adsads
y thác công việc
Lượt Xem 3 K

Là “cha đẻ” của hơn 150 công trình nghiên cứu học thuật cao cấp và với hơn 9 năm kinh nghiệm làm biên tập viên báo Cognitive Science, ông Art Markman – Giáo sư ngành Tâm lý học và Marketing tại trường Đại học Texas, Austin đã chia sẻ lí do tại sao phong cách quản lý hay đi cùng với sự ủy thác công việc lại không được các nhà tâm lý học khuyến khích nếu trước đó cấp trên chưa trực tiếp định hướng, hướng dẫn cho nhân viên của mình.

Ở cương vị của mình, công việc chính của Art Markman là đào tạo ra những tiến sĩ tương lai. Ông cho biết, đối với các ngành về Tâm lý và Khoa học, sinh viên thường được giao một dự án nghiên cứu rồi tự trau dồi các kĩ năng từ quá trình thực hiện. Những dự án này sẽ xoay quanh việc nghiên cứu chi tiết một vấn đề bất kì và sinh viên sẽ được các giáo sư hướng dẫn từng bước để xây dựng và triển khai dự án của chính mình. Trong mỗi bước, từ khâu thiết kế và phát triển ý tưởng đến phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả đều cần sự giám sát kĩ lưỡng. Để tiết kiệm thời gian và công sức, các sinh viên này có thể chọn thuê người làm giúp vài phần việc thay vì tự mình làm hết từ đầu đến cuối. Nếu trường hợp đó xảy ra, thì ai sẽ là người đào tạo những thế hệ nhà khoa học tiếp theo?

 

Đối với các nhà quản lý với khối lượng công việc quá lớn, hay đi công tác xa và cần người thay mình theo dõi những công việc cần thiết thì phong cách ủy thác kia có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, khâu khó nhất của sếp là “chọn mặt gửi vàng” và kì vọng vào một kết quả công việc như ý. Vậy nên đã có rất nhiều trường hợp một số nhà quản lý miễn cưỡng giao phần trách nhiệm của mình cho người thiếu năng lực.

Khâu khó nhất của sếp là “chọn mặt gửi vàng” và kì vọng vào một kết quả công việc như ý.

Lối suy nghĩ này thật sự có vấn đề. Việc ủy thác những đầu việc mới, có độ khó cao cho người khác chỉ nên là trường hợp bất đắc dĩ và không còn sự lựa chọn nào khác nếu các nhà quản lí không muốn chính mình sau cùng phải tự giải quyết mọi thứ. Từ đó cho thấy rằng, chỉ có những nhà quản trị thật sự mới có thể hoàn thành trách nhiệm của mình một cách năng suất và hiệu quả hơn so với những người chưa bao giờ được làm “việc của sếp”.

 

Ngoài ra, chuyện ủy thác cho nhân viên những việc mà chỉ có sếp mới hiểu cách làm còn vô tình khiến nhân viên chẳng những không học được gì từ nó mà còn thất bại. Hãy nghĩ xem, có bao giờ huấn luyện viên lại để cho những vận động viên điền kinh tham gia tranh tài ở các cuộc thi lớn mà không yêu cầu họ tập luyện với tần suất cao trước đó? Nhà quản trị cũng vậy, trước khi giao một công việc hoàn toàn mới cho cấp dưới mà chưa chỉ bảo kĩ lưỡng thì rất hiếm khi đầu việc đó đạt được kết quả đúng mong đợi. Nghiêm trọng hơn, điều này đôi khi còn vô tình làm tổn hại tinh thần của nhân viên khi họ phải chịu áp lực trước cái nhìn tiêu cực của những người xung quanh về khả năng làm việc của họ nếu lỡ may không làm bạn hài lòng cho một công việc vốn không phải của họ.

Có bao giờ huấn luyện viên lại để cho những vận động viên điền kinh tham gia tranh tài ở các cuộc thi lớn mà không yêu cầu họ tập luyện với tần suất cao trước đó?

 

Có thể nói, trách nhiệm quan trọng nhất của một nhà quản trị chính là đào tạo và phát triển nhân viên. Một khi đã xem bản thân là một người thầy tận tâm thay vì thay vì là một người sếp quyền lực, các nhà quản lý sẽ tự nhiên cảm nhận được mình cần phải có trách nhiệm với cấp dưới.

Một khi đã xem bản thân là một người thầy tận tâm thay vì thay vì là một người sếp quyền lực, các nhà quản lý sẽ tự nhiên cảm nhận được mình cần phải có trách nhiệm với cấp dưới.

 

Bên cạnh đó, đối với những nhân viên có dành nhiều nỗ lực trong công việc và có năng lực tốt, cấp trên cũng nên tạo nhiều cơ hội cho họ được thử sức những công việc mới nhiều thử thách hơn, tất nhiên là rất cần sự định hướng và quan sát của một người thầy như bạn.

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet mà còn định nghĩa lại văn hóa doanh nghiệp hiện đại. Nơi đây nổi tiếng với môi trường làm việc năng động, nơi nhân viên được tận hưởng những bữa ăn ngon, thư giãn trên ghế lười và thỉnh thoảng tham gia vào các trận chiến “súng Nerf” vui nhộn.

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà còn được biết đến với văn hóa làm việc độc đáo và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ. Hãy cùng VietnamWorks khám phá cách Airbnb đã sử dụng văn hóa để giữ vững, chinh phục và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng của mình

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc đáo và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những tiêu chí quan trọng mà Amazon áp dụng để đo lường và đánh giá nhân viên của mình.

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đa dạng nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân, việc xây dựng một chương trình phát triển nhân viên hiệu quả đang trở thành thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Spotify, một trong những công ty sáng tạo hàng đầu thế giới, đang chứng minh rằng câu trả lời có thể nằm ở cách tiếp cận độc đáo của họ trong việc phát triển nhân sự.

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng các công nghệ và phương pháp đánh giá hiệu quả nhằm tìm ra ứng viên xuất sắc nhất cho tổ chức của mình. Một trong những công cụ quan trọng nhất trong quá trình này là "Bài kiểm tra năng lực", một phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá kỹ năng, năng lực và tiềm năng của ứng viên. Dưới đây là một số công ty hàng đầu mà đã và đang đi đầu trong việc áp dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài:

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet mà còn định nghĩa lại văn hóa doanh nghiệp hiện đại. Nơi đây nổi tiếng với môi trường làm việc năng động, nơi nhân viên được tận hưởng những bữa ăn ngon, thư giãn trên ghế lười và thỉnh thoảng tham gia vào các trận chiến “súng Nerf” vui nhộn.

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà còn được biết đến với văn hóa làm việc độc đáo và tinh thần cộng đồng mạnh mẽ. Hãy cùng VietnamWorks khám phá cách Airbnb đã sử dụng văn hóa để giữ vững, chinh phục và phát triển đội ngũ nhân viên tài năng của mình

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc đáo và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những tiêu chí quan trọng mà Amazon áp dụng để đo lường và đánh giá nhân viên của mình.

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đa dạng nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân, việc xây dựng một chương trình phát triển nhân viên hiệu quả đang trở thành thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Spotify, một trong những công ty sáng tạo hàng đầu thế giới, đang chứng minh rằng câu trả lời có thể nằm ở cách tiếp cận độc đáo của họ trong việc phát triển nhân sự.

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng các công nghệ và phương pháp đánh giá hiệu quả nhằm tìm ra ứng viên xuất sắc nhất cho tổ chức của mình. Một trong những công cụ quan trọng nhất trong quá trình này là "Bài kiểm tra năng lực", một phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá kỹ năng, năng lực và tiềm năng của ứng viên. Dưới đây là một số công ty hàng đầu mà đã và đang đi đầu trong việc áp dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài:

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers