm: Bí quyết xây dựng niềm tin với cấp dưới để họ thấy được ý nghĩa của công việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers