adsads
New Project 32
Lượt Xem 3 K

Trong đó mỗi nhân vật trong phim Reply 1988 đều có những nét tính cách khác nhau, ai cũng thành công trong con đường sự nghiệp khác nhau của mình. Vậy bạn có tò mò mỗi nhân vật trong phim đại diện các nhân viên công sở nào không? Hãy cùng bài viết dưới đây khám phá nhé!

1. Sung Deok Sun – Nhân viên Sale

Sung Deok Sun – nhân vật chính của bộ phim Reply 1988, là một cô gái trẻ, hoạt bát và thú vị. Đặc biệt, cô là một người vô cùng quan tâm, chăm sóc đến mọi người xung quanh. Chính vì sự ấm áp, hoạt bát, Sung Deok Sun sẽ hợp làm một nhân viên sale, một người năng động, có kỹ năng giao tiếp cao và thân thiện, dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Sung Deok Sun - Nhân viên Sale

Nhân viên Sale là lực lượng nhân viên nòng cốt trong mỗi hoạt động của công ty, doanh nghiệp, là người đem sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, giúp khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm. Họ là bộ phận đem lại doanh thu cho công ty bởi họ là những người đi bán hàng. Cũng như sự thấu hiểu, chu đáo của Deok Sun, những nhân viên Sale rất hiểu khách hàng cần gì và muốn gì, để từ đó đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Trong môi trường công sở, sự chăm chỉ và chu đáo của Deok Sun chắc chắn sẽ giúp cô thăng tiến nhanh trong ngành sale.

2. Choi Taek – Nhân viên IT

Choi Taek – một kỳ thủ cờ vây tài năng trong phim Reply 1988, tuy ít nói nhưng rất kiên định. Những đặc điểm này rất tương đồng với tính cách của nhân viên IT. Người chuyên về mảng IT có thể là một người giỏi suy nghĩ logic, am hiểu về công việc lập trình nhưng thường ít nói, thích làm việc độc lập hơn so với teamwork.

Choi Taek - Nhân viên IT

Nhân viên IT là người chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của hệ thống máy tính và mạng trong tình trạng tối ưu, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn khách hàng (hoặc nhân viên ở bộ phận khác) các kỹ năng cơ bản cần có để chạy chương trình cài đặt mới, khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng IT an toàn. Một nhân viên IT thành công cần có hiểu biết sâu rộng về phần cứng và phần mềm máy tính, các ứng dụng trực tuyến, mạng và hệ điều hành cũng như khả năng khắc phục sự cố khi cần.

3. Kim Jung Hwan – Nhân viên phân tích dữ liệu

Kim Jung Hwan – một người bề ngoài lãnh đạm nhưng thực chất rất chu đáo và tận tụy trong tình bạn, thương yêu gia đình. Ngoài ra, Jung Hwan còn học rất giỏi các môn tự nhiên, không cần học nhiều mà vẫn thi được hạng nhất. Với khả năng học toán cũng như tư duy logic tốt, Jung Hwan sẽ hợp với ngành phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, với tính cách trầm tính, ít nói, Jung Hwan như sinh ra là dành cho ngành data, một công việc không yêu cầu giao tiếp với khách hàng quá nhiều.

Kim Jung Hwan - Nhân viên phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp, công ty xác định được các xu hướng phát triển để tối ưu quy trình làm việc. Dựa vào data analysis, doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, nhu cầu và đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh hoặc đưa ra định hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra các doanh nghiệp đa số đều dùng các dữ liệu để tăng lợi thế cạnh tranh, kích cầu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có thể thấy, khả năng tư duy logic cùng sự chăm chỉ của Jung Hwan trong bộ phim Reply 1988 này sẽ giúp cậu tiến xa trong ngành này.

4. Ryu Dong Ryong – Nhân viên Marketing

Ryu Dong Ryong – một người vui vẻ, hài hước và luôn lạc quan kể cả trong những tình huống khó khăn. Thêm vào đó, Ryu Dong Ryong cũng là một người nắm bắt trend cực kì nhanh chóng, lĩnh vực nào cũng rành. Có thể thấy, Dong Ryong cực kỳ phù hợp với ngành Marketing đầy năng động và sáng tạo.

Ryu Dong Ryong - Nhân viên Marketing

Mảng Marketing rất rộng, bao gồm nhiều nhánh khác nhau như quảng cáo, content, trade marketing,… Với tính cách sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Dong Ryong có thể phù hợp làm vị trí Copywriter trong mảng quảng cáo, hoặc chuyên làm về Social Media Marketing. Sự nhanh nhẹn và am hiểu thị trường của Dong Ryong cũng rất phù hợp với việc hoạch định phát triển sản phẩm và xây dựng hình ảnh công ty.

5. Sung Sun Woo – Nhân viên HR

Sung Sun Woo – người anh trai ấm áp trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ là cậu con trai hiếu thảo với mẹ, anh luôn chăm sóc và quan tâm đến mọi người. Tương tự, một nhân viên HR có thể là một người cảm thông và thường đóng vai trò như một người bạn tâm sự với mọi người.

Sung Sun Woo - Nhân viên HR

HR luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của vị trí này là phải đảm bảo nguồn nhân lực quý giá nhất và phát triển kỹ năng của mỗi thành viên trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, công việc HR rất phù hợp với Sun Woo trong phim Reply 1988, người đã làm lớp trưởng nhiều năm liền. Người làm HR tập trung nhiều vào các công việc mang tính chiến lược với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, người nhân lực đó cũng phải tuân thủ, chấp hành nội quy công việc, có thái độ tích cực, hòa đồng với các thành viên khác.

Là một nhân viên thuộc lĩnh vực Marketing, mình khá thích tính cách như Ryu Dong Ryong, một nhân vật có nét tương đồng với nhân viên Marketing như mình. Với những nét đặc trưng có trong tính cách từng người, bài viết trên đây đã hé lộ cho bạn biết nhân vật Reply 1988 sẽ tượng trưng cho nhân vật công sở nào trong công ty. Cùng đọc và xem nhân vật bạn thích có làm chung ngành với bạn không, nhé!

Xem thêm: Tôi muốn “phá kén” giống sếp của mình

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ nghỉ lễ khiến tinh thần làm việc của bạn bị suy giảm. Vậy làm sao để giữ vững phong độ và duy trì động lực làm việc, đạt được mục tiêu cuối năm mà vẫn giữ được sức khỏe và tinh thần lạc quan? 

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers